Ăn chay không những tốt cho sức khỏe mà còn bồi dưỡng đạo đức con người. Hãy xem nhận định của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nói về vấn đề này.
Trên trái đất này không điều gì có lợi cho sức khỏe và cơ hội sinh tồn của con người bằng việc ăn chay – Albert Einstein
Ăn chay, trai, ăn lạt hay chủ nghĩa ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ. Có nhiều lý do khác nhau để ăn chay tùy thuộc vào sắc tộc, tôn giáo và văn hóa. Có những người ăn chay vì vấn đề đạo đức hay vì không muốn gây khổ đau cho động vật, hoặc đấu tranh vì quyền động vật.
Những người ăn chay vì đạo đức tin rằng việc giết một con vật cũng như giết một con người. Theo nguyên lý bình đẳng của Peter Singer, đối với các động vật không phải người thì những con vật cũng giống như những người không cùng màu da, sắc tộc, giới tính hay tôn giáo. Do đó, việc giết hại này chỉ có thể được biện minh nếu trong những hoàn cảnh vô cùng khắt khe, còn việc giết một vật thể sống vì mùi vị thơm ngon, sự tiện lợi hay giá trị dinh dưỡng của nó đều không phải là nguyên nhân chính đáng.
Một số quốc gia có số người ăn chay chiếm tỉ lệ lớn như Ấn Độ, 40% dân số Ấn Độ là người ăn chay. Kì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo xem ăn chay như là một hành vi đạo đức. Đối với các tôn giáo này thì ăn chay chủ yếu dựa trên các luật về không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật.
Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện “tam tịnh nhục”, Phật giáo đại thừa khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi.
Ngoài ra, vấn đề sức khỏe cũng là một động lực để ăn chay, một số người còn cảm thấy ác cảm với mùi vị của thịt.
Dưới đây là phát biểu của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử về vấn đề ăn chay:
“Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết).”
– Trích lời giảng của Phật Thích Ca Mâu Ni (“Tam tịnh nhục”)
“Động vật là bạn của tôi… và tôi không ăn thịt bạn bè” - George Bernard Shaw
George Bernard Shaw: (26/07/1856 – 02/11/1950) là nhà soạn kịch người Anh gốc Ireland đoạt giải Nobel Văn học năm 1925.
Lúc nhỏ Shaw học kém nhưng lại có khiếu về âm nhạc, sớm hiểu và yêu thích tác phẩm của các nhạc sĩ danh tiếng, học thêm về hội họa ở Dublin. Lúc 15 tuổi ông làm nhân viên tập sự, thủ quỹ cho một hãng bất động sản.
Năm 1876, ông theo mẹ và hai chị đến London sinh sống, viết các bài phê bình âm nhạc cho các báo để kiếm tiền, tự học, quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
“Có thể đánh giá tính cách thật của một người qua cách hành xử của người đó với con vật nuôi của anh ta” - James Paul McCartney
James Paul McCartney: MBE (sinh ngày 18/06/1942 tại thành phố Liverpool) là nhạc sĩ, ca sĩ, cựu thành viên nổi tiếng của The Beatles (1960-1970) và Wings (1971-1981).
Sách Kỷ lục Guinness công nhận McCartney là “nghệ sĩ thành công nhất lịch sử âm nhạc đương đại” với 60 đĩa Vàng và hơn 100 triệu đĩa đơn đã được bán ra chỉ riêng ở Anh.
“Một người có thể sống và mạnh khỏe mà không cần giết thịt động vật để ăn; do đó, nếu anh ta ăn thịt thì nghĩa là anh ta liên quan đến việc giết chóc cho bữa ăn của anh ta. Làm như vậy là vô đạo đức” - Leo Tolstoy
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy: Sinh ngày 9/9/1828, mất ngày 20/11/1910) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
“Con người sẽ không thể tìm thấy yên bình cho tới khi mở rộng lòng nhân ái tới tất cả sinh linh” – Albert Schweitzer
Albert Schweitzer: (14/01/1875 – 04/09/1965) là một tiến sỹ, thầy thuốc, nhà triết học, thần học người Đức, sau mang quốc tịch Pháp. Ông đoạt Giải Goethe năm 1928 và giải Nobel Hoà bình năm 1952 vì đã có công lớn trong giúp đỡ người châu Phi, bất chấp gian khổ, bệnh tật. Ông đã có khoảng 50 năm chữa bệnh cho người dân Gabon, một đất nước nằm ở miền Tây Trung Phi. Khi mất, ông cũng được chôn tại đây.
“Con người thực sự là vua của loài quỷ vì sự bạo tàn vượt trội. Chúng ta sống bằng cái chết của kẻ khác. Chúng ta chẳng khác gì nơi chôn xác chết” – Leonardo da Vinci
Leonardo di ser Piero da Vinci: Sinh ngày 15/04/1452 – mất ngày 02/05/1519. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.
Ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực.
“Tôi cho rằng cách sống không ăn thịt, bằng tác dụng đơn thuần về mặt vật lý đến tính khí của con người, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại” – Albert Einstein
Albert Einstein: Sinh ngày 14/03/1879, mất 18/04/1955 là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).
“Phi bạo lực là gốc rễ của đạo lý, là mục đích của sự phát triển. Con người vẫn man rợ cho đến khi dừng việc làm hại các sinh linh khác” – Thomas A. Edison
Thomas A. Edison (11/02/1847 – 18/10/1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).
“Vì ăn thịt nên chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm đối với việc biến đổi khí hậu, hủy hoại rừng và làm ô nhiễm nguồn nước. Chỉ cần một hành động đơn giản là trở thành người ăn chay, bạn sẽ tạo nên một sự thay đổi đối với sức khỏe của hành tinh này” – Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người Việt Nam, ông từng là nhà giáo, tác giả, nhà thơ và nhà hoạt động hòa bình. Hiện nay ông đang sống tại miền nam nước Pháp, sống cuộc sống tha hương trong nhiều năm.
“Ăn thịt là sát sinh vô cớ” – Benjamin Franklin
Benjamin Franklin (17/01/1706 – 17/04/1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu. Trong lĩnh vực khoa học, ông là gương mặt điển hình của lịch sử vật lý vì những khám phá của ông và những lý thuyết về điện, ví dụ như các khám phá về hiện tượng sấm, sét.
Theo Minh Báo
------------------
Nguồn: Internet
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Trả lờiXóaTôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Trả lờiXóa