28 tháng 5, 2019

Giáo sư Đại học Ohio: Môn khí công cổ xưa đã khai mở cái nhìn sáng suốt về cuộc sống hiện đại


Giáo sư Lucia Dunn tại Đại học Ohio State ở Columbus Ohio, Hoa Kỳ chia sẻ rằng một phương pháp tu luyện Trung Hoa cổ xưa đã khai mở cho bà một cái nhìn sáng suốt hơn về cuộc sống. Tại nhiều trường Đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ như Stanford, MIT, Yales, Berkeley, Columbia, một số trí thức trong giới tinh hoa cũng có trải nghiệm giống Giáo sư Dunn.
Ấn tượng phổ thông về các môn khí công dưỡng sinh như Thái Cực Quyền là chúng chủ yếu dành cho những người cao tuổi. Những người trẻ và giới trí thức dường như quá bận rộn và năng động để tập các bài động tác chậm rãi. Tuy nhiên, một môn khí công cổ xưa của Trung Hoa lại được nhiều người trẻ tuổi và trí thức đón nhận. Bên cạnh lợi ích sức khỏe rõ rệt, bí quyết còn nằm ở lợi ích về tinh thần và đạo đức đến từ những lời giảng giản dị mà sâu sắc về nhân sinh và vũ trụ của môn pháp này.
Cary Dunst, Phó giám đốc bán hàng của Lotame Solutions, một tập đoàn hàng đầu nước Mỹ về giải pháp quản lý dữ liệu, kể lại trải nghiệm của mình: “Tôi lập tức cảm nhận được năng lượng mạnh mẽ trong cơ thể sau khi tập các bài công pháp. Tôi chưa từng có cảm giác như vậy trước đó. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công 14 năm. Thế giới quan của tôi đã có sự thay đổi to lớn”.


Cary Dunst, Phó giám đốc bán hàng của Lotame Solutions đang luyện bài công pháp số 4 của Pháp Luân Đại Pháp, “Pháp Luân Chu Thiên Pháp”. (Ảnh: Youtube)
Cary Dunst, Phó giám đốc bán hàng của Lotame Solutions đang luyện bài công pháp số 4 của Pháp Luân Đại Pháp, “Pháp Luân Chu Thiên Pháp”. (Ảnh: Youtube)

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một phương pháp tu luyện cổ truyền được Đại sư Lý Hồng Chí giảng dạy ra công chúng lần đầu tiên vào năm 1992 tại Trung Quốc. Theo lời giới thiệu trên trang web của Đại học Stanford, “Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp rèn luyện đã mang đến sức khoẻ tốt hơn và sự an bình nội tâm cho nhiều triệu người trên khắp thế giới”.
Pháp Luân Đại Pháp kết hợp “luyện” thân với “tu” tâm. Trang web của Đại học Stanford cũng giải thích một cách rõ ràng về tu luyện: “Tu” nghĩa là liên tục nỗ lực đồng hoá với các nguyên lý của vũ trụ (Chân-Thiện-Nhẫn). “Luyện” là chỉ các bài động tác – 5 bài công pháp và thiền định nhẹ nhàng dễ học. Tu bản thân là căn bản; luyện động tác là bổ trợ.

Giáo sư Lucia Dunn tại Đại học Ohio State ở Columbus Ohio, Hoa Kỳ đang luyện bài thiền định của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Youtube)
Giáo sư Lucia Dunn tại Đại học Ohio State ở Columbus Ohio, Hoa Kỳ đang luyện bài thiền định của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: NTD)

“Tu tâm” là gốc rễ của thực hành Pháp Luân Đại Pháp, đây là điểm khác biệt của phương pháp này so với các môn khí công, yoga hiện đại. Đối diện với các mâu thuẫn và vấn đề, Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu người học phải hướng vào nội tâm của mình để tìm lỗi sai ở bản thân mà không đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh. Bởi vậy, tiêu chuẩn đạo đức của người học không ngừng nâng cao. Các tâm lý tiêu cực như oán trách, đố kỵ hay tự ti, lo sợ vì thế cũng biến mất. Người học trải nghiệm sự nhẹ nhõm trong tâm hồn và theo đó là cơ thể khỏe mạnh vô bệnh.
Giáo sư Lucia Dunn tại Đại học Ohio State ở Columbus Ohio, Hoa Kỳ chia sẻ: “Lợi ích chủ yếu mà tôi thu được nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp đã thay đổi tâm tôi. Đại Pháp giúp tôi có một cái nhìn rõ ràng, sáng suốt hơn về cuộc sống này, mục đích của cuộc đời là gì. Tôi bắt đầu sống một cuộc sống chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và điều đó đã thay đổi tất cả”.


Mới đây, Đại học South Carolina Aiken, Hoa Kỳ cũng vừa chính thức đưa Pháp Luân Đại Pháp trở thành môn học nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên thông qua các nguyên lý tốt đẹp Chân-Thiện-Nhẫn cùng 5 bài tập khí công giúp điều chỉnh cơ thể khỏe mạnh hơn.

Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại Đại học Columbia. (Nguồn: http://www.columbia.edu/cu/falundafa/)
Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại Đại học Columbia. (Ảnh: Website trường Đại học Columbia)

Sinh viên Kelly Moshina, một trong những người tham dự khóa học cho hay: “Học Pháp Luân Công giúp tôi giải tỏa căng thẳng khi vừa học vừa chăm sóc con gái 5 tuổi. Bài giảng về Pháp Luân Công rất hữu ích, thú vị, khai mở cho chúng tôi nhiều điều chưa biết. Chúng tôi cũng tập công, thật thư giãn và sảng khoái”.

Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại Đại học MIT. (Ảnh: Website trường Đại học MIT)

Xã hội hiện đại với áp lực công việc, các vấn đề hôn nhân, gia đình và sức khỏe khiến không ít người đi tìm kiếm lời giải trong tinh hoa trí tuệ cổ xưa. Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến lời giải đáp cho nhiều triệu người trên thế giới, còn bạn thì sao?
Thanh Ngọc
-----------------
Nguồn: ĐKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét