Theo quy định tại Điều 22 của Hiến pháp Việt Nam có ghi rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý; việc khám xét chỗ ở do luật định”. Điều đó có nghĩa rằng không phải công an cứ muốn khám xét người thì xét người, muốn khám xét nhà thì xét nhà.
Theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có quy định:“Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khicó căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án… Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã”.
Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng mới được phép khám xét chỗ ở của công dân.
Việc khám xét phải tuân theo quy định tại Điều 140, Điều 141, Điều 142, Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục khám xét, cụ thể như sau:
1. Về thẩm quyền ra lệnh khám xét:
Một số lưu ý về thẩm quyền ra lệnh khám xét:
Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Về thủ tục khám xét:
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thông tin thêm: Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng là gì?
Tố tụng hình sự là quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.
Infographic: Đại Kỷ Nguyên
Tự Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét