9 tháng 2, 2019

Ngũ hành, Bát quái và sự nối tiếp của các triều đại Trung Hoa xưa

Mảnh đất Trung Hoa xưa luôn được xưng tụng là xứ “Thần Châu”, nơi các vị Thần chung sống cùng con người và tạo ra một nền văn hóa Thần truyền đầy cảm hứng. Lịch sử phát triển của quốc gia này cũng không hề tầm thường, đều gắn với quy luật Ngũ hành, Bát quái…

Mảnh đất Trung Hoa xưa luôn được xưng tụng là xứ “Thần Châu”, nơi các vị Thần chung sống cùng con người. 


Lịch sử Trung Quốc chia làm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là thời đại Thần, tức là từ 6.000 đến 3.000 năm trước, tổng cộng là 3.000 năm lịch sử, khởi điểm là thời kỳ Phục Hy vẽ Bát quái, tức là Tiên thiên Bát quái, kết thúc là khi Văn Vương vẽ Bát quái, tức là Hậu thiên Bát quái, do đó trong Dịch Quái mới phân thành tiên thiên và hậu thiên.


Cùng là Bát quái tại sao lại phân thành tiên thiên và hậu thiên? Vì thiên thượng phát sinh biến hóa, vũ trụ cũng biến hóa, hình dáng vũ trụ mà Bát quái đại diện cũng biến hóa theo.

Đương nhiên sự biến hóa của 3.000 năm trước và 3.000 năm sau vô cùng rõ ràng, biểu hiện trên ba phương diện lớn: thiên địa đảo ngược, âm dương điên đảo, luân lý con người hỗn loạn, tức là thiên, địa, nhân xảy ra biến hóa đảo nghịch, tương phản. Vì thế mà Tiên thiên Bát quái biến thành Hậu thiên Bát quái.

Thời đại Thần tức là thời kỳ thượng cổ, có hai đặc trưng nổi bật là: ngũ hành tương sinh, nhân thần đồng tại (người và Thần đồng thời tồn tại).

Đặc trưng thứ nhất: Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh chủ yếu thể hiện ở mối quan hệ luân chuyển giữa các đời vua trong thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Tam Hoàng chỉ Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông. Phục Hy là Thiên Hoàng, Nữ Oa là Địa Hoàng, họ là anh trai và em gái, cùng đảm đương chức trách mà trời giao phó, về thuộc tính chưa phát sinh biến hóa, họ đều thuộc Mộc.

Mộc sinh Hỏa, vì thế tiếp sau đó là Thần Nông tức Nhân Hoàng, cũng gọi là Viêm Đế, chữ “Viêm” (炎) gồm hai chữ “Hỏa” (火) chồng lên nhau, theo Ngũ hành thuộc Hỏa. Sau cuộc đại chiến giữa Hoàng Đế và Viêm Đế ở Phản Tuyền, Viêm Đế lui về phương Nam, cai quản khu vực Thần Nông Giá, phương Nam về phương hướng cũng thuộc Hỏa, vì thế về thuộc tính là hoàn toàn phù hợp.

Phục Hy qua Tiên thiên Bát quái có thể quan sát được thiên văn và địa lý, có thể đạt được ‘thiên nhân hợp nhất’, hiểu rõ ý chỉ của thiên thượng, do đó được gọi là Thiên Hoàng. Nữ Oa nặn đất thành người, còn lập ra chế độ hôn nhân.

Có con người thì mặt đất mới có sinh khí, hết thảy mọi thứ trên mặt đất đều tồn tại vì con người. Trên trái đất nếu không có con người thì mọi thứ cũng không được sinh ra, phương Đông và phương Tây từ xưa đều cho rằng con người là anh linh của vạn vật.

Lão Tử cũng giảng: “Cố Đạo đại, Thiên đại, Địa đại, Nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại nhi nhân cư kỳ nhất yên. Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên”. Tạm dịch: Cho nên Đạo là to lớn, Trời to lớn, Đất to lớn, Người cũng to lớn. Trong nước có bốn thứ lớn, mà Người là một trong số đó. Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự Nhiên.

Thần Nông cai quản việc trồng trọt. Thời kỳ đầu ông đã nếm hàng trăm loại thảo mộc để tìm ra loại cây có thể chữa bệnh cho con người; ông nghĩ ra cách gieo trồng, cày cấy, tìm ra hoa màu, những việc này đều liên quan đến con người nên ông được gọi là Nhân Hoàng.

Do đó Tam Hoàng tương sinh chính là mối quan hệ Mộc sinh Hỏa. Tam tài (thiên, địa, nhân) cũng có tuần tự, đầu tiên có trời, tiếp đến có đất, sau mới có con người, cho nên mới nói con người sinh ra giữa trời và đất, cho thấy trời đất có trước, con người có sau.

Không có thời không thì không có sinh mệnh, không có sinh mệnh thì không có vạn vật trên mặt đất. Cho nên Lão Tử viết: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”.

Ngũ hành tương sinh còn thể hiện ở Ngũ Đế tương sinh, Ngũ Đế là Hoàng Đế, Viêm Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ. Viêm Đế thuộc Hỏa, Hoàng Đế thuộc Thổ. Mặt đất được gọi là Hoàng Thổ. Hoàng Đế làm chủ vùng Trung Nguyên. Thổ cũng nằm trong Ngũ hành. Vua Nghiêu thuộc Kim, vua Thuấn thuộc Thủy, vua Vũ thuộc Mộc, vua Khải thuộc Hỏa.

Vì sao lại định ra thuộc tính như vậy? Kỳ thực, Ngũ hành vừa có thể tìm thấy qua đặc tính của mỗi cá nhân, vừa có thể thông qua các quan hệ tương ứng mà suy diễn ra. Ví dụ nhà Hạ, Hạ Khải (vua Khải) lập nên nhà Hạ, đặt quốc hiệu là Hạ, mùa hạ nóng bức, trời nắng chói chang, nhiệt độ cao, đó chính là tượng trưng cho Hỏa, cho nên Hạ thuộc Hỏa.

Vua Vũ và vua Khải là quan hệ cha con, Vua Khải là con của vua Vũ, nhà Hạ và nhà Vũ là quan hệ nối tiếp. Theo Ngũ hành là quan hệ Mộc sinh Hỏa. Theo Ngũ hành vua Thuấn thuộc Thủy. Trận đại hồng thủy chính là xảy ra vào thời đại này. Như trong sách nhà Thương có chép, vua Thuấn nói với hạ thần: “Hồng thủy mênh mông, nhấn chìm cây cối, đồi núi, người và thú vật không có chỗ nào sống. Nước biển dâng lên 2.000 mét, toàn bộ không gian thấp hơn hai nghìn mét dưới mực nước biển đều bị nước nhấn chìm, nền văn minh vật chất của loài người hầu như bị hủy hoại hoàn toàn”.

Câu chuyện con thuyền Noah của thần thoại phương Tây cũng xảy ra vào thời điểm này. Những người phương Đông ở trên núi Côn Lôn (núi tổ của vạn núi) may mắn sống sót, khi đại hồng thủy dần dần rút đi, những người đi về hướng Đông Bắc trở thành người Mông Cổ, những người đi về biên giới phía Nam trở thành người dân tộc Tạng, những người đi về lưu vực sông Hoàng Hà trở thành người Hán, còn những người đi theo hành lang Hà Tây sang Kinh Sơn trở thành tộc người Di v.v. . Vì vậy, trận đại hồng thủy là điểm mốc quan trọng chuyển từ nền văn minh trước 3000 năm sang nền văn minh sau 3000 năm.

Vì Ngũ hành tương sinh nên từ triều đại của vua này sang triều đại của vua khác mặc dù có chiến tranh nhưng cũng diễn ra trên quy mô nhỏ, cũng không có việc triều đại này phải tiêu diệt triều đại kia, rất ít sự kiện dẫn đến đổ máu, toàn thiên hạ tương đối thái bình. Chiến tranh giữa Viêm Đế và Hoàng Đế cũng chỉ là Viêm Đế thoái về phương Nam còn Hoàng Đế làm chủ phương Bắc, không hề tàn sát nhau trên quy mô lớn.

Đặc trưng thứ hai: Nhân Thần đồng tại
Nhân Thần đồng tại là thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế, thời kỳ này đa số là người thường nhưng cũng có rất nhiều người siêu thường, họ có thần thông quảng đại, đi lại nơi thế gian trong hình tượng nửa Thần nửa người, người thường cũng không cảm thấy kinh ngạc, đó là thời đại mọi người đều tin vào Thần, Thần tích thường xuất hiện không có gì kỳ lạ.

Như việc Phục Hy lấy cái đức của mộc để trị quốc, điều thần kỳ xảy ra bên bờ sông Hoàng Hà khi ông nhìn thấy rùa trắng ngoi lên khỏi mặt nước, trên lưng rùa có hình vẽ, tức là Hà Đồ. Ông dựa theo Hà Đồ để vẽ ra Bát quái, khai sáng ra Tiên Thiên Dịch.

Trung Hoa được gọi là Thần Châu cũng có liên quan tới điều này. Nhất là 3000 năm sau đó, Thần nhân và Thần tích xuất hiện nhiều vô kể. Toàn lãnh thổ Trung Hoa đâu đâu cũng thấy những câu chuyện có thực về Thần nhân đồng tại, nền văn minh mà họ khai sáng vô cùng thần bí, quỷ thần khó đoán. Do đó vùng đất Trung Hoa được gọi là Thần Châu.

Ngày nay ở Sơn Tây có núi Quái Sơn chính là bày bố theo đồ hình Bát quái, nghe nói Phục Hy từng vẽ Bát quái ở đây. Kỳ thực trên thiên thượng sớm đã có Bát quái, vũ trụ tiên thiên chính là dấu hiệu của Hà Đồ, Phục Hy chỉ là tuân theo thiên ý mà thôi, ông đã tiếp nhận những gợi ý của rùa trắng và ngộ được hình thức bày bố của núi Quái Sơn, trời đã tuyển chọn Phục Hy.

Hơn nữa trời còn an bài cho ông có tư chất thông minh, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, sinh sống tại núi Quái Sơn, hiểu rõ mọi đối ứng của địa lý; lại để cho rùa trắng lộ ra Hà Đồ, trực tiếp điểm hóa cho ông. Trời cao đã dụng tâm sắp đặt hết thảy điều này, mục đích chính là để lưu lại cho con người hiểu biết về Bát quái và Dịch, để người Trung Hoa có cội nguồn văn hóa. Việc trong thiên hạ xưa nay đều là một bàn cờ lớn, ông trời sớm đã an bài, mà con người không thể thay đổi được.

Lại nói chuyện Nữ Oa làm cũng kinh thiên động địa, kỳ diệu vô cùng. Cộng Công tức giận đụng vào núi Bất Chu Sơn khiến “trụ trời gãy sụp, nguy cơ đất sập”, Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, giờ đây ai có thể nhìn thấy những lỗ thủng ấy? Vá trời vốn chính là Thần tích. Nữ Oa lấy bốn chân đã gãy rời của một con ba ba để làm bốn cột trụ chống trời, dùng tro để ngăn chặn hồng thủy. Mà con ba ba này chắc chắn cũng là một con vật Thần.

Nữ Oa nặn đất tạo ra con người không phải là chuyện nhỏ, ở phương Tây có Thượng Đế tạo ra con người, các dân tộc ở châu Nam Mỹ cũng có thuyết Thần tạo ra con người, điều này không có chút quan hệ gì tới sự tiến hóa của loài khỉ. Kỳ thực con người chính là do Thần tạo ra.

Còn Thần Nông thì dạy dân trồng ngũ cốc, ông đã nếm hàng trăm loại thảo mộc, người bình thường không thể làm được việc đó, bản thân hành động đó cực kỳ đặc biệt. Đại Vũ trị thủy, có thể xua đuổi rất nhiều yêu ma, bản thân ông có khả năng biến thành con vật khổng lồ phá tan núi, con của ông là vua Khải xuất hiện từ tảng đá, vợ ông là Đồ Sơn Thị trong lúc chuyển thân biến thành đá, đều rất thần kỳ.

Trong sách “Hỗn nguyên Thánh ký” đã ghi lại chuyện những người tu thành thần tiên như Lão Tử, Hoàng Đế… Hoàng Đế từng nhiều lần đến tìm Quảng Thành Tử học Đạo, sau đó bạch nhật phi thăng (bay lên trời giữa ban ngày), tu thành Thần tiên. Đạo gia tu thành Thần tiên bắt đầu từ thời đại Tam Hoàng, Nho gia cũng không phải bắt đầu từ Khổng Tử, Khổng Tử chỉ là người có thành tựu lớn của Nho gia mà thôi.

Cũng vì con người thời đó có nhiều người tín Thần nên nhiều người tu thành Thần, trên lãnh thổ Thần Châu, câu chuyện bạch nhật phi thăng nơi nào cũng có. Bởi vì con người thời đó đa phần có đạo đức cao thượng, con người sống đạm bạc không tham luyến quyền lực, địa vị, nên phần lớn có tuổi thọ cao, họ cũng không muốn ngồi vào vị trí của thiên tử.

Vào thời đại Thiên Địa Nhân Tam Hoàng cũng sản sinh ra Thiên Địa Nhân Tam Thư. Thiên Thư tức là “Kinh Dịch”, cuốn sách này có thể tương thông với Trời, Thần và tương lai, từ cổ chí kim nó đã triển hiện khả năng dự đoán thần kỳ, chứa đựng nội hàm bác đại tinh thâm. Thiên Đạo được giảng trong sách chính là khởi nguồn của mọi văn hóa, nó chỉ ra quy luật của vũ trụ, trong chớp mắt có thể nhìn thấu thế gian, 64 quẻ trong Kinh Dịch bao quát hết thảy mọi thứ trên thế giới, bao gồm cả sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay.

Địa Thư tức là “Sơn Hải Kinh” cũng là một quyển kỳ thư, quyển sách ghi chép lại địa lý toàn cầu, từ trước trận đại hồng thủy quyển sách đã đề cập đến bốn biển năm châu. “Hải Nội Kinh” kỳ thực là quyển sách viết về địa lý Trung Hoa, “Hải Ngoại Kinh” là quyển sách viết về địa lý toàn cầu, các chuyên gia trong và ngoài nước đều xác thực điều này, quyển sách đã triển hiện ra một thời đại thần kỳ, khoa học kỹ thuật lúc đó phát triển hơn bây giờ rất nhiều.

Hơn nữa, quyển sách còn ghi lại những đặc tính, Thần tính và hình thái của sinh mệnh ở các vùng địa lý khác nhau tại thời kỳ đó. Trong sách chúng ta có thể thấy Vương Mẫu, Hằng Nga bay lên cung trăng, Hậu Nghệ bắn mặt trời, Chuyên Húc sống lại.

Nhân Thư tức là “Hoàng Đế Nội Kinh” là khởi nguồn của Trung y. “Nội Kinh” mô tả rất chi tiết từ âm dương ngũ hành, cho đến kinh lạc của thân thể người, mọi người đều là lương y, đều có khả năng tự bảo vệ sức khỏe của mình, nếu dùng để trị bệnh cho người khác thì cũng rất dễ dàng.

Trong Nội Kinh có ghi chép: “Người thượng cổ có Thần nhân, trí nhân, thánh nhân, hiền nhân v.v. , ngay cả hiền nhân tuổi thọ cũng rất cao, Thần nhân và trí nhân thì tuổi thọ ngang với trời đất, ngang với nhật nguyệt, đều thể hiện ra những điều rất thần kỳ.

Những ghi chép về kinh lạc được viết trong Hoàng Đế Nội Kinh thì khoa học ngày nay không thể chứng minh được, tuy nhiên việc trị bệnh bằng châm cứu và thuốc bắc ngày nay đều dựa theo nguyên lý âm dương và kinh lạc, như vậy kinh lạc chắc chắn có tồn tại, nhưng chúng là những lạp tử vật chất vi quan hơn tế bào và phân tử, khoa học khó có thể phát hiện ra.

Nhưng trong thời đại nhân Thần đồng tại, rất nhiều người có công năng huệ nhãn thông, như Kỳ Bá liếc mắt có thể nhìn thấy kinh lạc trên cơ thể người và tất nhiên rất dễ dàng vẽ lại những kinh lạc đó. Thời bấy giờ có rất nhiều người am hiểu dưỡng sinh, biết thiên Đạo, hiểu được đạo lý âm dương, và hợp với yêu cầu của thuật số trong trời đất, ăn uống đều có chừng mực, làm việc và nghỉ ngơi có quy luật, không làm quá sức mình, tinh thần và thể chất của họ có thể được giữ vững, vì vậy mọi người đều sống lâu, và tuổi thọ trung bình của con người trong 3.000 năm thời thượng cổ cao hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của con người ngày nay.

Khổng Tử từng ca ngợi: “Vô vi nhi trì giả kỳ thuấn dã dữ? Phu hà vi tai? Cung kỷ chính nam diện nhi dĩ hĩ”. Tạm dịch: Vô vi mà làm cũng có thể ổn định thiên hạ. Xem vua Thuấn đã làm gì? Cứ ngồi đó cung kính nhìn về hướng Nam là được rồi.

Tức là chỉ cần chắp tay, chỉnh đốn y phục thì thiên hạ được yên ổn. Tại sao? Vì nhân Thần đồng tại, Thần làm gương cho con người, mọi người đều nhìn tiêu chuẩn cao của Thần mà noi theo, trọng thiện tích đức, thì thiên hạ làm sao mà hỗn loạn được! Việc cai trị cũng chẳng hề khó khăn gì.

Đáng tiếc là trận đại hồng thủy đã kết thúc thời đại nhân Thần đồng tại. Sau thời đại Thần làm chủ thì đến thời đại con người làm chủ, ngũ hành tương khắc.
--------------
Theo Chanhkien


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét