CAO TỰ THANH.
1. Quyển sách này là một quyển sách đáng để chúng ta bỏ chút thời-gian quí-báu để đọc, để rong ruổi cùng tiền-nhân trên hành-trình mở cõi và để theo dõi sự vận-động của tư-tưởng người xưa trong hành-trình ấy. Đó là nội-dung chính của sách, nhưng quyển sách không chỉ có thế; quyển sách vượt lên và bao trùm chủ-đề lõi mà nó muốn hướng đến; quyển sách thể hiện bản-lĩnh và công-phu của người đã tạo tác nên nó: nhà nghiên-cứu CAO TỰ THANH.
Tôi nghe nói rằng quí-vị "trí-thức giang-hồ" đặt cho ông một hỗn-danh là THANH TỰ-CAO. Tôi không được rõ về chuyện này nên chỉ thuật lại như vậy và không dám lạm-bàn điều gì.
2. Người ta sẽ ngạc nhiên trước kiến-văn rộng khắp của tác-giả, chúng thể hiện bàng bạc trong nội-dung tác-phẩm và trong từng chú-thích một. Sách không có danh-mục tài-liệu tham-khảo – một hình-thức trình bày hàn-lâm đã ngày càng mất đi giá-trị đích-thực của nó trong thời-đại của big-data(dữ-liệu–Lớn)&google – nhưng có 480 chú-thích rõ-ràng và cụ-thể được rải dọc theo từng trang sách.
Tôi xin trích ở đây một chú-thích để chư-vị đọc chơi cho vui:
tr–12: "...năm 1558, Nguyễn Hoàng cũng đã bắt đầu ôm ấp ước-vọng "Triều đình riêng một góc trời" được khơi gợi từ lời khuyên "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm (3)."
→ chú-thích (3) : 'Đại Việt sử-kí toàn-thư. nxb KHXH, Hà Nội, 1971-1973, tập IV' không có chi-tiết Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa nói trên. 'Nam triều công nghiệp diễn chí' của Nguyễn Khoa Chiêm (bản dịch của Ngô Đức Thọ,...) chép việc này xảy ra năm 1600, nhưng thật ra Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chết từ 1585. Đây tạm theo 'Đại Nam thực lục, nxb Giáo-dục, 2007, tập I, tr.27."
------------
Nguồn: FB Trần Xuân. cùng với Nhu To.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét