1 tháng 3, 2016

Trong nội thành, ô tô được chạy tốc độ tối đa 60 km/h

Tốc độ xe cơ giới được tăng thêm 10km từ ngày 1/3/2016. 


Ảnh chụp trên đường Xuân Thủy - Hà Nội. (Ảnh: Phong Nguyễn)

Kể từ ngày 1/3/2016, các phương tiện xe cơ giới được phép chạy tối đa 60 km/h trên đường đôi và 50 km/h trên đường hai chiều trong khu vực đông dân cư.

Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT do Bộ GTVT ban hành đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, quy định lại về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông.

Cụ thể, trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa đối với các loại xe cơ giới đối với 2 loại đường đôi và đường hai chiều được quy định như sau:

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.
60
50
(Nguồn: Thông tư 91/2015/TT-BGTVT)
Các phương tiện xe cơ giới được áp dụng trong quy định này bao gồm: xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
-    Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
-   Xe gắn máy là các loại xe 2 bánh, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích xy lanh không lớn hơn 50cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50km/h.

Chú ý, tốc độ trên hai loại đường là khác nhau:
-    Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
-    Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.

Như vậy, so với quy định cũ trong Thông tư 13/2009/TT-BGTVT, tốc độ các phương tiện được nâng lên trung bình 10 km/h, tùy theo phương tiện và tuyến đường.

Ngoài khu vực đông dân cư:

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư
Loại xe cơ gii đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.
90
80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.
80
70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.
70
60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.
60
50
(Nguồn: Thông tư 91/2015/TT-BGTVT)
Thông tư mới đã phân biệt rõ hơn về loại đường bộ kèm theo tốc độ tối đa. Trước đó, xe cơ giới đường bộ có tốc độ tối đa thấp nhất 50km/h, cao nhất 80km/h trên một loại đường duy nhất.

Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện cơ giới cũng tăng thêm 5m tùy tốc độ lưu thông.

Quy định việc đặt biển báo hiệu tốc độ
Về việc đặt biển báo hiệu tốc độ, Thông tư quy định không được đặt biển hạn chế độ tốc độ dưới 50 km/h trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế.

Việc đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư” phải căn cứ vào mức độ đô thị hoá và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển cho phù hợp.

Trong phần giải thích từ ngữ, Thông tư quy định rõ: Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến ATGT đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

Đặc biệt Thông tư lưu ý: “Không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hoá hoặc dân cư thưa thớt”.

Đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã là đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6m trở xuống theo chiều ngang và có mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10m.

Phan A
--------
Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét