Được coi là một đức tính quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, lòng hiếu thảo được biết đến là sự kính trọng đối với cha mẹ và tổ tiên, bên cạnh đó là tuân thủ theo yêu cầu và sự dạy dỗ của các bậc cha mẹ. Văn hóa truyền thống Trung Quốc quan niệm lòng hiếu thảo là gốc của mọi đức hạnh và dạy rằng lòng hiếu thảo bắt đầu từ cha mẹ trong gia đình, mở rộng đến người trị vì, từ đó đem lại bình yên và hòa hợp trên thế giới. (Wong Sze Yuen / Photos.com)
Li Gao, sống trong khoảng triều đại nhà Đường (618-907 sau Công nguyên), nổi tiếng với lòng hiếu thảo của mình đối với mẹ.
Năm 674 sau Công Nguyên, thủ đô bị hạn hán nặng. Gạo trở nên rất tốn kém và nhiều người bị chết đói. Thời điểm đó, Li Gao là một quan chức. Ông đã phạm lỗi trong công việc và bị giáng chức xuống làm ở Ôn Châu, công việc là phụ trách các vấn đề ở địa phương.
Ở Ôn Châu, thu hoạch mùa vụ cũng rất nghèo nàn. Chính quyền địa phương đã có vài trăm ngàn hu thóc trong kho (hu: mức đo lường thời cổ của Trung Quốc, tương đương với khoảng 40 tấn). Li Gao muốn cứu trợ cho người dân bằng số thóc đó nhưng cấp dưới khuyên ông nên đợi lệnh của hoàng đế.
Li Gao nói, “Nếu không có thức ăn trong nhiều ngày, một người sẽ chết đói. Chúng ta không có thời gian để chờ đợi! Nếu mạng sống của ta có thể cứu hàng ngàn mạng sống khác, thì không điều gì là xứng đáng hơn. “Bức tranh cảm động về Mẫn Tử Khiên cho thấy sức mạnh lay động lòng người và quy chính nhân tâm của chữ Hiếu:
Ông ra lệnh tiếp tế gạo cho người dân, và sau đó đã viết một bức thư nhận lỗi cho hoàng đế. Sau khi đọc thư, hoàng đế đã khen ngợi Li Gao và thăng chức cho ông.
Một lần, trong chuyến thăm tới địa phương lân cận, Li Gao thấy một bà lão tóc bạc trắng khóc. Ông hỏi lý do tại sao bà khóc. Bà lão trả lời: “Tôi có hai đứa con trai, Li Jun và Li E, chúng làm quan chức chính phủ trong hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ trở lại thăm tôi. Tôi rất nghèo nên tôi không thể tự nuôi mình.”
Cả hai Li Jun và Li E là các quan chức rất nổi tiếng.
Li Gao đã rất tức giận. Ông nói: “Khi đang ở nhà, ta cần phải tỏ lòng hiếu thảo đối với gia đình. Khi ra ngoài, ta nên tôn trọng đối với người già.
“Nếu một người có thêm thời gian và năng lượng, người đó có thể theo đuổi các nghiên cứu học tập thêm. Làm thế nào hai anh em này với hành vi đạo đức thấp như thế có thể phục vụ như các quan chức chính phủ được? “
Ông đã báo cáo vấn đề cho hoàng đế. Kết quả là, Li Jun và Li E bị sa thải khỏi chức vụ và cấm phục vụ trong chính phủ.
Tiêu chuẩn đạo đức là điều then chốt
Thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ là tiêu chuẩn đạo đức và đức tính truyền thống Trung Quốc. Tại sao những người cổ đại vô cùng coi trọng lòng hiếu thảo và coi nó là đức tính quan trọng nhất trong tất cả?
Bởi vì lòng hiếu thảo liên kết chặt chẽ với sự đề cao đạo đức của một người. Để thực hành đạo hiếu, người ta phải có một trái tim nhân hậu, mà bản thân nó là một phẩm chất cần thiết để tương tác với những người khác trong xã hội.
Hiếu thảo cũng bao gồm nhiều đức tính khác, đó là sự tôn trọng, lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn, tôn trọng người già, và quan tâm đến người khác.
Nếu một người thậm chí không thể được quan tâm đến gia đình của mình, làm sao người đó có thể thực sự tốt với người khác? Làm thế nào người ta có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”?
Từ thời nhà Hán (206 B.C.-A.D. 220), triều đình sử dụng lòng hiếu thảo như là một trong những tiêu chuẩn chính để lựa chọn nhân tài phục vụ trong chính phủ.
Trà My
--------------
Nguồn: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét