23 tháng 5, 2019

Nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh gút khá cao là nam giới ở độ tuổi trung niên. Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau vì xảy ra vào những thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ sẽ có những triệu chứng riêng. Vậy giai đoạn đầu sẽ có những triệu chứng nào? Và làm thế nào để ngăn ngừa bệnh gút?
Các triệu chứng chủ yếu vào thời kỳ đầu biểu hiện bởi các cơn gút cấp tính. Đa số người bệnh sẽ bị đánh thức vào ban đêm do những cơ đau khớp. Mức độ đau càng ngày tăng, có thể lên đến suốt 12 giờ đồng hồ là mức độ đau cao nhất. Lúc này, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau như bị cắn, xé, hoặc dao cắt đến mức không thể chịu đựng được.
(Ảnh: Shutterstock)
Các triệu chứng ở thời kỳ đầu của bệnh gút còn có sưng đỏ khớp và giới hạn các chức năng của khớp. Ban đầu là một khớp bị ảnh hưởng, thường là khớp ngón chân cái. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng dần, khớp ở các vị trí khác cũng có thể bị đau như bàn chân, gót chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay, hơn nữa còn là các khớp đau cùng lúc. Các khớp vai, hông, cột sống và hàm có tỉ lệ bị đau khá thấp. Một số bệnh nhân còn cảm thấy sốt, ớn lạnh, đau đầu, tim đập nhanh và buồn nôn.

Người bị bệnh gút thường xuyên cảm thấy khó chịu do những cơn đau, vì vậy hãy cố gắng ngăn ngừa, tránh nguy cơ mắc căn bệnh này.
Dưới đây là 5 cách ngăn ngừa bệnh gút:

1. Giảm lượng axit uric

Lượng axit uric trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút, vì vậy giảm mức axit uric là một trong những cách ngăn ngừa căn bệnh này. Những người chưa bị gút nên giảm mức axit uric xuống còn 360μmol/L, còn các bệnh nhân đã bị bệnh thì nên giảm xuống còn 300μmol/L. Có rất nhiều cách để giảm mức axit uric xuống phạm vi cho phép, như: cải thiện lối sống, ăn các loại hoa quả như chuối, táo, dứa, uống nước ép cần tây, bí xanh, cải bẹ; dùng thuốc giảm axit uric, trong đó có các loại thuốc như Allopurinol, Febuxostat, Benzbromarone v.v…
(Ảnh: Shutterstock)

2. Chú ý ăn uống

Người bệnh gút cần chú ý ăn uống hàng ngày, vì vậy chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh gút bắt đầu từ việc ăn uống. Các loại thực phẩm chứa nhiều purine và frustose sẽ khiến mức axit uric tăng cao, từ đó dẫn đến bệnh gút, vì vậy cần hạn chế ăn những loại thực phẩm này, không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều purine như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ… và các loại thực phẩm chứa nhiều fructose như nước ép trái cây và đồ ngọt. Thường ngày có thể ăn nhiều rau củ quả, uống sữa ít đường ít béo.
Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh gút bắt đầu từ việc ăn uống, thường ngày nên ăn nhiều rau củ quả. (Ảnh: Shutterstock)

3. Uống nhiều nước

Uống nước có thể khiến lượng nước tiểu tăng lên, từ đó cũng thải nhiều axit uric hơn, mức axit uric sẽ giảm xuống, vì vậy cần uống nhiều nước mỗi ngày, nên chú ý uống hơn 2 lít nước. Ngoài nước lọc, chúng ta còn có thể uống soda hoặc trà loãng.
(Ảnh: Shutterstock)

4. Kiểm soát cân nặng

Người béo phì chiếm tỷ lệ mắc bệnh gút khá cao, càng mập thì tỉ lệ axit uric có thể cũng sẽ càng cao, một trong những nguyên nhân đó là béo phì dễ gây hội chứng chuyển hóa. Vì vậy, việc giữ cân nặng ở mức nhất định có thể giúp kiểm soát mức axit uric, ngăn ngừa bệnh gút. Chúng ta cần vận động nhiều và kiểm soát chế độ ăn uống để giảm cân nặng.
(Ảnh: Shutterstock)

5. Hạn chế ăn muối

Nguy cơ mắc bệnh gút hoặc khiến bệnh gút nặng hơn có liên quan đến việc hấp thụ muối, vì trong muối có chứa ion natri sẽ khiến axit uric tích tụ. Nếu người bệnh gút cũng bị cao huyết áp thì càng nên kiểm soát việc ăn muối. Mỗi ngày nên kiểm soát lượng muối ăn vào trong khoảng 2-5 gam.
Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ăn quá nhiều muối cũng sẽ gây ra không ít ảnh hưởng xấu cho cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)
Kiện Khang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét