Đã bao giờ bạn bị người yêu của mình gặng hỏi, “Nếu mẹ và em cùng rơi xuống nước, anh sẽ cứu ai trước?”. Trong trường hợp này bạn sẽ trả lời như thế nào?
Không ít các ý kiến thảo luận được đưa ra không ngớt. Có ý kiến cho biết, đối với người phương Tây, đáp án cho câu hỏi tương tự: “Mẹ và vợ cùng ngã xuống sông” sẽ là: “Cứu vợ trước mới đúng”. Bởi vì trong văn hóa phương Tây, quan hệ vợ chồng nặng hơn quan hệ mẹ con. Gia đình mới do vợ và chồng tạo nên là hạt nhân của xã hội, giá trị được coi trọng hơn gia đình nguyên sinh.
Ngoài ra, mẹ nhiều tuổi rồi, đã trải qua phần lớn cuộc đời, vợ thì hẵng còn trẻ, xét từ khía cạnh độ dài hiệu quả của cuộc sống thì càng cần cứu vợ trước. Nếu hai vợ chồng có con đang phải nuôi dạy hay thai nhi trong bụng, cứu vợ trước là điều không nên do dự phút nào, vì con nhỏ không thể không có mẹ. Hơn nữa, tự người mẹ có lẽ cũng bảo con cứu vợ trước, bởi vì mẹ và con trai cùng có quan niệm giá trị như nhau.
Có ý kiến cho rằng đáp án của một câu hỏi tương tự khác có thể làm đáp án cho câu hỏi này. Câu hỏi ấy là: “Nếu bảo tàng bị cháy, tình hình chỉ cho phép cứu một bức tranh, bạn sẽ cứu bức tranh nào?”. Đáp án của một nhà văn nổi tiếng là: “Tôi sẽ cứu bức tranh ở gần cửa ra nhất”.
Thế là đáp án được suy ra cho câu hỏi trên: “Mẹ và người yêu ai gần nhất thì cứu người ấy trước”. Trả lời như thế là đã “ra khỏi vòng trói buộc của đạo đức” để lựa chọn theo góc nhìn kỹ thuật.
Đáp án về pháp luật và kỹ thuật đã có, vậy đáp án về đạo đức là thế nào? Thật ra, có lẽ không có đáp án đạo đức nào đạt “chuẩn” cả vì đạo đức là sự lựa chọn chủ quan, người này khó có thể thay người khác hoặc nhiều người khác đưa ra một đáp án tiêu chuẩn. Trong xã hội “cai trị nước bằng pháp luật” như hiện nay, luật pháp được đánh bằng thép, còn đạo đức thì co giãn. Trong tình hình ấy, có lẽ “đề khó nghìn năm” cứ tiếp tục “nghìn năm” nữa. Cho dù có đáp án “chuẩn” thì chưa chắc mọi người đều tán đồng.
Ba năm trước, ở một huyện quê, có ba mẹ con bị lật thuyền ngã xuống sông, con trai biết bơi cứu vợ trước, cứu mẹ sau. An toàn rồi, người mẹ không trách con trai, nhưng người cha thì không bằng lòng, mắng con: “Mẹ mày sắp hết hơi rồi mà mày còn đẩy thuyền sợ vợ mày nguy hiểm. Vợ mày vẫn nắm chặt vòng sắt của thuyền, còn nguy hiểm gì nữa? Lúc ấy phải cứu mẹ mày trước, an toàn rồi hãy đẩy thuyền cứu vợ lên bờ”.
Nhưng ba năm trôi qua, thời đại đã đổi khác, “thiên cổ nan đề” đã có đáp án mới với suy nghĩ khiến mắt ai nấy sáng ra, trong số đó tuyệt nhất là đáp án:“Không cần cứu! Em tự bơi được mà!”. Đúng rồi, mẹ thuộc thế hệ trước, không biết bơi là điều dễ hiểu, còn các cô gái ngày nay sao lại không tự học bơi? Nghe nói một số trường ở nước ta hiện nay đã đưa môn bơi thành môn học bắt buộc của học sinh. Biết bơi là một kỹ năng cứu sinh cơ bản, nam nữ đều cần như nhau. Người ta cứu được một lần chứ không cứu được cả đời, khi bạn trai không ở bên cạnh thì làm thế nào?
Một số bạn gái không thích câu hỏi này, không phải vì khó mà vì hoài nghi tính chân thực của câu hỏi. Người ta đã biết là khó mà còn cố hỏi. Hơn nữa nếu câu hỏi này là không công bằng với nữ giới, dường như họ thích nêu ra mâu thuẫn, xung đột khó cho cả hai bên mà không thông cảm với hoàn cảnh và cảm thụ của đối phương. Ngoài ra, cô gái nào cảm thấy mình đương nhiên đáng được cứu trước, phải chăng đều yếu đuối và vô dụng? Một cô gái trẻ khỏe mạnh mà đến nỗi cùng đợi cứu như một người già thì thật ra còn gì là vẻ vang, đáng nêu nữa?
Cuối cùng, có bạn nói nếu “thiên cổ nan đề” một ngày nào đó trở thành hiện thực và “đối tượng” của mình nêu ra hỏi thì đáp án tối ưu là “chia tay”. Dù bạn nam có đáp: “Cứu em trước” cũng “chia tay”, bởi vì nếu tình cảm không vờ vĩnh, giả dối thì anh ta cũng là người con bất hiếu! Câu trả lời dí dỏm, hài hước ra ngoài đầu đề này có thể kết thúc cho một “đề khó ngàn năm” chăng?
Theo Bestie
-----------------
Nguồn: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét