15 tháng 10, 2015

Những kiệt tác hội họa làm đau đầu hậu thế của Leonardo da Vinci

Trong ngành hội họa của phương tây người ta không thể quên Leonardo da Vinci, một nhà danh họa người Ý, một thiên tài toàn năng.

“Trong đời ông, Leonardo da Vinci được người ta ca ngợi như là nhà họa sĩ và là nhà triết học”, theo Luke Syson, người đặc trách quản lý Cục Nghệ thuật Điêu khắc và Nghệ thuật Trang trí châu Âu tại Met

Leonardo sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 (lịch cũ), “lúc 3 giờ khi màn đêm buông xuống” ở thị trấn Vinci vùng Tuscan, thuộc thung lũng hạ lưu sông Arno vùng lãnh thổ thuộc quyền cai trị của Medici-Cộng hòa Florence.Leonardo là người con ngoài giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông dân 22 tuổi Catarina.Leonardo không có họ trong ngữ cảnh hiện đại, “da Vinci” chỉ đơn giản là “của Vinci”: Tên khai sinh đầy đủ của ông là “Lionardo di ser Piero da Vinci”, nghĩa là “Leonardo, (con trai) của (Mes)ser Piero from Vinci”.


Thiên tài hội họa Leonardo da Vinci (1452 -1519)

Tên gọi của thành phố Vinci là nơi sinh của Leonardo da Vinci, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây gần Empoli, cúng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì “da Vinci” có nghĩa là “đến từ Vinci”, không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là “Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci”. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng.

Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký.
Những kiệt tác hội họa làm đau đầu hậu thế của Leonardo da Vinci

Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, những mật mã khó đoán trong bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng hay Người Vitruvius là ba trong những kiệt tác hội họa ‘sống mãi’ với hậu thế vì nét vẽ đầy tính khoa học và bí ẩn của ‘thiên tài hội họa’ Leonardo da Vinci.

Bên cạnh tài năng thiên bẩm về nghệ thuật hội họa, Leonardo còn am hiểu sâu rộng các lĩnh vực khoa học như toán học, y học, triết học, giải phẫu học, thiên văn học, quang học, thủy lực.

Ông còn là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.

“Thung lũng Arno” (1473) ở vùng Uffizi là
một trong những bức họa sớm nhất của Vinci

Đã gần 500 năm kể từ ngày Leonardo da Vinci mất, nhưng những tác phẩm hội họa kinh điển của ông vẫn luôn luôn là những tuyệt tác để hậu thế chiêm ngưỡng, xuýt xoa. Riêng đối với các nhà nghiên cứu, chuyên gia và phục chế tranh trên toàn thế giới, các tác phẩm của ‘thiên tài nghệ thuật’ là những bài toán cực kỳ khó, chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh.
1. Bữa tiệc cuối cùng – The Last Supper

Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” được danh họa Leonardo da Vinci vẽ trong 3 năm (1495 – 1498). Phần lớn chúng ta đều biết đó là một kiệt tác hội họa, một tác phẩm nghệ thuật điển hình của thời đại Phục Hưng (thế kỷ 14 đến 17).

Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” (The Last Super)

Bức bích họa lấy khung cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (ở thành phố Milano), mô tả Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây thập giá.

Leonardo vẽ Chúa Jesus ngồi ở giữa các tông đồ và nói câu “Trong các con, có kẻ muốn nộp Ta”.

Vị trí ngồi của Chúa Jesus và 12 tông đồ

Tuy nhiên, bức tranh còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật mà phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu người ta mới dần phát hiện ra.

Điều đầu tiên mà những nhà phân tích, nghiên cứu phát hiện ra đó là, danh họa đã ‘vẽ’ một bản nhạc dài 40 giây với các nốt là bàn tay của Chúa, tông đồ và các lát bánh mì. Ngoài ra, chuyên gia người Ý Giovanni Maria Pala còn phát hiện nhiều mật mã ẩn dưới bức “The Last Supper”. Đó là một câu nói bằng tiếng Thái cổ là “vinh quang và hiến dâng bên Người” và hình ảnh 3 chiều của chén Thánh (biểu tượng huyền bí của Thiên chúa giáo).

Ross King, chuyên gia phê bình nghệ thuật cổ đại cho biết, ông còn tìm thấy bằng chứng Leonardo da Vinci vẽ chính mình trong bức họa hơn 500 tuổi này. Khuôn mặt của danh họa được thể hiện trong hình ảnh Thánh James ‘nhỏ’ và Thánh Thomas.

Khuôn mặt của Thánh James ‘nhỏ’ và Thánh Thomas

Trong cuốn “Mật mã Da Vinci” (2003) của nhà văn Mỹ Dan Brown đề cập tới hình ảnh người ngồi bên tay phải Chúa Jesus là Maria Magdalene – vợ của chúa Jesus, với gương mặt thanh tú, thoáng nét vồng lên của bộ ngực cùng sóng tóc xoăn mềm mại.


Hình ảnh tông đồ (ngồi ngoài cùng phía bên phải) được
Dan Brown cho rằng là Maria Magdalene (Vợ Chúa Jesus)

Chưa hết, mới đây, chuyên gia đồ học Slavisa Pesci tin rằng, qua hình ảnh phản chiếu trong gương chúng ta có thể thấy Chúa Jesus đang bế một đứa trẻ và chúc phúc lành cho em. Đến giờ, nhiều chuyên gia vẫn chưa thể xác định lai lịch của đứa trẻ đó.

Quả thực, tại sao một bức tranh vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa nhiều bí mật đến vậy là điều mà các chuyên gia trên thế giới tiếp tục dày công nghiên cứu.
2. Bức chân dung nàng Mona Lisa

“Mona Lisa” là tên bức chân dung nghệ thuật bậc thầy được danh họa vẽ vào thế kỷ 16 bằng sơn dầu tại Florence.

Tuyệt phẩm hội họa “Mona Lisa”

Cho đến tận bây giờ, nhiều chuyên gia phải ‘đau đầu’ trước sự bí ẩn trong nụ cười của nàng Mona Lisa. Vì có người nhìn thấy gương mặt nàng toát lên nét buồn, trầm ngâm. Lại có người thấy nét láu lỉnh, cao ngạo trong nụ cười bí ẩn của nàng.


Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa khiến
nhiều chuyên gia trên thế giới phải ‘đau đầu’

Nhiều chuyên gia y khoa còn cho rằng, người phụ nữ trong tranh đã mắc bệnh hen suyễn và có khả năng mắc bệnh tim về sau. Ngoài ra, Mona Lisa còn mang những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng vẻ mềm mại ở tay nàng.

Trong khi đó, bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người phụ nữ đang mang thai.

Lại có ý kiến cho rằng, bức họa vẽ người không có lông mày này chính là bức tự họa của Leonardo.

Ngoài ra, nếu nối hoàn chỉnh những nét vẽ trong khung cảnh phía sau nàng Mona Lisa và xoay 1 góc thích hợp, chúng ta có thể thấy hình ảnh đầu con trâu, đầu sư tử và khỉ. Nhiều người còn tin rằng còn có một con cá sấu hoặc một con rắn ẩn trên tay trái của nàng Mona Lisa.

Hình ảnh đầu sư tử phía sau Mona Lisa

Hình ảnh đầu trâu phía sau Mona Lisa

Cho đến nay, sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh.
3. Người Vitruvius – Vitruvius

Người Vitruvius là tên bức vẽ nổi tiếng của Leonardo da Vinci được ông vẽ năm 1490. Đây là một trong những ví dụ tuyệt vời nhất về con người hoàn hảo mà danh họa sớm biết đưa ra.

Bức vẽ “Người Vitruvius” của Leonardo da Vinci

Leonardo vẽ họa phẩm này dựa trên quan điểm của chính ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và tham khảo các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura có từ 1.500 năm trước của kiến trúc sư La Mã Vitruvius.

Phần mô tả của bức vẽ được Leonardo viết bằng tiếng Ý ngược. Với nội dung, rốn là phần trung tâm của cơ thể người, và con người là đại diện thu nhỏ của vũ trụ.

Cho đến nay, nhiều người vẫn tiếp tục xác minh danh tính của người đàn ông ‘hoàn hảo’ trong ảnh. Thậm chí có người cho rằng, Leonardo vẽ mẫu người đàn ông mắc bệnh thoát vị bẹn.

Bức vẽ “Người Vitruvius” của Giacomo Andrea

Và trước khi vẽ bức ảnh này, Leonardo có tham khảo bức “Vitruvius” của Giacomo Andrea de Ferrara, một kiến trúc sư thời Phục hưng, bạn thân của chính Leonardo hay không? Vẫn đang là điều khiến nhiều nhà nghiên cứu ‘đau đầu’.

Hiện nay, bức Người Vitruvius, quản tại bảo tàng Gallerie dell’Accademia ở Venezia, Ý, được dùng như một biểu tượng của nghề y và các cơ sở y học. Bức chân dung Leonardo da Vinci ẩn chứa sức mạnh to lớn:

Nói về thi họa, Leonardo da Vinci có một nhận định rất độc đáo: “Bức tranh là một bài thơ để mà nhìn hơn là để cảm nhận, và bài thơ là một bức tranh để cảm nhận hơn là để nhìn”.

Bức tranh của chính ông hàm súc một sức mạnh kỳ diệu. Sức mạnh biểu cảm của khuôn mặt ông hoàn toàn kết nối với cảm xúc và năng lực mà chỉ có Leonardo sở hữu.
Có một truyền thuyết ở Turin kể rằng cái nhìn của Leonardo da Vinci trong bức chân dung ông mãnh liệt đến nỗi nếu ai quan sát nó sẽ có được sức mạnh to lớn.
Một số người cho rằng chính sức mạnh huyền diệu này, chứ không phải giá trị văn hóa hay kinh tế, đã khiến bức hoạ được bí mật chuyển từ Turin tới Rome trong Thế chiến II.
Đọc thêm chi tiết: 
Thiền Họa hay Tranh Thiền – Mục tiêu của các bức tranh họa là chỉ ra trạng thái của tâm.

Đối với các bậc danh họa của phái thiền họa do vị tổ thiền thứ 28 của Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma du nhập từ Ấn độ sang Trung Hoa, cái gọi là huyền bí mà người ta cảm nhận qua các bức tranh của Leonardo da Vinci, có thể chỉ là trạng thái của tâm.

Kể từ vị tổ thiền 28 Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (?-528) sang Đông Độ thành sơ tổ thiền Trung Hoa (năm 520, đời vua Lương Võ Đế), thiền đã mọc rễ và lớn mạnh với thông điệp thù thắng: «Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.» Cho đến đời Nam Tống (thế kỷ XII) thiền du nhập vào Nhật Bản. Thiền đã ảnh hưởng tâm hồn dân tộc Trung Hoa – Nhật Bản và cả Việt Nam suốt bao thế kỷ trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong học thuật.


Thiền Tổ 28 Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma

Tranh Thiền đã xuất hiện ở Trung Hoa từ cuối đời Đường khi sang đến đời Tống thì nghệ thuật này phát triển khá mạnh. Tranh Thiền được du nhập sang Nhật vào đâu thế kỷ 15 do sự phổ biến của Josetsu. đến nửa sau thế kỷ 15 thì kỹ thuật vẽ tranh Thiền tại Nhật tiến thêm một bước nhờ vào việc phát triển các kỹ thuật vẽ mới của sư Sesshu Toyo (1420-1506). Đó là kỹ thuật shin để vẽ những nét gãy to, bén và kỹ thuật so để vẽ các đường mờ dùng cho vẽ cảnh. Một số đặc tính của tranh Thiền là:
-Tranh thiền là một loại tranh vẽ khó thực hiện vì đòi hỏi người vẽ có sức tập trung cao.
-Được vẽ trên loại giấy rất mỏng dễ rách nên nét vẽ không thể dừng lâu ở một chỗ và cũng không thể bôi sửa vì sẽ làm rách giấy.
-Mỗi một nét vẽ cần có sự định thần và nét đi cọ phải dứt khoát đều đặn mới có thể thành công trong một bức hoạ.
-Thường chỉ vẽ bằng một màu mực đen.
Đây là một phương pháp để các thiền sinh hay thiền sư thể nghiệm sức định của tâm trí.

Nhiều tranh Thiền đặt vị trí con người vào quan hệ thực chất với thiên nhiên và vũ trụ mà không thể diễn tả được bằng lời.

Chú thích: Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Tác giả: LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên, Tin Tức Cộng Đồng (27 Tháng Tám, 2015)
-------------
Nguồn: I

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét