8 tháng 4, 2016

Bài thuốc đơn giản mà thần kỳ chữa các bệnh sưng, nhức, viêm răng miệng

Rượu cau là một loại thuốc được lưu truyền trong dân gian cực kì hiệu quả trong việc sử dụng để chữa các bệnh về răng và lợi. Thử nhìn lại một chút, ăn trầu cau là một nét văn hóa của Việt Nam, các cụ ngày xưa thường rất thích nhai trẩu cau, vì nhai thường xuyên mà răng thường bị đen lại nhưng răng các cụ ta lại cực kì chắc khỏe. Càng ngày thì nét văn hóa nhai trầu càng ít phổ biến nhưng lợi ích của cau thì vẫn được truyền tụng và được tiếp tục khai thác nhờ vào việc ngâm rượu cau. Tại sao lại như vậy, cùng tìm hiểu thêm về cây cau nhé!

Cây cau được trồng rất nhiều tại khu vực Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng nông thôn. Ở nước ta việc thu mua cau cực kì dễ dàng do số lượng trồng nhiều, dễ dàng trong chăm bón và đặc biệt là được sử dụng nhiều trong các ngày lễ tết, giỗ, rằm, ngày Tư, ngày Tết để thắp hương. Cây cau đặc biệt có nhiều tác dụng trong việc dùng làm thuốc điều trị, từ vỏ cây, rễ cho tới quả cau. Được biết vỏ cây cau được dùng để chữa bệnh chướng bụng, khó tiêu, khó khăn trong đại tiểu tiện, rễ cây cau được sử dụng trong hỗ trợ cương dương. Hoa cau có tính thanh nhiệt, bổ tim, gan, thận, dạ dày.


Lại bàn về Rượu cau, quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng, chính vì thế quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe. Cách làm tại nhà cực kì đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian, bạn sẽ có được một bình rượu cau tích trữ trong nhà, giúp cả gia đình trị sâu răng, viêm răng, viêm lợi, giúp răng săn chắc.


Chuẩn bị:
– Chọn 20-25 quả cau tươi
– 1 lít rượu trắng ( nên chọn loại rượu lúa mới của nhà máy, vì loại rượu này đã được khử chất độc andehit)

Cách làm: Dùng dao tước hết vỏ xanh của quả cau bỏ đi. Tiếp tục tước cùi trắng cho tới hạt, hạt mang thái đôi hoặc thái bốn. Đổ cùi trắng và hạt cau vào rượu cho vào một cái chai, đậy nút thật chặt, để khoảng 1 tháng, nước cau chuyển màu vàng cánh gián, là đem ra dùng được, càng ngâm lâu thì chất lượng càng tốt. Có thể ngâm làm nhiều chai, sử dụng dần từng chai một.

Một chút lưu ý, rượu cau rất cay nên nếu chưa quen những lần ngậm đầu tiên nên ngậm chút một, ngậm sau khi đánh răng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy khoảng 15 phút thì nhổ đi. Tốt nhất là không nên súc miệng lại hoặc ăn uống ngay mà để cho tinh chất rượu cau ngấm vào các nướu răng. Nếu là trẻ em nên pha loãng rượu cau và dặn các em không được nuốt. Chăm chỉ sử dụng hàng ngày để phòng trống sâu răng thâm nhập và ngăn các bệnh về răng lợi.

---


Mới đọc được bài thuốc này, hay quá. Đã rất nhiều người dùng và cho kết quả cực thần kỳ. Răng miệng là bệnh phổ biến ở cả trẻ nhỏ, người lớn và người già, thế nên nhà nhà nên làm 1 hũ cho mình dùng dần nhỉ. Bài viết như sau:

"Mẹ mình bị đau răng, sưng nhức, uống kháng sinh không khỏi. Đi ra cửa hàng răng hàm mặt, bác sỹ khám và kết luận: Răng bác bây giờ phải nhổ, nó lung lay quá rồi, đây là bệnh của tuổi già, răng đã "hết hạn sử dụng", bác nhổ đi mới hết đau. Nếu bác không nhổ, vài ngày nữa răng bác sẽ tự rụng, nhưng bác lại phải chịu đau từ giờ cho tới lúc đó. Bác nhổ rồi bác làm răng giả còn đẹp hơn.

Mẹ mình về hỏi ý kiến mình (mẹ mình muốn làm gì đều hỏi ý kiến con gái cho yên tâm), mình nói từ từ để con tìm hiểu.

Mình lên mạng thấy một số người mách dùng rượu cau, mình nói mẹ là mẹ thử ngậm rượu cau xem, vấn đề là lúc đó nhà mình không có rượu cau, nếu chờ mình ngâm xong mới được ngậm thì răng đã rụng mất tiêu rồi, khác nào đau đẻ chờ sáng trăng.

Thế là mẹ mình hỏi các bạn của mẹ trong đội văn nghệ, có một bác nam (bồ mẹ, hehe) có rượu cau ngâm, liền cho mẹ mình 1 chai. Bà mang về, ngậm rượu cau vài ngày, răng hết đau, lại chắc khỏe như chưa từng lung lay.

Đến lượt bạn Sóc bị đau răng, bạn ấy bị sâu răng mấy lần, mình đã cho đi nha sỹ giải quyết hết, nhưng lâu lâu lại có chiếc sâu lại một ít. Mình pha chút rượu cau với nước, cho con gái ngậm, đúng 2 lần hết đau răng luôn.

Để đề phòng trong nhà lại có ai bị đau răng hay viêm lợi, mình quyết định làm 1 hũ rượu cau "làm của để giành". Mình ra chợ hỏi mua cau, người ta kêu 18k/quả. Mình lại tiêng tiếc tiền, không mua nữa.

Hôm về quê chồng, mình nói với bố chồng là, con cần vài chục quả cau ngâm rượu, bố hái cho con. Thế là buồng cau người ta trả bố mình hơn 1 triệu, bố không bán, chặt béng cho mình luôn.

Cả một buồng cau to, mình cắt ra chỉ ngâm được đúng 2 hũ nhỏ như trong hình.

Mình xem trên mạng thấy hướng dẫn chỉ ngâm 20 quả với 1 lít rượu thôi, nhưng mình thấy lèo tèo vài miếng cau với bao nhiêu rượu như thế thì nghi ngờ tác dụng. Thế nên mình lại tìm hiểu tác dụng của cau và quyết định ngâm nhiều lên, nửa cau nửa rượu, để càng lâu càng tốt. Khi ngậm có thể pha loãng ra hoặc ngậm đặc càng tốt.

Bài thuốc chữa đau răng từ rượu cau bắt nguồn từ thời ông cha ta, có nguồn gốc ở Việt Nam. Số là, thời xưa các cụ hay nhai trầu, răng đen nhánh và óng ả, chắc khỏe cho tới tận lúc lâm chung mà không rụng chiếc nào, từ đó, tác dụng của cau đối với răng lợi được phát hiện.

Theo khoa học, quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng, chính vì thế quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.

Cách làm rượu cau như sau:

Bổ trái cau làm tư, tách lấy hạt cau, cho vào bình đã đựng sẵn rượu, để cau không bị thâm đen, nếu bổ hạt cau ra mà không ngâm rượu ngay, miếng cau sẽ thâm nhìn không đẹp mắt.

Khi chọn rượu ngâm cau, các bạn nên chọn rượu trắng, loại mới nấu xong càng tốt.

Mình ngâm 2 hũ, nhà mình 1 hũ, bố mẹ chồng 1 hũ. Sau khi ngâm 2 tháng, mình chắt bớt ra 1 chai để lúc cần sẽ dùng chai này, hũ cau cũ sẽ thêm chút rượu nữa và để càng lâu càng tốt.

Cách dùng rượu cau: Sau khi đánh răng sạch, các bạn ngậm một xíu rượu cau trong 15 phút rồi nhổ đi, sau đó kiêng súc miệng, không uống nước hoặc ăn gì đó trong 30 phút. Mỗi ngày ngậm rượu cau 2 lần, bạn sẽ không còn đau nhức răng lợi nữa.

Về ngâm rượu cau, các bạn có bao nhiêu cau thì ngâm bấy nhiêu, đừng ngâm ít quá tác dụng sẽ không cao nha.

Rượu cau sau khi ngâm 1 tháng sẽ có màu vàng đẹp mắt. Lúc này, các bạn có thể sử dụng được rồi. Nếu vừa ngâm xong đã ngậm thì chưa có tác dụng đâu.

Các bạn có bầu, cho con bú, phải kiêng kháng sinh mà bị đau răng lợi thì nên ngậm rượu cau.

*** Một số bạn cứ comment hỏi đi hỏi lại là chỉ ngâm hạt cau thôi hả, có ngâm vỏ cau không? Thật ra, các bạn ngâm cả vỏ cau cũng được, nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong vỏ rau rất thấp, nhỏ hơn nhiều so với ruột cau. Ngâm chỉ tổ tốn diện tích của bình thôi, các bạn thích thì cứ ngâm cả vỏ không sao cả.


http://hongngochospital.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-ruou-cau/
http://vitalk.vn/threads/bai-thuoc-don-gian-ma-than-ky-chua-cac-benh-sung-nhuc-viem-rang-mieng-hay-qua-ca-nha-oi.2222365/

------------------------

Một số phản hồi từ những người đã dùng:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét