15 tháng 5, 2019

Khi gặp sự tình không như ý hay cuộc sống long đong lận đận, rất nhiều người đều oán thán ông Trời bất công, vì sao bản thân lại khổ sở trong khi người khác lại được giàu sang phú quý. 
(Hình minh họa: Qua kknew.cc )
Vậy vì sao có người sinh ra đã nghèo khổ, bệnh tật nhưng có người sinh ra đã giàu sang phú quý? Điều này là có nguyên nhân từ đâu? Theo quan điểm của nhà Phật nhìn nhận thì cảnh ngộ của một người ở kiếp này như thế nào là do nghiệp và đức của người ấy quyết định.
Trong Phật gia có câu chuyện đối thoại giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử A Nan của ngài rất đáng để suy ngẫm như sau: Một hôm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử A Nan (Ananda) của ngài: “Ta nhìn vạn vật trong trời đất, thứ nào cũng đều là có nhân duyên kiếp trước của nó.”
Đệ tử A Nan gặp đúng dịp đức Phật nói chuyện về điều này liền vội vàng quỳ lạy và hỏi ngài: “Thưa ngài, là nhân duyên gì ạ? Tất cả đệ tử chúng con đều muốn biết. Con xin ngài hãy thuyết giảng để khai mở và hóa độ những người còn u mê!”

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền nói với A Nan: “Thiện tai, thiện tai! Con hãy chuyên tâm nghe nhé!”
1. Người kiếp này được làm Quốc vương đại thần, có địa vị cao quý, có quyền có thế đều là người mà kiếp trước lễ phép và kính trọng Phật, Pháp, Tăng mà đến.
2. Người kiếp này là đại phú hào thì kiếp trước đều là những người từng bố thí, cứu tế rất nhiều người.
3. Người kiếp này sống thọ mà không bị bệnh tật, thân thể khỏe mạnh đều là người kiếp trước luôn giữ vững giới cấm.
4. Người lớn lên đoan chính, trắng ngần, mặt mày rạng rỡ, thân thủ mềm mại, tỏa ra một loại hương vị thơm mát, gặp người người thích là kết quả của kiếp trước đã tu nhẫn nhịn.
5. Người có cá tính điềm đạm, bình tĩnh không hấp tấp, ngôn ngữ và hành vi đều thận trọng, cẩn thận là kết quả của việc kiếp trước người đó đã tu thiền định.
6.  Người có tài, minh bạch lý lẽ, thông suốt Pháp có thể nói được nghĩa lý một cách thông thuận giúp cho những người “ngốc nghếch” nghe và hiểu được. Người khác nghe những lời mà người này nói nhận được lợi ích mà tiếp nhận lời nói của người ấy, trân quý lời nói của người ấy, vì vậy mà tự động truyền rộng Pháp ra ngoài cho nhiều người hơn nữa được biết. Đây là người kiếp trước đã tu trí tuệ mà đến.
7. Người có giọng nói trong và rõ ràng là người đến từ Tam bảo ca hát (“Tam bảo” là là chỉ Phật, Pháp, Tăng)
8. Người từ nhỏ đã ngốc nghếch là do kiếp trước không muốn dạy dỗ, chỉ bảo người khác.
9. Làm người ở, nô lệ cho người khác là vì kiếp trước thiếu nợ không trả cho người ta.
10. Người có địa vị thấp kém là bởi vì kiếp trước không lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
(Hình minh họa: Qua keithberr.com)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trầm ngâm một lát rồi nói tiếp: “Tội báo và phúc báo đi theo con người như hình với bóng. Con người bồi dưỡng đức cũng giống như gieo một hạt giống vậy.”
Đệ tử A Nan nói: “Hạt giống ban đầu chỉ là một hạt, sau khi được gieo trồng thành cây, lớn lên lại ra rất nhiều hạt khác.”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Chỉ bố thí, cho đi một hạt mà lại thu về gấp hàng vạn lần. Những lời này tuyệt không phải giả! 
Con người thế gian ngốc nghếch, không hiểu biết chỉ có thể dùng con mắt thịt này để quan sát hết thảy mà không thấu triệt gốc rễ của nghiệp và phúc báo. Ta dùng đạo nhãn quan sát rất nhiều kiếp từ trước đến nay, mãi cho đến cả tội, phúc báo của chúng sinh hôm nay đều rõ ràng như quan sát trân bảo lưu ly trong lòng bàn tay. Hết thảy đều minh thấu không có bất kỳ điểm nào là nghi hoặc, không rõ ràng.”
Câu chuyện của Phật Thích Ca Mâu Ni nhắc nhở chúng ta rằng, ngày hôm nay chúng ta gieo hạt giống nào thì trong tương lai chúng ta sẽ nhận được loại quả đó. Cho nên, sống trên đời đừng vì lợi ích trước mắt của bản thân mà gieo “hạt giống ác” để tương lai phải chịu nhận quả báo vô cùng lớn.
An Hòa (dịch và t/h)
-------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét