11 tháng 4, 2016

Cả gia đình đều bị ung thư – Nỗi kinh hoàng từ vật dụng nhà bếp quen thuộc dùng hằng ngày

Khó ai có thể tin tưởng được vật dụng quen thuộc này lại là nguyên nhân chính khiến tất cả thành viên trong một gia đình đều bị ung thư.

Ngày 26/11/2015, một chương trình về sức khỏe của Bắc Kinh đã khiến công chúng hoảng sợ khi hé lộ sự phát triển không thể kiểm soát của căn bệnh ung thư.

Có những gia đình 4 thành viên thì cả 4 người đều mắc bệnh ung thư. Người ta gọi chung tình trạng này là “gia đình ung thư”.

Điều đáng kinh ngạc là tất cả thành viên trong những gia đình ung thư này đều không có thói quen xấu hay mắc bệnh di truyền gì liên quan đến ung thư.

Dựa trên nghiên cứu và điều tra của các chuyên gia, người ta phát hiện ra những gia đình ung thư này có một đặc điểm chung là đều có những thói quen sử dụng thớt gỗ giống hệt nhau.

Thớt gỗ là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Với độ dày, cứng mềm vừa phải, thớt gỗ cực kì thích hợp cho việc chặt thịt hoặc cắt các loại thực phẩm cứng.

Tuy nhiên khuyết điểm lớn nhất của thớt gỗ là khó chùi rửa, hút ẩm tốt, lâu khô. Để lâu ngày sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc và trở thành môi trường phát triển thuận lợi cho các loại vi khuẩn nguy hiểm.

Khuyết điểm lớn nhất của thớt gỗ là khó chùi rửa, hút ẩm tốt, lâu khô. (Ảnh: meirihaowen)

Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể.

Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư.

Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.

Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên đến hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.

Để phòng tránh bệnh tật, mọi người phải nắm được những phương pháp tẩy rửa khoa học nhất.


1. Dùng giấm hoặc chanh: Sau khi cắt thịt cá, mùi hôi bám trên thớt rất khó chùi rửa. Chúng ta chỉ cần dùng giấm chua hoặc chanh để khử mùi hôi và tiệt trùng.

Sau khi sử dụng, lấy dấm xoa lên mặt thớt, dùng khăn sạch lau mặt thớt vài lần mới rửa lại bằng nước sạch. Đặt thớt ở nơi khô ráo sạch sẽ là được.

2. Dùng muối: Nhúng thớt vào nước sạch rồi rải một lớp muối mỏng lên mặt thớt. Nửa tiếng sau mới rửa lại bằng nước sạch.

3. Dùng gừng: Sau khi rửa sạch thớt, dùng một miếng gừng nhỏ chà khắp mặt thớt. Rửa sạch bằng nước rồi chùi lại thêm 1 lần nữa. Cách này có thể khử sạch mùi hôi và diệt vi khuẩn trên mặt thớt.

4. Phơi nắng: Đây là biện pháp cực kì đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Sau khi làm vệ sinh thớt sạch sẽ, phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời.

5. Phân loại thớt: Nếu có điều kiện thì nên mua nhiều loại thớt cho từng mục đích. Bao gồm thớt chặt, cắt thực phẩm sống/chín, thớt rau củ quả…
----------------
Theo Soha.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét