4 tháng 5, 2016

Lòng hiếu thảo hóa giải tai nạn, sự thiện lương hóa giải nguy nan

Lòng hiếu thảo có thể cảm động Trời đất, hơn nữa còn có thể hóa giải nguy nan; một niệm thiện cũng có sức nặng đủ lớn để mang đến phúc báo trong đời.

“Trăm điều thiện hiếu đứng đầu”. (Ảnh: Internet)

Tương truyền, có một người con hiếu thảo tên Từ Nhất Bằng, dạy học ở bên ngoài. Bởi vì ông có học vấn, nên những người đọc sách khi chưa đỗ đạt công danh, sẽ mời ông đến dạy học.

Buổi tối một ngày nọ, ông nằm mơ, thấy người cha của mình hình như bị bệnh rất nặng. Ông cảm thấy bất an, muốn về nhà gấp để thăm cha. Vậy nên, sau khi cáo biệt người chủ chủ thuê mình dạy học, ông vội vàng thu dọn hành lý, rồi tức tốc trở về nhà.

Chỗ ông ở cách nhà khá xa, trên đường đi cần phải băng đèo lội suối. Khi ông đi qua núi, bất ngờ xuất hiện một con hổ đi đến trước mặt. Từ Nhất Bằng bình tĩnh nói: “Ta phải trở về gấp để thăm cha già, lại gặp phải ngươi, nếu như mạng sống này cần phải trả cho ngươi, thế thì ta cũng cam chịu số phận vậy!”.

Nhưng khi ông vừa nói rất chân thành như vậy, con hổ này nhìn ông, rồi ngoảnh đầu bỏ đi mất. Hóa ra, lòng hiếu thảo của ông, ngay cả con hổ hung dữ cũng phải cảm động.

Cha già của ông bệnh đã ăn sâu vào xương tủy, gần như sắp không qua khỏi. Tuy nhiên, sau khi ông trở về chưa được bao lâu, cha của ông đã tỉnh lại. Vừa nhìn thấy ông liền nói: “Con à, trên đường con về nhà có gặp một con hổ không?”.

Ông vô cùng kinh ngạc: “Phụ thân, sao người biết trên đường trở về con gặp phải hổ vậy?”.

Cha ông kể lại, vừa rồi ông trong lúc hôn mê, mơ thấy có người nói với ông, rằng thọ mệnh của ông vốn dĩ đã hết, nhưng con trai của ông là người chí hiếu, ngay đến cả con hổ cũng phải cảm động. Thiên thượng nhìn thấy hiếu tâm của con trai ông, nên đã đặc biệt kéo dài thọ mệnh của ông thêm 12 năm nữa. Vậy nên, bệnh tình của cha ông liền chuyển biến tốt.

Qua câu chuyện này, có thể thấy rằng, một người có chí hiếu còn có thể mang đến một phần phúc báo cho cha mẹ của họ, khiến cho bệnh tình của cha mẹ có thể chuyển biến tốt lên. Đây chính là phúc báo cho lòng hiếu thảo.

Tấm lòng hiếu thảo của Từ Nhất Bằng đến hổ cũng phải cảm động, quay đầu bỏ đi. (Ảnh: Internet)

Lại có một người tên Du Lân, trong rất nhiều thư tích đều có ghi chép lại câu chuyện chân thật về ông. Ông là một người rất hiếu thuận, hơn nữa học thức cũng rất uyên bác. Nhưng về sau vẫn không thi đậu công danh, tại sao lại như vậy?

Bởi vì ông tuy nhìn rất hiếu thuận với cha mẹ, nhưng mỗi lần nói chuyện với cha mẹ, trong tâm đều có phần bực bội. Dần dần về sau, bề ngoài ông tỏ vẻ hiếu thuận với cha mẹ, nhưng thực ra đều là làm đối phó cho người khác xem, không còn thành tâm nữa. Trong mệnh của ông vốn dĩ có thể thi đậu công danh, có thể làm quan, nhưng cuối cùng đã bị tước bỏ phúc báo này.

Đối với cha mẹ, bề mặt cung kính nhưng trong tâm lại oán giận, đây gọi là “oán thầm”. Loại tâm không tốt này, đều là đang làm tổn hại phúc báo.

Quyển sách “Liễu Phàm Tứ Huấn” là một quyển gia huấn (giáo huấn trong gia đình) mà Viên Hoàng tiên sinh triều đại nhà Minh sau khi thay đổi vận mệnh của mình, đã viết ra truyền lại cho con cháu.

Trong sách có nhắc đến câu chuyện kể về một quan viên tên Vệ Trọng Đạt. Ông này có một ngày nằm mơ, mơ thấy có người trò chuyện với mình, nói rằng ác nghiệp ông tạo quá nhiều, nếu ghi chép ra có thể chứa đầy khắp cả căn phòng này. Ông nghe thế thì sợ đến giật cả mình: “Ta còn chưa đến 40 tuổi, sao lại có thể tạo nhiều ác nghiệp đến như vậy chứ?”.

Người kia nói: “Niệm đầu của ông là tà niệm, thì chính là đã tạo ác nghiệp rồi. Không cứ phải nói ra thành lời, làm việc ác thì mới tạo ác nghiệp. Tà niệm ông khởi lên chính là ác, đều được ghi lại hết, đều là đang hủy đi phúc đức của mình”.

Lúc này ông mới hiểu rõ rằng, thì ra niệm đầu thiện ác cũng chính là đang tích hoặc hủy đi phúc báo của mình. Về sau người kia lại nói, việc thiện của ông chỉ có một quyển này thôi. Sau đó liền lấy một cái cân ra cân thử, đặt một quyển thiện lên, rồi đặt hết thảy các quyển ghi ác nghiệp lên. Kết quả thật bất ngờ, việc thiện đó khá nặng, còn ác nghiệp lại khá nhẹ.

Ông rất kinh ngạc, một quyển việc thiện đó rốt ráo là gì, làm sao lại có sức mạnh lớn như vậy? Mở ra xem thử, hóa ra là bởi Hoàng đế muốn xây một cây cầu đá, nhưng xây cầu cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền và công sức của người dân, ông đã khuyên Hoàng đế không nên làm chuyện này. Kết quả Hoàng để không tiếp nhận ý kiến của ông.

Người kia nói với ông, tuy Hoàng đế không không tiếp nhận ý kiến của ông, nhưng một niệm đầu của ông, là nghĩ đến hàng nghìn hàng vạn người dân, vậy nên sức mạnh của việc thiện đó là đặc biệt lớn.

Hãy dùng thiện tâm để chúc phúc cho thế giới này. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện này đã gợi ý với chúng ta, rằng chúng ta mỗi ngày hãy nên chúc phúc cho cả thế giới này. Cầu mong cho thiên tai nhân họa của thế gian ngày một ít đi, chiến tranh có thể giảm bớt, những việc phá hoại môi trường tự nhiên cũng ít đi; dùng thiện niệm như vậy để cầu nguyện cho cả thế giới – Đây cũng là một phần thiện tâm.

Hơn nữa thời kỳ mà chúng ta đang sống đây là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không biết quý trọng và bảo vệ Mẹ Trái đất, thì hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ biến đổi trở nên vô cùng xấu tệ. Như vậy, chúng ta cũng rất có lỗi với con cháu mai sau.

Tấm lòng thiện lương, hiếu thảo sẽ có phúc báo tốt lành, đây chính là định luật bất biến “thiện có thiện báo, ác có ác báo” trong vũ trụ. Hơn nữa hiếu thuận lại là điều quan trọng nhất, là điều đứng đầu trong hết thảy cái thiện, vậy nên mới nói rằng: “Trăm điều thiện hiếu đứng đầu”.

Tiểu Thiện, dịch từ soundofhope.org
--------------------------
Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét