20 tháng 4, 2016

5 trường hợp nhìn thấy người thân đã qua đời dù chưa hay biết

Dù chưa hay biết người thân của mình đã qua đời những những người trong 5 trường hợp dưới đây lại có thể nhìn thấy sự việc đó một cách rõ ràng. Điều này vượt quá phạm vi của sự linh cảm hay một cảm nhận trực giác mơ hồ.

(Ảnh: Internet)

Dưới đây là tuyển chọn một vài trong số hàng chục các trường hợp như vậy đã được TS. Bruce Greyson từ Đại học Virginia tập hợp trong một bài viết vào năm 2010 với tiêu đề “Nhìn thấy những người chưa biết là đã chết” (Seeing Dead People Not Known to Have Died). Bài viết này đã được đăng tải bởi Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ (American Anthropological Association).

Greyson đã viết: “Các trường hợp thuộc loại này đã cung cấp một số những bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy sự tồn tại của ý thức sau khi cơ thể tử vong”.

Trong cơn sốt, cậu bé nhìn thấy chị mình và những thân nhân đã mất.


Cậu bé 9 tuổi Eddie Cuomo từng có lần bị sốt trong gần hai ngày. Cậu đã tỉnh dậy lúc 3h sáng sau khi cơn sốt thuyên giảm và kể cho bố mẹ cậu và TS. K.M. Dale nghe rằng cậu đã nhìn thấy các thành viên quá cố trong gia đình, bao gồm ông nội của cậu. Cậu bé cũng đã nhìn thấy người chị gái Teresa 19 tuổi, lúc đó đang học đại học xa nhà.

Cha Eddie vừa mới trò chuyện với cô vài ngày trước đó và mọi việc đều ổn. Cuối ngày đó, gia đình cậu nhận được tin Teresa đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông vào lúc nửa đêm – chỉ vài giờ trước khi Eddie thấy cảnh mộng đó.

Câu chuyện này đã được thuật lại bởi bác sĩ K.M. Dale và được ghi chép trong cuốn sách năm 1995 của tác giả Brad và Sherry Hansen Steiger có tựa đề “Những đứa con của Ánh sáng: Sự thật đáng kinh ngạc khơi nguồn cảm hứng về các Trải nghiệm Cận-Tử của trẻ em và cách thức chúng làm sáng tỏ Thế giới Bên kia” (Children of the Light: The Startling and Inspiring Truth About Children’s Near-Death Experiences and How They Illuminate the Beyond)”.

Người phụ nữ bị tai nạn giao thông nhìn thấy người cha vừa mất trước đó một giờ

Một phụ nữ thổ dân châu Mỹ bị tai nạn xe hơi và đang trong tình trạng nguy kịch. Cô đã bảo một người qua đường không quen biết đang dừng lại ở đó để giúp cô rằng: “Nếu có dịp đi ngang qua vùng đất dành riêng cho Thổ dân Da đỏ, thì xin ông hãy bảo mẹ tôi rằng tôi vẫn ổn. Không những ổn, mà còn rất hạnh phúc vì đang được ở bên cạnh cha tôi”.

Người này đã tìm được mẹ cô và truyền lại thông điệp đó. Hoá ra cha của người phụ nữ này đã đột ngột qua đời do bệnh tim mạch vành khoảng một giờ trước khi xảy ra vụ tai nạn.

Câu chuyện này đã được bác sĩ tâm thần Elisabeth Kübler-Ross thuật lại trong cuốn sách năm 1983 của mình với tiêu đề “Về Trẻ em và Cái chết (On Children and Death)”.

Người phụ nữ đang hấp hối nhìn thấy đứa con trai của mình đang khỏe mạnh thì đổ bệnh


Vào thế kỷ 19 tại nước Anh, bà Hicks đang hấp hối trên giường bệnh. Bà liên tục nhắc đến đứa con trai của mình: “Tội nghiệp Eddie; trời ơi trông nó ốm quá; nó bị ngã rồi”. Bà cứ tiếp tục nhắc đến “Eddie tội nghiệp” cho tới khi qua đời vào cuối ngày hôm đó.

Con trai bà, Eddie, đang sống ở Úc và khỏe mạnh, chí ít theo những gì thân nhân của cậu ở Anh biết được vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau này mọi người mới hay tin Eddie đã đổ bệnh. Trong cơn sốt, cậu đã ngã từ trên lưng ngựa xuống và qua đời vào cùng ngày mẹ cậu có cảnh mộng nói trên.

Câu chuyện này đã được thuật lại trong “Tập san của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh” (Proceedings of the Society for Psychical Research) vào năm 1899.

Cậu bé nhìn thấy người bạn trai hồi cấp ba đã chết của mẹ

Khi một cậu bé 7 tuổi đang hấp hối vì căn bệnh máu trắng, cậu kể với mẹ rằng cậu đã lên thiên đàng. Trên thiên đàng, cậu bé nói, có một người đàn ông tự giới thiệu là bạn trai của mẹ năm xưa, và ông đã bị tàn tật sau một vụ tai nạn xe hơi.

Bà mẹ tin chắc rằng bà chưa từng kể cho cậu con trai về người bạn trai năm xưa này. Sau đó bà được biết rằng người bạn trai năm xưa đó đã qua đời vào cùng ngày mà con trai bà có cảnh mộng nói trên.

Câu chuyện này đã được bác sĩ nhi khoa Melvin Morse thuật lại trong cuốn sách năm 1990 của ông và đồng tác giả Paul Perry với tiêu đề“Gần hơn đến Ánh sáng: Học hỏi từ các Trải nghiệm Cận-Tử của Trẻ em (Closer to the Light: Learning from the Near-Death Experiences of Children)”.

“Ôi, Will, ông đấy à?”

Câu chuyện này xảy ra ở Mỹ. Có một người phụ nữ cao tuổi đang hấp hối, bên cạnh là đàn cháu vây quanh. Ngay trước khi qua đời, bà đã thốt lên “Ôi, Will, ông đấy à?”. Người duy nhất có tên ‘Will’ trong gia đình là một ông chú ở bên Anh. Sau đó gia đình bà được biết rằng ông chú Will đã qua đời trước bà hai ngày.

------------------------

Theo Daikynguyenvn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét