Cả dân tộc đã bị bọn buôn dầu thực vật lừa. Càng ăn dầu thực vật thì càng lắm bệnh, do nhiệt độ sôi của nó thấp, nên nhiều mầm bệnh, và do những biến đổi hóa học tệ hại. Thành phần chính của hầu hết dầu thực vật là chất béo không bão hòa đa (trong khi mỡ lợn rất giàu chất béo bão hòa). Dầu thực vật có độ ổn định kém và rất dễ bị oxy hóa, và nó sẽ giải phóng vô số chất có hại khi đun nóng trong thời gian dài.
26 tháng 4, 2019
20 tháng 4, 2019
KHI MỘT NGƯỜI LÀM HẾT SỨC MÌNH, NGƯỜI ĐÓ XỨNG ĐÁNG MỘT ĐIỂM A CỦA TRÁI TIM, DÀNH CHO TRÁI TIM...
Thật may mắn, với tôi việc học hành bao giờ cũng dễ dàng. Nên khi được bố mẹ giao “trọng trách” dạy dỗ hai đứa em sinh đôi, tôi tự tin rằng nếu tôi dạy chúng như nhau thì chúng cũng sẽ giỏi y như tôi và luôn được điểm A.
Với Amanda, cô em gái trong cặp sinh đôi, thì đúng là như vậy. Nó học rất nhanh và luôn được điểm cao. Nhưng với Eric, cậu em trai, thì tôi hiểu cuộc sống còn quá nhiều thử thách.
CHUÔNG GIÓ
Pappy là một ông già vui tính. Ông có mái tóc bạc trắng luôn được cắt và chải gọn gàng. Mắt ông xanh, tuy đã phai màu vì năm tháng vẫn tỏa ra một hơi ấm từ bên trong. Gương mặt ông rất buồn rầu, nhưng khi ông cười, ngay cả những nếp nhăn cũng dịu đi và cùng mỉm cười theo ông.
Ông có tài huýt sáo và thường vui vẻ huýt sáo mỗi ngày trong khi phủi bụi hay quét cửa tiệm cầm đồ của ông. Mọi người quen ông đều tôn trọng và kính nể ông. Không ai biết được ông có một nỗi buồn bí mật đằng sau sự vui vẻ đó.
17 tháng 4, 2019
TỐI GIẢN VẬT DỤNG, TỐI ƯU CUỘC SỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DANSHARI
1. Bạn biết gì về Danshari?
- Danshari là phương pháp dọn dẹp, phân loại vật dụng, từ đó dọn dẹp những bộn bề cuộc sống quanh ta, hướng tới một trái tim thanh sạch, khỏe mạnh, tầm nhìn thông thoáng, tương lai rộng mở.
Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội
TTO - Các nghiên cứu khoa học mới phát hiện không khí ô nhiễm không chỉ gây tử vong, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của con người.
Một phụ nữ Ấn Độ mang khẩu trang để đối phó với bầu không khí ô nhiễm mịt mù - Ảnh: AFP
Trong tương lai, cảnh sát chống tội phạm có thể phải lưu ý mức độ ô nhiễm của thành phố để huy động lực lượng vào những ngày "tối trời".
Nghe có vẻ khó tin nhưng các nghiên cứu gần đây phát hiện không khí ô nhiễm không chỉ gây tử vong mà còn cả các vấn đề tâm thần, làm giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán và làm tăng tỉ lệ tội phạm trong cộng đồng.
12 tháng 4, 2019
TRẦN QUÝ CÁP
Lý Đợi
Nhìn đời Trần Quý Cáp mới hay rằng:
Là người Quảng Nam rất dễ, sinh ra ở đấy thì ở đấy
Nhưng làm người Quảng Nam khó trăm bề, vì ở đâu phải ra ở đấy…
Học cổ ngữ, mến tân thư
Chẳng thích trường quy, nhưng giáp mặt đôi lần để biết cái điều cần phải đổi
Yêu quê hương, thương giống nòi mà định trốn đi khỏi nước
Luyến xứ sở, cổ xúy bản sắc nhưng đành kết bạn để duy tân…
THẾ GIỚI HỖN ĐỘN
1. Bầu cử tổng thống Ukraina đã qua vòng 1 với số phiếu nghiêng về nghệ sĩ hài nổi tiếng (trên 30%) so với đương kim tổng thống (gần 16%). Hai nhân vật này sẽ vào bầu cử vòng 2 trong tháng tới. Nga và phương Tây rất quan tâm vì vấn đề địa chính trị.
2. Kỷ niệm 70 năm Hải quân Trung Quốc cuối tháng 4 có nhiều nước tham gia nhưng hải quân Mỹ từ chối! Đây không chỉ là cái tát vào mặt TQ mà còn báo hiệu quan hệ Mỹ - Trung còn lâu mới hạ nhiệt.
PHAN NI TẤN VÀ “CÓ MỘT THỜI Ở QUÊ HƯƠNG TÔI”.
Mời đọc bài viết của nhà văn Song Thao
Trong bài tựa cuốn “Có Một Thời ở Quê Hương Tôi”, cuốn sách mới nhất của Phan Ni Tấn, tác giả Lê Hữu kể lại chuyện có lần hỏi Phan Ni Tấn: “Tay nhạc tay thơ, tay nào phải tay nào trái?”. Chàng cười cười trả lời: “Vợ cả vợ hai, vợ nào…cũng là vợ cả!”. Phan Ni Tấn vừa cưới thêm vợ ba. Đó là…văn xuôi.
CON CÁ KÌNH BƠI Ở ĐÁY SÂU,...
Đó là lời thiên-hạ thường dành cho những con người tài-năng & có chân-tài thực-học, nhưng khiêm-cung lặng-lẽ làm việc để cống hiến cho đời mà không cần bất-kì một sự tưởng-thưởng hay vinh danh nào. Và khi họ đã xuất hiện, một cách tự-nhiên, như hoa tới kì phải mãn-khai, thì sự xuất-hiện ấy tự nó là một minh-chứng hùng-hồn cho sự có-mặt và tầm-vóc của họ, mà chẳng cần thêm một lời giới-thiệu nào.
Một ông vua ngồi trong hoàng cung và nghe thấy tiếng rao ngoài cửa sổ: "Táo nào, táo ngon đây!"
Nhà vua nhìn ra thấy một ông già với một chiếc xe đẩy bán táo, và xung quanh - đám đông người mua.
Vua thấy thèm ăn hoa quả bèn gọi quan nhất phẩm đến và nói: "Đây là năm đồng tiền vàng, hãy đi mua táo cho ta".
“THỰC TẾ” VÀ “THỰC DỤNG”
Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo với tôi rằng: “Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở Việt Nam hơn chục năm nay thấy người Việt Nam mới sống thực dụng“.
Hơi nóng mặt, tôi hỏi lại: “Thế mày định nghĩa thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?”
Bạn tôi bảo:
“Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại.
11 tháng 4, 2019
NGƯỜI LỚN TUỔI CÓ NÊN TẬP GYM KHÔNG ⁉️
Các bạn nghĩ thế nào ?? Câu trả lời của các bạn là gì?
Với mình, câu trả lời là NÊN
Sau tuổi 50, mỗi năm chúng ta sẽ bị mất từ 1-2% lượng cơ bắp mỗi năm, qua 60 tuổi thì con số đó có thể lên 3% và chính vì điều đó những người lớn tuổi dễ gặp chấn thương khi vận động. Sự suy giảm lượng cơ bắp đó còn gọi là Sarcopenia
Từ việc sốt đất ở quê nghĩ về câu chuyện đảo khỉ
Chuyện như sau:
Ngày xưa, ở một đảo trù phú có một ngôi làng sống rất êm đềm và mọi người rất thương yêu dùm bọc lẫn nhau. Họ phân chia công việc tùy theo sở trường của mỗi người, người đi cày cấy, người chăn nuôi, dạy học, kinh doanh, buôn bán… Nơi đây được mệnh danh là thiên đường dưới trần gian mà ai cũng muốn đến sinh sống. Tuy nhiên, dân làng ở đây có một chút rắc rối nhỏ, đó là khu làng có rất nhiều Khỉ, chuyện tưởng bình thường, nhưng vì Khỉ sinh sản quá nhanh nên chúng xuất hiện khắp nơi và thỉnh thoảng phá hoại nông sản của làng. Vì vậy, mọi người trong làng thường không thích Khỉ, họ luôn tìm cách xua đuổi lũ Khỉ phá hoại này đi càng xa càng tốt.
Thời gian cứ trôi đi mãi đến một ngày kia, có 1 thương gia giàu có đến đảo, ông nghe hòn đảo này có nhiều Khỉ và tỏ ý muốn mua Khỉ và lập ra Công ty Thu Mua Khỉ, xây dựng 1 trang trại thật to trên đất của làng. Thế là ông thông báo cho dân làng trên đảo rằng: ông sẽ mua Khỉ với giá 20 đồng vàng/con. Điều này, thật tuyệt với dân trên đảo, với giá 20 đồng vàng gấp 10 lần giá Tivi họ đang xem, gấp 5 lần xe máy họ chạy. Thế là mọi người đi bắt Khỉ xung quanh nhà mình bán lại cho người thương gia. Người thương gia mua và trả tiền đầy đủ cho dân làng. Ông thông báo chỉ mua Khỉ thiên nhiên thôi, không mua Khỉ nuôi.
Thế rồi, ngoài công việc thường ngày kiếm sống, dân làng lại có thêm 1 nghề tay trái “bắt Khỉ”. Thu nhập từ việc bắt Khỉ đã giúp cho đời sống dân làng ngày được cải thiện tốt hơn. Họ có thể mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn. Con Khỉ từ 1 con vật bị xua đuổi thành con vật quí đối với dân làng ở đây. Khỉ trở thành đề tài thảo luận của mọi người ở khắp làng xã thôn xóm.
Việc “bắt Khỉ” làm cho số lượng Khỉ càng giảm, việc tìm bắt Khỉ khó khăn hơn. Nhà thương gia tốt bụng quyết định tăng giá mua Khỉ nhằm hỗ trợ người dân bắt Khỉ với giá 40 đồng vàng. Vì giá Khỉ tăng cao, nên việc tìm “bắt Khỉ” ngày một được tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp trong làng, từ Cô Bán Báo cho đến các Anh Kỹ Sư, Bác Sĩ, và có cả các Bô Lão có chức quyền. Khắp nơi “Người Người Bắt Khỉ, Nhà Nhà Bắt Khỉ” và nghề “Bắt Khỉ” trở thành nghề làm ăn phát đạt nhất, kiếm tiền dễ nhất. Nên mọi người bắt đầu vay tiền Ngân hàng, thế chấp nhà cửa đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ” với 1 lời 1. Ngân hàng kinh doanh cho vay cũng phát đạt hơn, nên khuyến khích hỗ trợ vốn cho “Kinh Doanh Khỉ”. Đồng thời, Ngân hàng cũng tăng cường đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ”. Tuy nhiên, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, Các Bô Lão đưa ra các LUẬT Kinh Doanh Khỉ và Điều Kiện Hành Nghề Kinh Doanh Khỉ rồi cấp Chứng chỉ. Do nhu cầu Xã Hội, Làng quyết định lập ra cả 1 “Đại Học Khỉ” nhằm dạy kỹ thuật “Bắt Khỉ” và nghiên cứu về Khỉ cũng như cấp Chứng Chỉ cho học viên Học về Khỉ để hành nghề “Bắt Khỉ”.
Khỉ càng lúc càng hiếm và quí hơn trong khi người “Bắt Khỉ” ngày một đông. Một lần nữa, người thương gia tốt bụng biết được khó khăn của người dân nên nâng giá Khỉ lên 80 đồng vàng và phối hợp với Ngân hàng địa phương hỗ trợ chi phí “Bắt Khỉ” thêm 20 đồng vàng. Con Khỉ từ không có giá trị giờ là 100 đồng vàng như 1 gia tài khổng lồ. Hòn đảo như đang sôi về Khỉ. Các anh/chị Bác Sĩ, Kỹ Sư, Nhà Giáo… chuyển sang nghề “Bắt Khỉ” thay vì làm nghề cũ biết bao giờ mà giàu. Được biết, hơn 90% dân cư của đảo đã chuyển sang hành nghề “Bắt Khỉ”.
Cứ thế, được 1 năm kể từ ngày ông thương gia tốt bụng đến đảo, giúp hòn đảo này phát triển phồn thịnh hơn bao giờ hết với việc mua lại hơn 10 triệu con Khỉ từ dân làng. Nay, ông cần về nhà giải quyết chuyện gia đình. Nên ông thông báo với cư dân đảo rằng ông sẽ giao quyền cho một anh thanh niên – đẹp trai và hiền lành tốt bụng để điều hành công việc thu mua Khỉ cho bà con. Được biết, anh thanh niên khá hiền, nên 1 số người ngỏ ý muốn mua 1 số Khỉ của Trang Trại với mục đính bán lại cho bà con đang rất cần Khỉ. Sau nhiều lần năn nỉ, đút lót cho anh thanh niên, anh tốt bụng bán rẻ lại cho Ngân hàng, Bô lão chức quyền số Khỉ với giá chỉ 75 đồng vàng. Với giá quá rẻ 75 đồng vàng, các Ngân hàng huy động vốn đầu tư mua Khỉ của anh thanh niên, Tổ chức cá nhân cũng đua nhau xếp hàng mua lại Khỉ. Chỉ trong hơn 1 tuần, gần 10 triệu con Khỉ được bán hết với giá ưu đãi 75 so với giá thị trường 100 đồng vàng.
Vào cuối tuần đó, Anh thanh niên “Biến Mất”. Cơ sở trang trại trống trơn…
Dân cư trên đảo vẫn giữ lại số Khỉ của chính họ nhưng với một tâm trạng hoàn toàn khác…Tất cả đều mang trong mình một tâm trạng hoang mang, lo sợ ai cũng muốn bán số Khỉ đó đi dù với bất cứ giá nào cũng được để lấy lại một phần vốn bỏ ra. Nhưng rất tiếc lúc đó ai cũng muốn bán, còn ông chủ mua Khỉ ngày nào đã mất tăm rồi. Bây giờ thả đi cũng phải mất tiền, giữ lại thì cũng chẳng làm được gì…”
P/S: Đây là một câu chuyện vui nhưng mỗi nhà đầu tư về BĐS hay bất kỳ lĩnh vực đầu tư kinh doanh nên chú ý kỹ hơn để tránh vì lòng tham mắc phải những chiếc bẫy như thế này.
------------
Nguồn: Thi Sy Duong
Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước
Những giai điệu trữ tình, mượt mà của ca khúc Áo Lụa Hà Đông của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, phổ từ thơ Nguyên Sa, đã làm lay động tâm hồn của người yêu nhạc trong nửa thế kỷ qua. Nhân dịp tròn 50 năm ra đời tuyệt phẩm trữ tình này, xin giới thiệu đôi điều về sự ra đời của bài thơ và bài hát.
Ngày nay, chắc ai cũng biết về quê lụa Hà Đông, đó là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Hà Đông cũng từng được chọn để may trang phục cho triều đình.
Năm 1938, xứ Bắc Kỳ đã tổ chức cuộc thi người đẹp (giống như thi Hoa Hậu bây giờ) với những điều lạ: không phải diễn ra ở Hà Nội mà ở tỉnh Hà Đông; các cô gái bất cứ lứa tuổi nào, kể cả đã có chồng, ngành nghề gì cũng đều được tham gia (kể cả vũ nữ). Điều kiện duy nhất là phải mặc áo lụa của xứ Hà Đông.
Người đăng quang trong cuộc thi đó là người đẹp Lý Lệ Hà, xuất thân từ một nông dân nghèo tỉnh Thái Bình. Do cuộc sống mưu sinh, cô phải lên Hà Nội làm nghề vũ nữ và là hoa khôi một thời ở vũ trường Liszt tại Hà Nội. Vào giai đoạn 1936 – 1938, khu phố Khâm Thiên Hà Nội có 6 vũ trường và ở đường Bà Triệu có vũ trường Liszt nổi tiếng nhất. Lý Lệ Hà trở thành một trong hai vũ nữ nổi tiếng bậc nhất đất Hà Thành khi đó.
Cuộc thi người đẹp diễn ra rầm rộ nên Lý Lệ Hà sau khi đoạt giải lại càng trở nên nổi tiếng hơn. Đồng thời, cuộc thi cũng trở thành nguồn cảm hứng để gần 20 năm sau đó, nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thụy Miên phổ thơ thành nhạc “Áo Lụa Hà Đông”.
Lý Lệ Hà có một nhan sắc được mô tả là rất quyến rũ và nóng bỏng với hàm răng đẹp như ngọc. Sau khi đạt được ngôi Hoa khôi, cô trở lên nổi tiếng và là niềm mơ ước của biết bao công tử nhà giàu thời bấy giờ. Tuy nhiên, Lý Lệ Hà đã trở thành người tình của nhà vua Bảo Đại.
Về việc Lý Lệ Hà trở thành tình nhân của vua Bảo Đại có nhiều giai thoại khác nhau. Có giai thoại kể rằng, lúc ở vũ trường Liszt, Lý Lệ Hà thường nhảy với một người thanh niên tên là Hạnh. Hạnh là thợ may có tiếng ở số 10 phố Hàng Bông, mê nhảy đến mức 30 tuổi vẫn không lấy vợ.
Trong số bạn bè của Hạnh có ông Nguyễn Bắc (người sau này trở thành Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội từ 1954 -1979) – người hoạt động bí mật ở Hà Nội và cũng là người chắp nối liên lạc giữa các trí thức với chiến khu, kể lại rằng có một lần khi Hạnh đang nhảy với Hà thì có hai mật thám đến, ghé vào tai Hạnh bảo: “Tiên sư mày, muốn yên thân thì dừng ngay để bọn tao đưa cô lên hầu cụ (Bảo Đại)”.
Song cũng có câu chuyện khác nói rằng vũ nữ Lý Lệ Hà đã chủ động quyến rũ ông hoàng Bảo Đại vào những năm 1940. Chuyện là tin đồn về sắc đẹp của cô gái Lý Lệ Hà đã đến tai người anh em họ của nhà vua là Vĩnh Cẩn.
Vĩnh Cẩn đã đưa Lý Lệ Hà đến gặp Bảo Đại tại nơi ở tại Sài Gòn khi ông về đây để chữa chân gãy hai năm trước trong một cuộc đi săn ở Đà Lạt.
Khi vào đến Sài Gòn, Lý Lệ Hà vẫn tiếp tục đi nhảy đầm ở các vũ trường Sài Gòn và khiến rất nhiều chàng trai si mê. Cũng theo một báo cáo mật của Sở mật thám Pháp, vào thời điểm này, Lý Lệ Hà đã có chồng. Nhưng đó không phải là sự trở ngại để cô vũ nữ mê nhảy đầm này từ bỏ thú vui, niềm đam mê của mình.
Nhan sắc tuyệt trần với răng trắng như ngọc của Lý Lệ Hà đã khiến cho Bảo Đại say mê. Không những vậy, với kinh nghiệm tình trường dày dạn, Lệ Hà liên tục có các chiêu tấn công độc đáo khiến ông hoàng Bảo Đại luôn luôn bị động, lúng túng và gục ngã vô điều kiện.
Sau khi chính thức là người tình của Bảo Đại, vũ nữ Lệ Hà và ông hoàng lúc nào cũng đi cùng với nhau. Trong suốt thời gian Bảo Đại ở Hà Nội (khi ông làm cố vấn tối cao của chính phủ CMLT VNDCCH), Lý Lệ Hà và đức vua gần như không rời khỏi nhau một ngày nào. Đi đâu, hai người cũng có nhau.
Sách “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam” có ghi lại rằng: Bảo Đại quan hệ công khai với Lý Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc. Mối tình của Bảo Đại và Lý Lệ Hà đã khiến cho Nam Phương hoàng hậu cũng như thứ phi Mộng Điệp vô cùng buồn lòng. Sau năm 1946, Lý Lệ Hà cùng Cựu Vương Bảo Đại sống lưu vong tại Hongkong.
Ở đây, người vũ nữ dốc hết tiền tiết kiệm để Bảo Đại có thể chi tiêu một cách thoải mái. Thế mới biết rằng, trong lòng Lý Lệ Hà, mối tình với Bảo Đại không chỉ là cơn gió thoảng mà cũng thực sự sâu nặng.
Tuy nhiên, cuối cùng cuộc tình giữa Lý Lệ Hà và Bảo Đại cũng kết thúc vì Bảo Đại vốn là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng cũng vô cùng đa tình. Ông hoàng Bảo Đại đã tự động rời bỏ cô vũ nữ xinh đẹp để tiếp tục đeo đuổi những mối tình khác.
Theo một số tài liệu, Lý Lệ Hà đã sang Pháp, kết hôn với một người bản địa và sống tại một làng ngoại thành Paris. Lý Lệ Hà cũng không gặp lại đức vua Bảo Đại lần nào nữ từ khi sống ở đất Pháp.
Lý Lệ Hà từ một cô gái thuần nông trở thành một vũ nữ nức tiếng, sau đó đạt giải Hoa khôi rồi lại trở thành người tình của 1 đức vua nổi tiếng đa tình, những câu chuyện đó đã trở thành nhiều huyền thoại lưu truyền trong dân chúng. Đến hơn hai mươi năm sau, người đẹp Lý Lệ Hà cùng sự tích áo lụa của xứ Hà Đông vẫn trở thành một nguồn cảm hứng để thi sĩ Nguyên Sa đưa vào bài thơ Áo Lụa Hà Đông.
Dĩ nhiên là bài thơ này không phải viết về người đẹp Lý Lệ Hà, mà Nguyên Sa viết tặng một người tình học trò nào đó của ông:
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Tuy nhiên, cũng từ màu áo lụa Hà Đông nổi tiếng của năm xưa, thi sĩ Nguyên Sa đưa vào thơ, rồi được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chắp đôi cánh để biến nó trở thành những giai điệu tình ca bất hủ, sống mãi cùng năm tháng. Thơ và nhạc đã cùng hòa quyện, thăng hoa để làm đắm say bao thế hệ yêu nghệ thuật. Lúc đó Ngô Thụy Miên mới có 21 tuổi, còn Nguyên Sa đã 37 tuổi.
Nói về cái duyên của sự gặp gỡ này, Ngô Thụy Miên đã chia sẻ với báo chí là giữa ông và thi sĩ Nguyên Sa không có liên hệ gì ngoài sự cảm thông của hai con người cùng yêu nghệ thuật. Ông đến với thơ Nguyên Sa không từ một chọn lựa, mà vì ông đã nhìn thấy mình trong thơ Nguyên Sa, đã nghe những rung động thầm kín nhất của tuổi trẻ qua những lời thơ ngọt ngào, tình tứ, tươi mát.
Bởi thế, khi gieo nhạc bài thơ này, Ngô Thụy Miên đã biến nó trở thành một giai điệu bất hủ, sống mãi cùng thời gian:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi tiếng thơ buồn vọng lại
Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn?
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy em ơi
Bài thơ, bài hát này cũng góp công lớn để nhiều người biết về làng lụa xứ Hà Đông. Nhắc đến Hà Đông, ai cũng nghĩ đến lụa đầu tiên. (Ngoài ra người ta còn nghĩ đến câu “Sư tử Hà Đông”, tuy nhiên sư tử Hà Đông đó là một sự tích bên Tàu thời Tống, chứ không phải Hà Đông ở Hà Nội ngày nay).
Nguyên văn bài thơ của Nguyên Sa:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bày vội vã vào trong hồn mở cửa
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
em không nói đã nghe từng giai điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
----------------------
Tổng hợp
7 tháng 4, 2019
Một ngày sống cả trăm năm
24/09/2018 09:51 GMT+7
TTO - Đêm 2-4, bạn bè chia sẻ Phạm Thị Huế đã ra đi. Huế là gương mặt mà Tuổi Trẻ đã giới thiệu trong bài viết này, nay xin chia sẻ lại, như một nén hương thơm tiễn đưa Huế...
TTO - Đêm 2-4, bạn bè chia sẻ Phạm Thị Huế đã ra đi. Huế là gương mặt mà Tuổi Trẻ đã giới thiệu trong bài viết này, nay xin chia sẻ lại, như một nén hương thơm tiễn đưa Huế...
Một ngày sống cả trăm năm - thái độ sống này được Phạm Thị Huế, sinh năm 1996, quê Thái Bình, lựa chọn trong 6 năm qua, sau khi cô biết mình mắc bệnh ung thư.
6 tháng 4, 2019
MƯA RƠI TRÊN PHIẾN TÌNH TA
MƯA RƠI TRÊN PHIẾN TÌNH TA
Thơ Trần Hữu Dũng
Nhạc Châu Đăng Khoa
Tiếng hát Giáng Ngọc
TIẾNG RAO TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN NĂM 1943
Để giữ lại những điều đang mất dần (báo trước là bài dài)
Nhớ hồi trẻ, tôi đọc bài Quà đêm trên rạch Tàu Hủ của Bình Nguyên Lộc trên một tờ báo và bật cười với nhận xét của ông khi nghe tiếng rao quà trong đêm Sài Gòn. “Ai ăn, bột khoai...đậu xanh...bún tàu...nước dừa... đường cát hôn!”. Ông bảo đó là tiếng rao mời ra ăn một thứ chè, nhưng điều ngộ nghĩnh là người rao kể rõ tất cả những thứ có trong món chè đó. Rất là thật thà, bộc tuệch, thuộc tính cơ bản của người miền Nam.
XUÂN MỘ - Ngô Thì Nhậm
春暮
榮開寒谷正融融
欲試薰絃解慍風
也有韶華渾未老
一般生意不言中
Vinh khai hàn cốc chính dung dung
Dục thí huân huyền giải uẩn phong
Dã hữu thiều hoa hồn vị lão
Nhất ban sinh ý bất ngôn trung
Tạm dịch:
CUỐI XUÂN
Cây cỏ tươi tốt ấm hang lạnh
Muốn lấy đàn vui giải gió sầu
Còn bao nét đẹp chưa tàn cỗi
Lặng lẽ đâm chồi trong thẳm sâu
---------
Nguồn: Fb Dũng Nobita
*...đọc chơi cho vui, nhân ngày 'Cá tháng Tư'!
*ĐỊNH-LÍ BẤT-TOÀN CỦA GODEL: ĐỊNH LÍ TOÁN-HỌC VĨ-ĐẠI NHẤT CỦA THẾ-KỈ HAI MƯƠI, SẢN-PHẨM CỦA “NGHỊCH LÝ KẺ NÓI DỐI”!
*“Toán học là ngôn ngữ Chúa viết trong vũ trụ”(Galileo Galilei).
*“Không có toán học chúng ta không thể đi sâu vào triết học. Không có triết học chúng ta không thể đi sâu vào toán học. Không có cả hai chúng ta không thể đi sâu vào bất cứ thứ gì”. (Gottfried Leibniz).
VÕ HỒNG
"Hoài niệm tuổi thơ gắn liền với một tình yêu quê hương mông lung. Yêu cánh đồng, yêu tiếng chim tu hú, những con chích chòe nhí nhảnh chuyền cành, những con chiền triện mải miết tước lá cau về làm tổ, các con mương nhỏ mọc đầy khoai môn, khoai sáp. Lớp trẻ lớn lên, đổ nhau về thành phố để tìm đường sống. Trưởng thành luôn luôn đi đôi với mất mát.
Trưởng thành, và mất mát, người ta có thể thành công trong nhiều phương diện, nhưng có một thứ thất bại lớn lao không thể đến bù tương xứng. Đó là sự mệt mỏi. Sự mệt mỏi này đầy trong các truyện ngắn của Võ Hồng. Nó có thể là sự khôn ngoan của một người từng trải, biết cân nhắc sáng suốt về tình yêu. Nó có thể là câu chuyện hằng ngày của những người láng giềng ở thành phố. Nó có thể là chuyện của một người bị tòa đòi ra làm chứng. Các truyện ngắn rải rác chung quanh đề tài này cũng thường cho chúng ta thấy cá tính của truyện ngắn Võ Hồng."
-------------
Tuệ Sỹ
ÁNH TÀN DƯ
TÔ THUỲ YÊN.
Có một lời từ biệt dị thường
Mờ cổ tự
Khắc trên thân đá địa đầu mù...
Người ra đi ý chừng không trở lại
Bao lâu rồi
Bao lâu rồi đá ngủ phiêu bồng
Ôm giấc chiêm bao người gửi lại
Trời đất ngùi ngùi
Nắng mưa đắp đổi
Thiên thu mòn mỏi tiếng ru hời...
HẠ SƠN
Ngày mai sư xuống núi
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say
Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay
Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung
Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng.
(C) TUỆ SỸ
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say
Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay
Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung
Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng.
(C) TUỆ SỸ
-------------
GIỚI THIỆU SÁCH 'NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT ĐẦU TIÊN'
GS ĐÀM TRUNG PHÁP.
– NGỮ VỰNG TIẾNG VIỆT ĐẦU TIÊN | (TRẦN NGỌC NINH)
2017 / 688 trang / $39.00 | Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học
714-775-2050 / Info@viethoc.com –
Hai lãnh vực cơ bản trong tiến trình thủ đắc một ngoại ngữ là ngữ pháp và ngữ vựng. Nhưng nếu được hỏi lãnh vực nào hữu dụng hơn khi phải dùng một ngôn ngữ chưa thông thạo để giao dịch với người bản xứ thì có lẽ chẳng ai chọn ngữ pháp làm câu trả lời. Đã đành các luật lệ ngữ pháp là cần thiết để viết hay nói thứ tiếng đó cho chỉnh và làm người bản xứ hiểu ta rõ hơn, nhưng nếu chỉ thuộc lòng các quy luật ngữ pháp mà lại yếu kém về ngữ vựng thì nỗ lực giao dịch ấy khó lòng thành tựu đượcThật vậy, câu nói “Vì tiếng Anh không khá, bạn tôi đã ba lần rớt bài thi vào quốc tịch Mỹ rồi” trong tiếng Anh (đúng ngữ pháp) là “Because his English is poor, my friend has failed the American citizenship test three times already”, nhưng câu (sai bét ngữ pháp và chính tả, với mức ngữ vựng tàm tạm – một thứ “broken English”) “He english no gut, my frend he no pass already three time test for become citizen of american” cũng có thể làm người dân Mỹ bản xứ cố gắng hiểu được, mặc dù họ thấy nó ngộ nghĩnh lạ thường. Lại cũng có lúc người ta chỉ cần phát ngôn một hai chữ “đắc địa” cho hoàn cảnh cũng đủ làm cho người bản xứ hiểu mình. Nhớ lại trong dịp thăm viếng Tây Đức năm 1973, vì mải miết mua quà cho gia đình vào ngày chót chuyến đi nên tôi quên cả giờ giấc, suýt nữa thì lỡ chuyến bay về Saigon! Vội vàng leo lên một taxi, tôi quen miệng nói tiếng Anh với người tài xế yêu cầu ông đưa tôi ra phi trường, nhưng ông ta có vẻ không hiểu. Mừng thay, khi tôi chỉ nói lên hai chữ tiếng Đức rất phổ thông cho “phi trường” và “làm ơn” là “Flughafen, bitte!” thì ông ta hiểu liền!
* Khẩu-quyết: "Những gì liên-quan đến lượng-giác; hãy trở về trên đường tròn lượng-giác". Với bạn ta, Huỳnh Thanh Quang!
* Một vài bạn học-trò sẽ bảo: "Xưa rồi Diễm, giờ tui có MTCT (máy tính cầm tay) rùi; hơi đâu mà nhớ làm chi!"
*...và rồi từ đó, các nơ-ron não-bộ không cần phải vận hành để tư duy nữa. Các nơ-ron ấy tê liệt từ từ!
------------------
Nguồn: FB
GOÁ PHỤ
TÔ THUỲ YÊN
Con chim nhào chết khô trên cửa,
Cửa đóng tự ngàn năm bặt âm,
Như đạo bùa thiêng yểm cổ mộ.
Sao người khai giải chưa về thăm?
Em chạy tìm anh ngoài cõi gió,
Lửa oan khốc giỡn cười ghê hồn,
Tiếng kêu đá lở long thiên cổ,
Cát loạn muôn trùng xóa dấu chôn.
Em độc thoại lời kinh ánh xanh,
Trăng lu, khuya mỏi, nén nhang tàn.
Chó tru thăm thẳm ngây thiên địa.
Mái ngói nghiêng triền, trái rụng lăn.
Ngọn đèn hư ảo chong linh vị,
Thắp trắng thời gian mái tóc em.
Tim đập duỗi ngoài thân nỗi lạnh.
Hồn xa con đóm lạc sâu đêm.
Cỏ cây sống chết há ta thán.
Em khóc hoài chi lẽ diệt sinh?
Thảng như con ngựa già vô dụng
Chủ bỏ ngoài trăng đứng một mình.
1972.
*Hình-ảnh: Bức tranh 'Bặt Âm', của họa-sĩ Đinh Cường.
-------------
Nguồn: Trần Xuân.
NHO-GIÁO Ở GIA-ĐỊNH
CAO TỰ THANH.
1. Quyển sách này là một quyển sách đáng để chúng ta bỏ chút thời-gian quí-báu để đọc, để rong ruổi cùng tiền-nhân trên hành-trình mở cõi và để theo dõi sự vận-động của tư-tưởng người xưa trong hành-trình ấy. Đó là nội-dung chính của sách, nhưng quyển sách không chỉ có thế; quyển sách vượt lên và bao trùm chủ-đề lõi mà nó muốn hướng đến; quyển sách thể hiện bản-lĩnh và công-phu của người đã tạo tác nên nó: nhà nghiên-cứu CAO TỰ THANH.
Tôi nghe nói rằng quí-vị "trí-thức giang-hồ" đặt cho ông một hỗn-danh là THANH TỰ-CAO. Tôi không được rõ về chuyện này nên chỉ thuật lại như vậy và không dám lạm-bàn điều gì.
..."quê-hương ta đó, lúc thanh-bình ấu-thời!"
HOÀNG-NGƯU SƠN!
Nguyễn Hiến Lê có viết rằng Quách Tấn là một trong những tác-giả đã có những trang viết hay nhất, đẹp nhất về những ngọn núi trong các tác-phẩm tạm gọi là 'địa-chí' của ông, từ 'Nước non Bình Định' viết về nơi 'chôn nhau cắt rốn' của ông cho đến 'Xứ Trầm Hương' là món quà mà ông đã kính dâng lên quê-hương thứ hai của mình: Khánh Hòa. Khổng-tử có lần nói với môn-sinh của ông, đại-í: “Người thông-minh thì yêu thích nước, người nhân-đức thì yêu thích núi. Người thông-minh tính-cách cũng hoạt bát giống như nước, người nhân-đức cũng an tĩnh giống như núi." Nhận-định này đúng hay không đúng, tôi không biết...!
ĐẠI-QUAN VỀ NGỮ-PHÁP VIỆT-NAM.
A. CÁC LOẠI - CATEGORY
Chương-trình tối-thiểu của Noam Chomsky mang một tham-vọng là có thể mô tả ngữ-pháp của một ngôn-ngữ bằng những ngữ-vật|(language-object) đơn-giản nhất và với số-lượng ngữ-vật ít nhất có thể. Đường-hướng được lựa chọn ở đây là đường-hướng hình-thức: cơ-cấu của câu và tương-quan vị-trí giữa các tiếng-từ|morphem là điểm xuất-phát để định Loại|Category và Chức-vụ|Function; í-nghĩa của tiếng-từ vẫn được xét đến và phối hợp cùng cơ-cấu hình-thức, nhưng í-nghĩa được xét đến sau và không nên đặt ra một cách tiên-định.
(0) →[0.A]Từ & các Loại|category-Từ trong Việt-ngữ !
(Hay là năm loại cú-pháp trong Việt-ngữ; chưa tính đến các đoạn-dạng.)
GS TRẦN NGỌC NINH
Giáo sư Trần Ngọc Ninh sinh năm 1923 tại Hà Nội. Ông theo học Y khoa tại Hà Nội, rồi sang Pháp tiếp tục học, đỗ Thạc sĩ Y khoa tại Pháp (1961), có nhiều công trình nghiên cứu Y khoa giá trị. Về nước, ông thành lập hai khoa giải phẫu xương và giải phẫu trẻ em [Phẫu nhi (Pediatric Surgery) và Phẫu khoa trực nhi (Orthopedic Surgery)] đầu tiên tại Việt Nam, được xem là “khúc xương sống” của Y khoa miền Nam . Vừa giảng dạy, vừa hành nghề, Giáo sư đã đào tạo nhiều môn sinh có khả năng thay ông tiếp tục phát triển hai khoa này ở quê nhà.
'TƯƠNG LAI [Ở] TRONG TAY TA'!
23 giờ ·
*...đọc lại 'TƯƠNG LAI [Ở] TRONG TAY TA'!
Cái danh đầu-tiên của sách này có thêm tiếng-từ /ở/ mà tôi đặt trong hiệu-kí [...] ở nhan-đề của tút|status này, các lần in sau, học-giả Nguyễn Hiến Lê đã xóa bỏ tiếng-từ này hay đơn-vị tái-bản sách sau 1975 đã tự í(ý) làm việc này thì tôi không được rõ.
Nguyễn Hiến Lê có viết đâu đó trong hồi-kí của ông, rằng trong hơn 120 tác-phẩm của ông thì 'Tương lai trong tay ta' là một trong những quyển mà ông yêu nhất.
BA NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”
Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm.”
ĐIỆU BUỒN MƯỜI NĂM
ta có những ngày bỏ học
lang thang khắp phố, khắp phường
mỏi chân - đành, ngồi quán cóc
nhấm nháp café không đường
lang thang khắp phố, khắp phường
mỏi chân - đành, ngồi quán cóc
nhấm nháp café không đường
cũng có đôi lúc bất thường
mặt mày bỗng dưng vênh váo
khật khừ triết học - văn chuơng
nhố nhăng ngôn từ khinh, ngạo
mặt mày bỗng dưng vênh váo
khật khừ triết học - văn chuơng
nhố nhăng ngôn từ khinh, ngạo
lại có nhiều khi khờ khạo
lơ ngơ trước một cổng trường
nhìn ai tung tăng chân sáo
đêm về, mơ một làn hương
lơ ngơ trước một cổng trường
nhìn ai tung tăng chân sáo
đêm về, mơ một làn hương
LỜI NGUYỆN TRONG KHÔNG
Nguyễn Mạnh Côn
I .
Tôi có người em gái xinh đẹp yêu chồng, trung thành với chồng, không ngớt lo lắng và không ngừng săn sóc cho chồng. Chồng của em tôi là một lính Dù.
II ..
Anh em tôi rất ít khi gặp nhau, không những vì xa nhà, mà còn vì chồng của Duyên mắc nhiều công chuyện nặng nhọc, vì tôi luôn luôn bê bối với những cuốn sách đang in dở dang, hoặc những bài báo lòng thòng năm bảy chục ngàn chữ. Còn về phần Duyên thì nó bận với chồng. Cho nên chúng tôi không thấy mặt nhau thường, nhưng hằng nhớ đến nhau luôn. Đó có lẽ là nguyên nhân khiến cho khi em tôi gặp chuyện khó khăn - khó khăn về tinh thần - thì nó chạy thẳng đến tìm tôi, thay vì tìm những người thân khác gần gụi với nó hơn tôi.
- Anh đừng cười em, em mới nói!
NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
Trần Áng Sơn
Trong số các nhà văn nữ ở Sài Gòn, Nguyễn Thị Thụy Vũ là nhà văn tôi trân trọng nhất. Ngòi bút của chị chứa đựng tất cả những gì làm nên một cây bút có cá tính. Người ta thường nói văn là người, ở Thụy Vũ tôi vẫn thấy văn như thật lòng, mà lòng Thụy Vũ có biết bao là ngổn ngang, u uẩn, thật mộc mạc; nhưng cũng thật tinh tế. Tưởng như nhẫn tâm mà xiết bao thân ái! Trong vô tình, mà chứa đựng biết bao là xót xa!
Cùng một vấn đề tình dục, các nhà văn nữ khác sùng bái khoái cảm, đẩy tình dục đến chỗ ca tụng thân xác, Thụy Vũ cũng khát khao thân xác - nhưng là những cơn khát khao u uẩn, khoái cảm tan nhanh trong hoài niệm, hoang đường, giữa bản năng và siêu linh mang một chút âm sắc của trăm năm cô đơn. Xuyên qua cuộc đời, dấu vết tâm linh sinh lý, cho phép ta nhìn thấy THỤY VŨ là MỘT HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG VĂN XUÔI.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)