20 tháng 5, 2019

Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê Huawei và 68 doanh nghiệp trực thuộc vào “danh sách thực thể”, lệnh cấm bán sẽ cấm các doanh nghiệp Mỹ bán thành phần linh kiện cho Huawei khi chưa được chính phủ Mỹ phê chuẩn. Các công ty lớn như Samsung Hàn Quốc, Ericsson Thụy Điển đều có thị phần tại Mỹ, nhưng vì sao chỉ Huawei lại gây ra nhiều chỉ trích như vậy?
(Ảnh minh họa từ Shutterstock)
Theo trang tin Business Insider, “Chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra “trừng phạt nghiêm khắc” đối với Huawei, từ đó khiến cho căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung  có thể sẽ nâng lên một mức đối địch mới, tiếp cận với chiến tranh lạnh trong lĩnh vực công nghệ.
Mỹ và các nước đồng minh cảnh giác với Huawei, chủ yếu là 5 nguyên nhân”
Thứ nhất: Về đối nội, chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường trấn ápnhững tiếng nói bất đồng, về đối ngoại, khiêu khích không kiêng nể với khí thế hùng hổ đe dọa. Từ Thế chiến thứ 2 đến nay, Trung Quốc đã thách thức hòa bình và trật tự thế giới do Mỹ chủ đạo.

Thứ hai: Chính quyền Trung Quốc thông qua và thực thi “Luật An ninh mạng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, quy định các nhà khai thác “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng” phải lưu trữ thông tin cá nhân và dữ liệu kinh doanh quan trọng ở Trung Quốc, cung cấp “hỗ trợ công nghệ” cho cơ quan nan ninh, và cần thông qua “thẩm định an ninh quốc gia”. Các công ty nước ngoài cho rằng, những quy định trong luật này khiến cho việc đánh cắp dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, và vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thứ ba: Chính quyền Trung Quốc thông qua và thực thi “Luật Tình báo quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, trong đó có điều 7 quy định rõ ràng, “Bất cứ tổ chức và công dân nào của Trung Quốc cũng cần hỗ trợ, hợp tác, phối hợp với công tác tình báo quốc gia theo quy định của luật, giữ bí mật công tác tình báo quốc gia mà mình biết.” Điều này có nghĩa là, trong tình huống chính quyền Trung Quốc cần thông tin, toàn bộ người dân Trung Quốc, hoặc bất cứ tổ chức nào của Trung Quốc đều cần phải đóng vai trò gián điệp cho chính quyền, trong đó bao gồm cả Huawei.
Thứ tư: Mỹ lo ngại Huawei là công ty do chính quyền Trung Quốc sở hữu, không phải công ty tư nhân. Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi có bối cảnh quân đội Trung Quốc, ông sở hữu 1,47% cổ phần Huawei, số cổ phần còn lại là do Công đoàn sở hữu. Tuy nhiên thực tế, tất cả các Công đoàn đều là cơ cấu phân nhánh thuộc quản lý của chính quyền Trung Quốc, luôn nghe theo mệnh lệnh của chính quyền, trong khi đó các công đoàn độc lập lại bị đảng Cộng sản Trung Quốc cấm chỉ.
Thứ năm: Cùng với việc Huawei bị Mỹ truy tố với 23 tội danh, nhiều hoạt động gián điệp liên quan đến công ty này cũng liên tiếp bị phơi bày. Trong đó điển hình là vụ việc nhân viên Huawei đánh cắp bí mật công nghệ cánh tay robot Tappy của T-Mobile. Nhật Bản phát hiện sản phẩm của Huawei có gắn chip gián điệp. Anh Quốc phát hiện thiết bị của Huawei chứa lỗ hổng. Mới đây, tờ báo chính của Hà Lan là tờ De Volkskrant tiết lộ, Huawei đã cài đặt một cửa sau ẩn (back dooor) trên mạng của một công ty viễn thông Hà Lan và thông tin khách hàng có thể bị lấy thông qua lỗ hổng này, cơ quan tình báo Hà Lan cũng đang tiến hành điều tra về vụ việc này.
Huệ Anh
----------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét