16 tháng 3, 2016

Socrates và ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền

Tiền không chỉ mang đến cuộc sống hưởng thụ cho con người! Triết học gia Socrates sẽ cho bạn biết mục đích của tiết kiệm tiền để làm gì.

Thầy và trò Plato đã có cuộc trao đổi rất sôi nổi, ở trong một khu vườn đầy hoa và cây có tên gọi là Akkad Holmes, nằm ở ngay rìa ngoài phía tây bắc của thành Athens cổ đại.

Đây là khu vực rất thích hợp cho mọi người, đến đây để nghỉ ngơi thư giãn và nói chuyện cùng nhau. Sau đó, Plato nói rằng nơi này nên xây một trường học, dạy học cho sinh viên. Ở phía tây mở ra trường đại học đầu tiên Akkad Holmes, sau này là trường Academy. Nhưng rất nhiều người đã không biết, vị giáo viên trẻ Socrates và Plato trong cuộc đối thoại này đa có trao đổi rất sôi nổi về một vấn đề.


Nhà triết học gia Socrates rất tiết kiệm tiền
Plato được sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Athens, nhưng cha của thầy Socrates lại là một thợ điêu khắc, hoàn cảnh gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, cuộc sống sinh hoạt khá đơn giản.

Có một lần, Plato hỏi thầy Socrates: “Thưa thầy! Thầy nhận được nhiều học trò, khoản học phí thu được không nhỏ, tại sao thầy luôn luôn tiết kiệm tiền, lần nào cũng đem tiền cất đi mà không bỏ ra chi tiêu?

Tiền tài, sinh không mang theo đến, chết không mang theo đi, cất đi, thầy cũng không mang được xuống âm phủ. Tại sao không chi dùng để hưởng thụ cuộc sống nhân sinh đời này?”

Vốn rất giỏi phản biện, thầy Socrates trả lời: “Plato này, tại sao trò lại hỏi thầy không có hưởng thụ hoàn cảnh sống sinh hoạt ở đời người?”

“Bởi vì tất cả tiền mà thầy kiếm được đều đưa cho mẹ cầm. Mẹ của thầy toàn cất tiền vào gầm giường và để thầy ăn cháo lúa mạch, trái sung cùng trái nho, uống nước lá đun và mặc quần áo bằng vải thô. Nếu như không phải thầy trí tuệ hơn người, học trò nghĩ toàn bộ thành Athens cũng không có ai coi trọng thầy“. Plato giải thích rất hùng hồn nhằm khiến thầy Socrates cảm thấy ái ngại.

Nhưng Socrates cuối cùng lại cười nói: “Cảm ơn sự quan tâm của trò, nhưng thầy cảm thấy rất hạnh phúc với cuộc sống như vậy. Bởi vì, tiết kiệm tiền đem lại cho thầy niềm vui. Niềm vui này không giống với đi giết trâu bò hay nướng thịt dê, thậm chí còn vui hơn cả thưởng thức ly rượu nho“.

“Điều này thực sự vượt quá nhận thức của trò rồi!“


Plato sờ đầu rồi hỏi tiếp: “Uống nước lọc làm sao có thể cảm thụ được niềm vui giống như thưởng thức nước cam nguyên chất và rượu ngon được ạ?”.

“Bởi vì thầy tiết kiệm tiền là để dùng thực hiện lý tưởng lớn!”. Nói xong, Socrates nhìn về một bãi cỏ ở đằng xa, mỉm cười rồi tiếp tục: “Plato, nếu như thầy muốn trồng cây ở nơi này, và ngăn không cho nước lũ cuốn cây đi, càng không để cây chết do ngập úng, trò thử nghĩ, nên xử lý thế nào?”

“Rất đơn giản ạ! Trồng nhiều loại cây, như vậy khi chết nó vẫn còn xót lại một vài cây.” Plato thở dài nói.

“Nếu chỉ có cơ hội trồng cây một lần, hơn nữa lại chỉ được trồng 1 gốc cây. Làm sao để nó sinh trưởng và phát triển?”. Socrates lại hỏi tiếp.

“Như vậy ạ…” Plato trầm tư suy nghĩ một lát, sau đó làm vẻ tự tin nói: “Trò sẽ gieo ở đây một cây giống, mỗi ngày đều đặn đến tưới tiêu cho nó, đồng thời đào một con mương thông đến hồ tưới ở thấp hơn vị trí của cây, nên khả năng bị ngập lụt sẽ ít, điều này chắc chắn rằng cây không chết khô mà cũng không bị ngập lụt“.

Socrates lại nói tiếp: “Nếu như mỗi ngày trò tưới cây và nhìn cây trưởng thành, liệu có thể không thấy niềm vui sao?”


Plato chen ngang nói: “Trò chợt nghĩ, đây hẳn là liên quan đến món ăn tinh thần”.

“Trò nói đúng, Plato ạ! Đúng là liên quan đến niềm vui thưởng thức món ăn tinh thần”.

Socrates lại tiếp lời: “Mỗi ngày thầy bảo với mẹ của mình tiết kiệm một ít tiền để trong gầm giường, thì chính là như thầy đang trồng một cái cây, những số tiền tiết kiệm mối ngày là phần tưới tiêu của cái cây đó”.

“Thưa thầy! Trên giường có một thân cây, tại sao trò không thấy cái cây đó ạ?” Plato càng thêm hồ đồ nói.

“Kiếp nhân sinh lý tưởng, tựa như một thân cây, trò phải dụng tâm xem mới thấy”. Socrates lại tiếp tục nói: “Thầy hy vọng, trên bãi cỏ kia sẽ trồng rất nhiều cây. Sau đó, xây cất một trường học, như thế thì trường học sẽ che ấm cho rất nhiều người, lại còn giúp nhiều người dưới tán cây mà thảo luận về những chân lý”.
Tiền không phải sử dụng để cá nhân hưởng thụ, mà dùng để hoàn thành mộng tưởng.

Plato chợt bừng tỉnh như đang ngộ ra điều vô cùng to lớn: “Thì ra… Đó là lý do mà thầy tiết kiệm tiền? Thầy không dùng tiền chi cho hưởng thụ kiếp nhân sinh, là vì muốn đầu tư để hoàn thành mộng tưởng của cuộc đời“.

“Đúng vậy, nếu kiếp này trò chỉ có thể trồng một cái cây, trò phải tưới tiêu nó mỗi ngày, vì nó mà tích lũy tài nguyên”.


Socrates lại thảo luận tiếp: “Nếu như có nhiều tiền, thầy sẽ làm một con kênh tưới tiêu dẫn thẳng đến hồ nước, lại có càng nhiều nước tưới cho cây, đây chính là lý của sự hưởng thụ niềm vui“.

“Dạ! Trò đã hiểu! Tiết kiệm tiền là để hoàn thành các mục tiêu đời người. Trong quá trình làm cho các mục tiêu trở thành hiện thực chính là quá trình hưởng thụ niềm vui, chứ không phải vui vì tiết kiệm tiền”. Plato đã ngắt lời và trình bày.
Tận hưởng niềm vui hôm nay thì ngày sau chẳng còn gì.

“Đúng vậy! Nếu như một công tử nhà giàu của thành Athens, mỗi ngày đều dùng tiền để mua những thứ mình thích để hưởng thụ niềm vui hôm nay. Lại không vì lý tưởng của ngày mai mà chuẩn bị, thì một ngày nào đó khi người đó rời khỏi thế gian, sẽ là một kiếp sống chỉ để tồn tại, chứ không xây cho hậu nhân thứ gì tốt đẹp!“. Rất nhiều năm sau đó, Plato đã nói những lời này.

Plato đã đi khắp thiên hạ, vẫn nhớ về những lời mà thầy đã dạy bảo: “Nếu như tiền của trò càng có nhiều, thì hồ nước của trò càng lớn hơn. Đừng để tiền tiêu pha phung phí, người càng tài giỏi thì càng làm được việc lớn!”

Những lời mà thầy giáo khi còn sống đã nói…, luôn in sâu trong trí nhớ của Plato, cuối cùng ông đã viết ra cuốn “Hy vọng của quốc gia”.
--------------
Nguồn: Theo Cmoney - San San biên dịch

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét