1 tháng 11, 2016

THIẾU NIỀM TIN VÀO THẦN PHẬT, CON NGƯỜI ĐI VỀ ĐÂU?

Trong xã hội ngày nay, khi con người không còn giữ một niềm tin hay chính tín trong tâm, điều này mang đến những hệ quả khôn lường mà chúng ta cũng không ngờ.

Người xưa hiểu rằng: “Trên đầu ba thước có thấn linh”, nên làm viêc gì cũng lấy đạo lý, Thiên lý làm thước đo để hành xử. Ngày nay, con người không tin có Thần Phật nhìn thấu mọi hành vi, suy nghĩ nên không việc ác nào không dám làm: Thịt lợn tiêm thuốc, sữa giả, gạo giả, rau độc… danh sách những việc ‘sát hại đồng loại’ dường như kéo dài vô tận..

Vậy tại sao người ta lại dám làm điều xấu? Lý do rất đơn giản: vì nhiều người đã từ lâu không hề tin vào sự tồn tại của Thần Phật, không tin vào thiên lý bất biến của trời đất: “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo”, nhiều người không còn lưu giữ niềm tin này trong tâm, đó chính là lý do tại sao họ mất đi những quy chuẩn câu thúc đạo đức trong tâm và dẫn đến có thể làm bất cứ điều gì để đạt được lợi ích cho bản thân mình.

Những thứ giả xuất hiện ngày một nhiều nên mọi người dường như có một tâm bảo vệ bản thân rất mãnh liệt. Thậm chí họ sẵn sàng nói dối với bất cứ ai từ bạn bè cho tới đồng nghiệp. Mục đích chủ yếu là để tránh điều này tránh điều nọ, trong tâm họ luôn luôn cảm thấy cuộc sống thật mệt mỏi. Nhưng liệu mấy ai có biết được rằng gốc rễ của tất cả những lời nói dối này đều đến từ việc không tin rằng có Thần Phật?

Khi thấy những vụ lùm xùm liên quan đến các quỹ cứu trợ hay tổ chức nào đó lợi dụng danh nghĩa từ thiện để chiếm dụng nguồn tiền dành cho người nghèo khó, thường luôn có nhiều dân phẫn nộ biểu thị rằng: “Những người này thật không có lương tâm, họ sau này tương lai sẽ nhất định không được tốt đẹp gì, bởi vì báo ứng tất sẽ đến.” Một số người khác lại nói: “Nếu như có báo ứng ngay lập tức thì những người này đã không dám làm điều xấu rồi “.

Con người khi có chính tín vào Thần Phật, nền đạo đức và văn hoá của con người sẽ được thăng hoa, sự phồn vinh của xã hội sẽ luôn được duy trì trong hàng ngàn năm. Ngày nay, niềm tin này trở thành thứ mang màu sắc “mê tín”. Bằng cách đó, họ chối bỏ nguồn gốc giá trị đạo đức cơ bản. Việc không tin vào Thần Phật, không tin vào nhân quả báo ứng sẽ khiến đạo đức của con người rơi xuống vực thẳm, dẫn đến lúc nào trong tâm họ cũng cảm thấy bất an.

Theo một cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết những người đoạt giải Nobel thì có tới hơn 92% số người tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Trong đó bao gồm cả những nhà khoa học nổi tiếng như Einstein, Newton, Galileo v.v.. Một ví dụ khác, hãy cùng nhìn vào lịch sử của Trung Hoa – triều đại nhà Đường, đó là thời đại quốc gia thịnh vượng với nền Phật giáo hưng thịnh nhất. Như vậy, sự thịnh vượng của một quốc gia và sự tín ngưỡng chính tín không phải có liên hệ rất mật thiết với nhau?


----------------
Nguồn: Theo daikynguyenvn.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét