31 tháng 5, 2019

Ba nguyên tắc ngầm trong kết giao, không ai nói nhưng mọi người đều phải hiểu


Mối quan hệ kết giao thành công là khi nhìn nhận một sự việc bạn có thể đứng trên các góc độ khác nhau để suy nghĩ cho mình và đối phương. Kết giao cũng có những nguyên tắc của nó, ai ai cũng nên tìm hiểu.

Trong mối quan hệ giữa người với người, nếu một người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không tuân thủ nguyên tắc thì không bao giờ có được một người bạn thật lòng với mình. (Pinterest)
Một người bạn vừa đi làm nhắn tin hỏi tôi: “Người với người sống với nhau làm thế nào để có được mối quan hệ tốt đẹp? Tại sao bản thân luôn luôn đắc tội với người khác trong vô thức?”.
Tôi nhớ có người đã từng nói: “Trong mối quan hệ giữa người với người, nếu một người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không tuân thủ nguyên tắc thì không bao giờ có được một người bạn thật lòng với mình”. Tôi cũng cho là như vậy.
Một người có tuân thủ nguyên tắc kết giao hay không, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự đánh giá của đối phương rằng anh ta có đáng để kết bạn. Trong kết giao có ba nguyên tắc ngầm vô cùng quan trọng:
1. Không được đáp ứng thoải mái thực chất chính là từ chối
Cuối tháng, Hà nhận được tiền thưởng, bạn ấy thấy rất vui liền đăng bài lên mạng xã hội. Hà nhận được nhiều lời chúc mừng và khích lệ từ bạn bè, trong đó có một người bạn comment hỏi số tiền thưởng mà Hà nhận được.


Vừa đăng bài lên mạng, bây giờ Hà nói với bạn rằng mình không có tiền cũng khó xử. Tuy nhiên, Hà đang định đổi cho ba mình một chiếc điện thoại thông minh, kiểu dáng đã xem rồi chỉ còn chờ thanh toán nữa thôi.Hà chưa kịp đoán ra dụng ý của bạn mình thì người bạn đó đã gửi tin nhắn tới. Đầu tiên là những lời hàn huyên tâm sự, sau đó cậu bạn kêu ca đang kẹt tiền, muốn vay mượn Hà một ít.
Không còn cách nào khác Hà đành phải nói với người kia: “Khoản tiền này mình đã có kế hoạch sử dụng rồi, bạn vui lòng tìm người khác vay tạm nhé!”. Cô ấy cảm thấy áy náy vì mình đã từ chối bạn.
Thật không ngờ người bạn lại hỏi tiếp: “Cậu dùng vào việc gì? Nếu không gấp quá thì cho tôi mượn trước đi, tháng sau tôi trả cho cậu”.
Hà cảm thấy rất ngại, không biết nên trả lời ra sao, rõ ràng đã từ chối như vậy mà người bạn vẫn còn cố gắng hỏi tiếp. Có lẽ người bạn kia chưa bị từ chối thẳng thắn nên vẫn cố gắng thuyết phục thêm Hà cho mình mượn tiền.
Trong kết giao, bạn không thể đáp ứng tất cả mọi thỉnh cầu, nếu thẳng thắn từ chối người khác thì không tránh khỏi sẽ nảy sinh ngại ngùng, để tránh đắc tội người khác rất nhiều người lựa chọn cách từ chối khéo léo.
Thực ra câu nói “Để sau nhé!” chính là biểu đạt sự từ chối; “Để xem tình hình thế nào đã” chính là biểu thị ý nghĩa không được. Nếu không hiểu rõ ràng thấu đáo, vẫn cố chấp gượng ép tới cùng, cho dù nhận được sự giúp đỡ thì mối quan hệ đó cũng sẽ kết thúc sau đó mà thôi.
Vì vậy, hãy nhớ rằng trong nguyên tắc kết giao của người trưởng thành, không có đề xuất kiên định, chính là khách sáo; không được đáp ứng thoải mái, chính là từ chối.
Hãy nhớ rằng trong nguyên tắc kết giao của người trưởng thành, không có đề xuất kiên định, chính là khách sáo; không được đáp ứng thoải mái, chính là từ chối. (Ảnh: Reddit)
2. Người khác tự cười nhạo mình không có nghĩa rằng bạn cũng có thể
Công ty có rất nhiều đồng nghiệp nữ, ai cũng cao ráo trắng trẻo, chỉ có Linh là “quả bí tròn”. Khi mới vào công ty, Linh cảm thấy rất tự ti, người khác vừa gầy vừa cao, mình lại vừa thấp vừa béo. Mỗi khi nói đến ngoại hình, Linh đều thấy rất ngượng nghịu.
Sau đó để hòa hợp với mọi người, Linh đã hạ thấp lòng tự tôn của bản thân, đối mặt với khuyết điểm của mình, thi thoảng còn nói vui về ngoại hình của mình nữa, cười nhạo mình là “tinh hoa được cô đọng”, nói mình là “quả bí tròn”.
Thời gian đó, Linh cảm thấy rất vui vì đã mang lại niềm vui cho cho mọi người và dám đối mặt với khuyết điểm của mình cho tới một ngày Yến đã đùa như thế này…
Hôm đó Linh chưa ăn sáng, tới trưa cô gọi một suất cơm bụi rất lớn, Yến nhìn thấy liền trêu đùa: “Ăn nhiều như vậy không sợ ‘quả bí tròn’ biến thành ‘củ khoai tây lùn’ hay sao? Thấp nữa sẽ thật sự phải chui xuống đất đó, hahaha…”. Nghe được câu nói đó, mặt Linh bỗng chốc tái đi.
Có những vết thương chỉ bản thân mình có thể gặm nhấm. Để che giấu nỗi đau, họ chọn cách luôn nở nụ cười. Nếu bạn cho rằng mình cũng có thể tùy tiện cười nhạo khuyết điểm của người khác, như vậy không phải hài hước mà là sỉ nhục người khác.
Người nghèo thường gọi mình là kẻ thất bại nhưng khi bị người khác gọi như vậy, họ chắc chắn sẽ không vui. Người già thường tự nhận mình năng lực chỉ đến vậy thôi nhưng lại không thích bị hình dung như vậy.
Dám đối mặt với khuyết điểm của bản thân và tự cười nhạo mình là một minh chứng cho việc chiến thắng chính mình. Rất nhiều cách xưng hô và lời trêu đùa, bản thân nói ra là khiêm tốn, người khác nói ra lại là miệt thị.
3. Nguyên tắc có qua có lại
Vẫn nhớ hồi còn nhỏ, khi chưa tới vụ thu hoạch, nhà tôi thường phải mượn bột mì của hàng xóm, một bao có 50kg. Đợi thu hoạch cây mạch xong, phải nhanh chóng trả cho hàng xóm, lần nào cũng trả hơn cho họ 5kg.
Bà nội thường nói rằng 50kg là cái lý, 5kg là cái tình. Sau này tôi mới hiểu rằng, 5kg trả thêm cho hàng xóm chính là quà tặng cảm ơn họ.
Có lúc tôi cũng tự hỏi, mượn bao nhiêu trả bằng đó, không trả thêm hàng xóm cũng không nói gì. Nhưng bà nội không nghĩ như vậy, bà nói: “Bạn cho tôi mượn lúc cấp bách, tôi tặng quà cảm tạ, mượn ít trả nhiều là quy tắc, đây chính là có qua có lại”.
Trưởng thành rồi, tôi vẫn khắc cốt ghi tâm câu nói này, nhờ người khác giúp đỡ, bất kể nhiều hay ít đều phải cảm ơn.
Mối quan hệ kết giao thành công là khi nhìn nhận một sự việc bạn có thể suy nghĩ thấu đáo tới góc độ khác nhau của bạn và đối phương. (Ảnh: Pocket)
Thỉnh giáo bạn học một câu hỏi, sau đó chia sẻ đồ ăn vặt của mình với bạn; đồng nghiệp đỡ đần mình một ca làm, sẽ mời cậu ấy ăn một bữa cơm; cho dù chỉ là thỉnh giáo một vấn đề ở trên mạng, cũng sẽ gửi một món quà đặc sản địa phương cho người đó khi tìm được địa chỉ của họ.
“Lễ Ký Khúc Lễ Thượng” có câu: “Lễ thượng vãng lai, vãng nhi bất lai, phi lễ dã; lai nhi bất vãng, dị phi lễ dã”, ý rằng lễ coi trọng việc có đi có lại, có đi mà không có lại, không phải lễ vậy. Không có sự bỏ công vô ích nào cả, khi người khác giúp đỡ bạn nhất định đã tiêu hao thời gian và sức lực của họ, muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp bắt buộc phải cảm ơn người đã giúp đỡ mình.
Như câu nói trong “Lễ Ký”, có qua có lại mới là lễ. Nếu chỉ đơn phương nhận giúp đỡ, có qua không có lại, như vậy cũng là thất lễ. Người thất lễ dù có được lợi lộc lớn tới đâu thì cũng lợi bất cập hại. Ít nhất họ cũng phải trả giá vì đã không tuân thủ nguyên tắc có qua có lại.
Mối quan hệ kết giao thành công là khi nhìn nhận một sự việc bạn có thể suy nghĩ thấu đáo tới góc độ khác nhau của bạn và đối phương. Người có nhân duyên tốt đều tuân thủ nguyên tắc trên, họ suy xét tới nhu cầu và cái khó của đối phương, tôn trọng đối phương, không gây khó dễ cho đối phương, không coi thường đối phương.
Những người không nghĩ tới suy nghĩ của người khác, cho rằng xã giao là mưu mô tính toán, nịnh hót thì họ mãi mãi không có được nhân duyên tốt. Tuân thủ nguyên tắc kết giao, kết bạn bằng thái độ chân thành, bạn sẽ càng có nhiều bạn, càng có mối quan hệ bạn bè hòa hợp.
Tuệ Tâm (Theo Secretchina

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét