4 tháng 3, 2016

15 câu nói kinh điển được mệnh danh là “xử thế kỳ thư”

Người xưa đã đúc kết và để lại cho đời sau những kinh nghiệm xử thế quý báu. Dẫu trãi qua hàng bao nhiêu năm, những điều đó vẫn còn có thể áp dụng để tu thân và đối đãi nhân thế.

Dưới đây là trích lược một vài câu trong 3 bộ sách: “Vĩ Lư Dạ Thoại” của Vương Vĩnh Bân đời Thanh, “Thái Căn Đàm” của tác giả Hồng Ứng Minh (người thời Minh – Trung Quốc) và “Tiểu Song U Ký” của Trần Kế Nho (đời Minh).

1. Cần kiệm không lo nghèo túng, chăm chỉ không lo năng lực kém.
Muốn cải biến sự nghèo khó thì cần chú ý ở hai điểm: Một là chi tiêu, hai là tiết kiệm. Khi muốn thay đổi tình trạng nghèo túng, không có cách nào khác ngoài việc làm bạn với tiết kiệm. Sinh ra đã mang trong mình sự vụng về thì cũng không nên nản lòng, chỉ cần có đức tính cần cù chịu khó thì vẫn có thể đạt được mục tiêu.

2. Trung có giả trung, Hiếu có giả hiếu, nhưng nhìn “trung hiếu” hai chữ này không phải ở bề mặt thể hiện ra. Giả nhân, giả nghĩa cùng tập trung trong một người thì hẳn người đó là người vô cùng gian ác.

Có một loại tâm “Trung” bị coi là “giả trung”, cũng có một loại tâm “Hiếu” bị coi là “giả hiếu”, từ đó có thể nhận biết được hàm nghĩa thật sự của hai chữ “Trung” “Hiếu”. Cũng như thế, hành vi nhân nghĩa cũng có dối trá ở bên trong “giả nhân”, “giả nghĩa”.

3. Giáo dục con nhỏ nên nghiêm khắc đối đãi, thái độ nghiêm khắc có thể dạy bảo đứa trẻ thành những đứa con ngoan. Đối đãi với người xấu cần dùng thái độ khoan dung, thái độ khoan dung có thể cảm hóa nhân tâm của người xấu, cũng có thể giúp bản thân không bị kẻ xấu làm hại.

4. Mỗi ngày đều hành thiện giúp người, không cần phải có gia đình giàu sang, xử lý các việc một cách thấu tình đạt lý, phân biệt rõ tốt xấu mà không cầu lợi cho mình.

Người giỏi nghề là người biết dạy cho con cái giỏi làm việc chứ không phải để lại cho con cái nhiều tiền của. Giỏi giao tiếp là người biết dùng thái độ khách quan để xem xét sự việc rồi mới đưa ra quyết định, chứ không vì một chút tư lợi mà bên nặng bên nhẹ.

5. Người hiền đức mà nhiều tài thì hay vì người mà suy nghĩ, người giả nhân mà nhiều tài thì chỉ tìm lợi cho bản thân.

Đối với người nhiều tài đức sáng suốt, nhưng nếu cha mẹ cho họ quá nhiều tài sản sẽ làm giảm đi chí hướng phấn đấu, dần dần con cái họ sẽ không muốn phát triển. Người giả nhân mà nhận được quá nhiều tài sản thì sẽ khiến cho người này không kiêng nể gì mà phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, và tạo nghiệp ngày một nhiều hơn…

6. Người mà nhân phẩm kém cỏi chỉ vì nhìn không thấu được chữ “lợi”, Người mà học hành không tiến bộ chỉ vì không thoát ra khỏi chữ “lười”.

Người mà nhân phẩm không tốt lên, tất cả là do dục vọng của lợi lộc, học vấn không thăng tiến tất cả là bởi chính mình không thoát ra khỏi được cửa ải tạo nên bởi tính lười.

7. Tâm nhận biết được đúng sai thì có thể xử sự được quyết đoán, người không quên liêm sỉ có thể ngẩng cao đầu.

Tâm có thể làm rõ đúng sai thì có thể xử lý mọi việc nhanh và quyết đoán. Người không quên lễ nghĩa, sẽ làm một người tốt và không cùng một chỗ với người xấu mà làm việc ác.

8. Người xưa viết văn rất giỏi trích dẫn danh ngôn, tuy chỉ có mấy lời, nhưng lại khiến tác phẩm trở nên hoàn mỹ, khiến người càng đọc càng thấy hay, lại càng thêm động lòng người. 

9. Tính tình khác thường, không phải biểu hiện của người tốt, cũng bởi từ lòng dạ hẹp hòi, suốt ngày thấy bất an, suy nhược tinh thần mà chết sớm. Người mà ngôn ngữ chanh chua, bởi vì thiếu tu khẩu nên khiến mọi người xa lánh mà trở nên cô độc, người khác không muốn giúp đỡ khiến cho bản thân phúc phận ngày càng kém.

10. Người không nhìn xa trông rộng, trong cuộc sống rất dễ bị ảnh hưởng và nghe lời của người nhỏ mọn mà thông đồng làm việc xấu, rồi dần dần mất đi tư cách con người. Tư tưởng mà quá cao, dễ sinh ra nói như rồng leo mà làm thì như mèo mửa, không muốn làm việc nhỏ nên khó thành nghiệp lớn.

11. Những sai lầm lớn đều do ngẫu hứng nhất thời tạo thành vì vậy cần phải học tính cẩn thận.

12. Khi xuất hiện vấn đề, cần tìm nguyên nhân ở bản thân, không được oán trách người khác. Đây là đạo lý tự xét mình.

13. Giao lưu bạn bè một cách tùy tiện không bằng đóng cửa lại và đọc sách. Đọc một cuốn sách hay giống như đối thoại với người cùng tư tưởng, hơn nữa sách chính là người bạn tốt và rất giỏi.

14. Gặp nhiều khó khăn càng giúp rèn luyện tính chịu khổ, làm được những việc mà người bình thường không thể làm, tiếng thơm để lại muôn đời, là chỗ mà mọi người có thể trông cậy. Đối với những sự việc phát sinh sai lầm, không đi trách móc, uốn nắn, thì sẽ không vì lời nói mà rước họa vào thân.

15. Khi giao lưu cùng bạn bè, nên học hỏi điều tốt của họ, mới có thể được lợi ích. Đối với lời dạy của bậc Thánh hiền, cần nên chuyên tâm làm theo từng chút một, như thế mới có thể hiểu được mức thâm sâu của những lời dạy ấy.
------------
Nguồn: Theo NTDTV - San San

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét