Ảnh: Fotolia
Một ngày, một nhà sư ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn, bên cạnh có một người hầu hạ, ở ngoài cửa là hai đồ đệ đang tranh luận kịch liệt. Hai bên không ai chịu ai, chấp vào ý kiến bản thân, đều cho rằng chứng thực và sở ngộ của mình mới là đúng.
Tranh luận mãi không đi được đến kết luận. Vị sư huynh tiến vào trong phòng hỏi nhà sư đang đả tọa: “Sư phụ, người tu hành nên đạt đến ‘tâm không vướng víu’ hết thảy mọi thứ thế gian, xả bỏ vinh nhục, hết thảy tốt xấu thị phi đều không động tâm, đây mới là cốt tủy của tu hành, thế nhưng sư đệ cho rằng con nói không đúng. Xin hỏi sư phụ, quan điểm của con rốt cuộc đúng hay không đúng?”.
Sư huynh đắc ý lắm, dương dương tự đắc bước ra ngoài cửa, làm ra vẻ đắc thắng trước mặt sư đệ, nói với sư đệ rằng sư phụ nói quan điểm của ta là đúng.
Sư đệ nghe xong rất không phục, lập tức cũng tiến vào phòng hỏi nhà sư đang tĩnh tọa: “Sư phụ, người tu hành nên đạt đến ‘tâm có chủ tể’ hết thảy mọi thứ thế gian, minh bạch rõ ràng chọn lựa, nhận rõ đúng sai tốt xấu thị phi, đây mới là tu hành, thế nhưng sư huynh nói con lý giải lệch rồi, sao sư phụ lại nói anh ấy đúng?”.
Nhà sư đáp: “Con nói đúng”. Sư đệ nghe sư phụ nói vậy trong tâm cao hứng lắm, vui mừng thích thú bước ra.
Người hầu hạ ở bên cạnh nhà sư thấy vậy trong tâm khó hiểu, mới hỏi nhà sư: “Ban nãy cách nhìn, liễu giải Phật Pháp của hai người họ hoàn toàn tương phản, sao ngài nói người này đúng, người kia cũng đúng, rốt cuộc là ai đúng đây?”.
“Con nói đúng”, nhà sư đáp.
Phật Pháp vô biên, mỗi người tu luyện có cái nhìn khác nhau về Pháp lý thâm sâu huyền diệu, không có ai đúng ai không đúng, hơn nữa đúng hay không đúng chỉ là tương đối. Người tu tại cảnh giới của mình mà có nhận thức riêng, tùy theo cảnh giới đề cao mà ngộ về Pháp lý cũng nâng cao, khi ấy mới phát hiện Phật Pháp là bác đại tinh thâm.
Tác giả: Quả Chính (2 Tháng Mười, 2015)
--------
Nguồn: ĐKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét