22 tháng 5, 2019

Trong quyển “Hoàng Đế Nội Kinh” có viết: “Mối quan hệ giữa dương khí và cơ thể người, giống như quan hệ giữa ban ngày và mặt trời, một khi con người hao tổn dương khí, thì thọ mệnh sẽ bị giảm đi mà không biết”.
“Mối quan hệ giữa dương khí và cơ thể người giống như quan hệ giữa ban ngày và mặt trời”. (Ảnh: Shutterstock)
Câu này luôn nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của “dương khí” đối với cơ thể. Nhưng cùng với sự thay đổi trong cách sinh hoạt của con người hiện đại ngày nay, chúng ta đang tiêu hao dương khí của tự thân, gây bệnh cho cơ thể mà không tự biết.
Tác dụng của dương khí đối với cơ thể cũng giống như nhiệt năng, các cơ quan trong cơ thể muốn hoạt động bình thường hoàn toàn phải dựa vào sự vận động của dương khí. Một khi dương khí trong cơ thể bị tiêu hao quá nhiều, các cơ quan nội tạng sẽ gặp vấn đề.

Vậy thì trong cuộc sống hàng ngày có những dấu hiệu nào cho thấy dương khí của bạn không đủ? Và nên làm thế nào để điều chỉnh?

4 dấu hiệu cho thấy dương khí không vượng

1. Tay chân lạnh
Triệu chứng dương khí không đủ thường gặp nhất là tay chân lạnh. Đặc biệt là vào mùa đông, dù mặc nhiều quần áo, đắp chăn dày mà tay chân vẫn lạnh. Hơn nữa thường xuyên cảm thấy tay chân mất sức, lười thức dậy vào buổi sáng, khi có thể nằm thì sẽ không muốn ngồi dậy.
Triệu chứng dương khí không đủ thường gặp nhất là tay chân lạnh. (Ảnh: Shutterstock)
2. Dương khí ở thận không đủ
Dấu hiệu thứ hai cho thấy dương khí không đủ chính là đi tiểu thường xuyên, thường cũng không hứng thú trong đời sống vợ chồng, sắc mặt có màu vàng vọt và tỏ ra thiếu tinh thần khi làm việc. Dấu hiệu này cho thấy dương khí ở thận không đủ. Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm nghiêm trọng chất lượng giấc ngủ.
3. Dương khí ở tim phổi không đủ
Một dấu hiệu khác của sự thiếu hụt dương khí đó là tức ngực, hụt hơi, kết hợp với cảm giác đau lồng ngực. Khi ho hoặc hen suyễn, ngực sẽ cảm thấy đau. Thường xuyên mệt mỏi, thậm chí còn hay than thở khi làm việc. Tâm trạng liên tục sa sút, nếu nặng sẽ dễ dẫn đến trầm cảm. Dấu hiệu này cho thấy dương khí ở tim phổi không vượng.
Một dấu hiệu khác của sự thiếu hụt dương khí đó là tức ngực, hụt hơi, kết hợp với cảm giác đau lồng ngực. (Ảnh: Shutterstock)
4. Dương khí ở tỳ vị không đủ
Dấu hiệu thứ 4 chính là chán ăn hoặc tiêu hóa kém, trướng bụng. Có những người có rằng đây là do vấn đề ở dạ dày nên thường hay uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Nhưng cũng có thể là do dương khí ở tỳ vị kém.
Dương khí không đủ gây ra rất nhiều vấn đề, vậy thì nên làm gì để điều chỉnh?

4 cách điều hòa dương khí

1. Tập thể dục
Phải nói rằng việc rèn luyện sức khỏe có thể cải thiện rất nhiều vấn đề của cơ thể. Các bác sĩ thường khuyên mọi người nên tập thể dục ngoài trời, tham gia những môn thể thao như chạy bộ, vừa hấp thụ ánh nắng mặt trời, cũng như có thể bổ sung dương khí cho cơ thể. Vì vậy, vận động ngoài trời vừa phải có thể bổ sung được dương khí.
(Ảnh: Shutterstock)
2. Ngủ ngon
Ngủ đủ và ngủ ngon mới có thể khiến tinh thần của chúng ta được cải thiện. Nếu muốn bổ sung dương khí, cần giữ thói quen ngủ sâu vào lúc 11 giờ đêm, nếu có thể ngủ say vào lúc này thì ngày hôm sau sẽ có một tinh thần vô cùng tốt.
(Ảnh: Shutterstock)
3. Ăn uống
Có rất nhiều món ăn có tác dụng bổ sung dương khí, ví dụ như những loại rau củ quả đúng mùa và trứng xào hẹ, không chỉ kích thích thèm ăn mà còn bổ sung dương khí.
(Ảnh: Pixabay)
4. Tâm trạng
Cần giữ tâm trạng lạc quan tích cực và cảm xúc vui vẻ, đừng dễ nổi nóng. Như vậy sẽ giúp giảm tình trạng bốc hỏa gan, cũng như có tác dụng bổ sung dương khí.
(Ảnh: kompassnadel.de)
Tổng kết lại, nếu muốn bổ sung dương khí thì cần ăn ngon, ngủ yên, rèn luyện sức khỏe, tâm trạng vui vẻ thì tự nhiên cơ thể sẽ khỏe mạnh, dương khí cũng sẽ phục hồi trở lại.
Thanh Vân
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét