Phần
II
11. Ðắc đạo rồi có còn đau khổ không?
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, bậc
tu hành đắc đạo không còn tái sanh trong đời sau, nhưng trong đời nầy có còn
thấy mình đau khổ nữa không?
-
Tâu Ðại vương,
tùy từng việc một. Có việc còn thấy đau khổ, có việc không.
-
Có việc có, có
việc không, là như thế nào?
-
Ðau khổ của thân
thì còn, đau khổ của tâm thì hết.
-
Vì sao vậy?
-
Sở dĩ thân còn
đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ nầy là thân, hễ nhân duyên ấy còn
tồn tại thì đau khổ của thân còn. Sở dĩ tâm hết đau khổ là vì nhân duyên sinh
ra loại đau khổ thứ hai là lòng tham dục, một khi tâm ý đã dứt trừ hết các điều
dữ, tham dục không còn nữa, thì đau khổ của tâm hết.
-
Bậc tu hành đã
đắc đạo rồi mà không khiến thân lìa được khổ đau, như thế là chưa chứng đắc
Niết Bàn chăng? Ðắc đạo rồi mà thân còn đau khổ thì làm sao gọi là đắc đạo? Còn
nán ở lại trần thế làm gì để còn chịu khổ đau?
-
Tâu Ðại vương,
bậc đắc đạo không chuộng mà cũng không ghét, không tìm cầu mà cũng không xua
đuổi. Bình thản mà sống giữa cõi đời nầy, không hấp tấp, không vội vả. Ví như
chuối non không cần phải vú ép. Lại cũng không cần chờ chuối chín để chực hái.
Vì vậy nên đức Xá Lợi Phất xưa có dạy rằng:
Không
cần tịch diệt,
Cũng không cần trường sanh.
Chưa phải lúc thì ở,
Thời đến thì ra đi.
Cũng không cần trường sanh.
Chưa phải lúc thì ở,
Thời đến thì ra đi.
Vua
nói:
-
Hay thay! Hay
thay!
Ghi chú:
(1) Theo bản Hán dịch đánh số 1670B trong Ðại
Tạng đến đây thì hết quyển thượng.
12. Vui khổ thiện và bất thiện
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, khi
người ta cảm thấy vui thì cái ấy thiện hay bất thiện? Cũng như người ta cảm
thấy khổ thì cái khổ ấy là bất thiện chăng?
-
Tâu Ðại vương,
lại cũng tùy trường hợp. Có khi là thiện, có khi là bất thiện, không chừng.
-
Sao vậy? Ðã là
thiện thì hẳn là không có cái khổ. Và ngược lại, trong khổ ắt không có cái
thiện. Thiện và khổ, hai bên đâu có xứng hợp nhau.
Na Tiên nạn lại rằng:
-
Ví như có người
bị đặt vào bàn tay mặt một hòn sắt nung đỏ và vào bàn tay trái một cục băng
đông cứng. Hòn sắt nóng và cục băng lạnh ấy có cùng nung đốt kẻ kia không?
-
Có, cả hai cùng
nung đốt kẻ kia.
-
Thế thì cả hai
cùng nóng chăng? Hoặc cả hai cùng lạnh chăng?
-
Thưa không.
-
Một nóng, một
lạnh khác nhau. Sao lại nói cả hai cùng nung đốt? Nếu bảo cái nóng nung đốt thì
cả hai viên đâu có cùng nóng? Nếu bảo cái lạnh nung đốt thì cả hai viên đâu có
cùng lạnh?
-
Bạch Ðại đức, trí
lự của trẫm nông cạn không theo kịp câu vấn nạn nầy. Mong Ðại đức dẫn giải cho
trẫm lãnh hội cao kiến.
Na Tiên dẫn lời Phật dạy mà giải đáp rằng:
-
Có sáu sự vui
mừng thô trược, sáu sự buồn lo thanh cao; lại có sáu sự không vui không buồn
thô trược và sáu sự không vui không buồn thanh cao.
Vua hỏi:
-
Sáu sự vui buồn
thô trược là những gì?
-
Một là mắt nhìn
sắc đẹp rồi móng lòng ham muốn. Hai là tai nghe tiếng hay rồi móng lòng ham
muốn. Ba là ngửi mùi thơm rồi móng lòng ham muốn. Bốn là lưỡi nếm vị ngon rồi
móng lòng ham muốn. Năm là thân chạm vật mịn rồi móng lòng ham muốn. Sáu là ý
nhận những cảm thọ dễ chịu rồi móng lòng ham muốn. Như thế là sáu sự vui mừng
thô trược.
-
Sáu sự vui mừng
thanh cao là những gì?
-
Một là mắt thấy
sắc đẹp, nghĩ rằng sắc ấy không bền, chẳng nên lưu luyến, rồi nhân đó tư duy lẽ
thành bại đắc thất vô thường của vạn hữu khiến lòng thấy thanh thoát nhẹ nhàng.
Hai là tai nghe tiếng hay, nghĩ rằng tiếng ấy không bền, chẳng nên lưu luyến,
rồi nhân đó tư duy lẽ thành bại đắc thất vô thường của vạn hữu khiến lòng thấy
thanh thoát nhẹ nhàng. Ba là mũi ngửi mùi thơm, nghĩ rằng mùi ấy không bền,
chẳng nên lưu luyến, rồi nhân đó tư duy lẽ thành bại đắc thất vô thường của vạn
hữu khiến lòng thấy thanh thoát nhẹ nhàng. Bốn là lưỡi nếm vị ngon, rồi nghĩ
rằng vị ấy không bền, chẳng nên lưu luyến, rồi nhân đó tư duy lẽ thành bại đắc
thất vô thường của vạn hữu khiến lòng thấy thanh thoát nhẹ nhàng. Năm là thân
chạm vật mịn, nghĩ rằng vật mịn ấy không bền, chẳng nên lưu luyến, rồi nhân đó
tư duy lẽ thành bại đắc thất vô thường của vạn hữu khiến lòng thấy thanh thoát
nhẹ nhàng. Sáu là ý nhận những cảm thọ dễ chịu, nghĩ rằng những cảm thọ ấy
không bền, chẳng nên lưu luyến, rồi nhân đó tư duy lẽ thành bại đắc thất vô
thường của vạn hữu khiến lòng thanh thoát nhẹ nhàng. Như thế là sáu sự vui mừng
thanh cao.
-
Sáu sự buồn lo
thô trược là những gì?
-
Một là mắt thấy
sắc xấu, không ưa mà vẫn phải nhìn. Hai là tai nghe tiếng ghê rợn, không thích
mà vẫn không thể bịt tai. Ba là mũi ngửi mùi tanh hôi, không muốn mà mùi thối
vẫn xông lên nồng nực. Bốn là lưỡi nếm vị cay đắng, không ưng mà miệng vẫn phải
nhai nuốt. Năm là thân đụng vật nhám rích, không chịu mà xa tránh không được.
Sáu là ý bị sầu khổ đoanh vây, muốn xua đuổi mà vẫn phải nhớ nghĩ hoài. Như thế
là sáu sự buồn lo thô trược.
-
Sáu sự buồn lo
thanh cao là những gì?
-
Mắt nhìn thấy sắc
tàn tạ, không buồn vì cảnh tàn tạ ấy - vì đó là sự thành bại đắc thất đương
nhiên giữa vạn hữu - nhưng buồn vì thấy chúng sinh đau khổ không ngộ được lẽ
thành bại đắc thất kia nên không xả bỏ luyến tiếc trìu mến. Ðó là một sự buồn
lo thanh cao. Ðối với những gì tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân chạm và ý
nghĩ, cũng đều có một tâm trạng như thế. Như vậy là sáu sự buồn lo thanh cao.
-
Còn sáu sự không
vui không buồn thô trược?
-
Là khi mắt thấy
hình sắc, tai nghe âm thanh v.v., căn trần tiếp xúc nhau mà lòng ngây dại dửng
dưng như vật vô tri vô giác.
-
Thế còn sáu sự
không vui không buồn thanh cao là như thế nào?
-
Là mắt nhìn thấy
sắc, tai nghe âm thanh v.v., bình thản mà thọ nhận, cảnh vui không đủ sức khiến
phải say mê, cảnh buồn không đủ sức khiến phải rầu rĩ. Nếu có thọ nhận cảnh gì
đi nữa là chỉ vì chúng sanh mà thọ nhận (1).
-
Hay thay! Hay
thay!
Ghi chú:
(1) 36 Cảm thọ nầy, tạng Luận đem phối hợp
với 3 đời chia thành 108 loại cảm thọ.
13. Danh thân tái sanh
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, con
người sau khi chết rồi, cái gì sanh trở lại?
-
Tâu Ðại vương, đó
là Danh (tên gọi) và Thân (hay Sắc, tức là đất, nước, lửa, gió).
-
Phải chăng đó là
danh và thân của người cũ sanh trở lại?
-
Thưa không phải
danh cũ cũng không phải thân cũ. Cái danh thân của đời nầy làm các việc thiện
ác, do nghiệp thiện ác ấy, một danh thân khác chuyển sanh để thọ lãnh phước báo
hay tội báo dã gây ra.
-
Như vậy là không
phải cái danh thân cũ sanh trở lại. Thế thì đời nầy làm điều ác, đời sau đâu có
chịu quả báo? Và không sanh trở lại nữa thì tức là đã thoát khỏi luân hồi!
-
Không phải như
vậy. Nếu sống ở đời mà chỉ toàn làm điều thiện thì sau khi chết có thể không
sanh trở lại. Nhưng thường thường thì làm điều thiện cũng có mà gây điều ác
cũng nhiều, việc lành việc dữ tiếp nối xen nhau không ngừng, cho nên phải sanh
trở lại mà thọ báo. Làm sao thoát khỏi luân hồi được.
-
Xin cho thí dụ về
sự liên hệ giữa danh thân cũ với danh thân mới.
-
Ví như người hái
trộm xoài của kẻ khác. Chủ vườn xoài bắt được quả tang đem đến đầu cáo với Ðại
vương, yêu cầu Ðại vương xử trị. Trước mặt Ðại vương bị cáo cãi rằng: "Tôi
không hái xoài của anh ấy. Cây xoài của anh ấy trồng hồi trước là cây mầm tí
xíu. Còn những trái xoài mà tôi hái bây giờ nằm trên một cành cây to lớn sum
sê. Tôi đâu có ăn trộm!". Trước những lý lẽ viện ra như thế, Ðại vương có
cho rằng anh ta vô tội và xử cho anh ta được kiện không?
-
Không, anh ta có
tội. Trẫm sẽ xử cho người trồng xoài được kiện. Vì trước kia nhờ người nầy ra
công trồng trọt bón xới cây mầm, cho nên ngày nay mới có cây xoài to lớn đơm
hoa kết trái.
-
Tâu Ðại vương,
con người tái sanh trở lại cũng giống như thế. Với cái danh thân nầy, người ta
sống trên đời mà làm các việc thiện ác. Nghiệp thiện ác ấy nối tiếp không
ngừng, triển chuyển hình thành một danh thân mới sẽ sanh ra. Cũng như do công
phu đào lỗ bỏ hột và vun bón cây mầm nên về sau mới có cây xoài sum sê cành lá
với trái chín trĩu cây. Làm việc thiện ác trong đời nầy tức là gieo hột xuống
đất và bón xới cây mầm. Ðời sau không sao không thọ báo được!
-
Xin cho ví dụ
khác.
-
Ví như có người
gặt trộm lúa của kẻ khác. Bị bắt, anh ta cãi rằng lúa anh ta gặt hiện nay so
với cây mạ kẻ kia trồng mấy tháng trước, không liên quan gì nhau.
-
Như vậy đâu có
được! Xin cho ví dụ khác.
-
Ví như có người
mùa đông ra đồng không chịu nổi lạnh, đốt lửa lên sưởi. Xong việc y bỏ ra về,
quên dập tắt lửa. Gặp gió, lửa cháy lan qua cánh đồng kế cận, thiêu đốt hết mùa
màng. Bị đầu cáo lên Ðại vương, y khăng khăng cãi rằng tí xíu lửa nhỏ y đốt lên
để sưởi không phải ngọn lửa lớn đốt cháy cả cánh đồng kia. Như vậy Ðại vương xử
ai thua kiện?
-
Người đốt lửa để
sưởi.
-
Vì sao vậy?
-
Vì nguồn gốc tai
họa chính là y. Y có đốt lửa để sưởi rồi quên tắt, thì mới có hỏa hoạn sanh ra.
-
Danh thân cũ với
danh thân mới cũng như vậy đó.
-
Xin cho ví dụ
khác.
-
Ví như có người
trời tối cầm đuốc lên lầu ăn cơm. Vô ý y để tàn lửa bay ra cháy nóc nhà mình.
Lửa lan sang nhà kế cận, cuối cùng thiêu rụi cả làng. Dân làng bắt tội y. Y cãi
rằng: "Tôi không đốt làng, tôi chỉ đốt đuốc ăn cơm mà thôi. Ngọn lửa đuốc
của tôi đốt lên để ăn cơm khác với ngọn lửa của cơn hỏa hoạn thiêu đốt cả
làng". Cãi nhau chán chê, họ đưa nhau đến trước Ðại vương, yêu cầu xét xử.
Vậy Ðại vương sẽ xử ai được ai thua?
-
Dân làng được,
người kia thua.
-
Vì sao vậy?
-
Vì nguồn gốc tai
họa chính do y gây. Y có đốt đuốc lên ăn cơm mà không cẩn thận, thì mới có đại
hỏa hoạn sanh ra. Lửa cháy làng bắt gốc từ ngọn đuốc của y.
-
Danh thân cũ với
danh thân mới cũng lại như vậy.
-
Xin cho ví dụ
khác.
-
Ví như có người
đàn ông nọ đã nạp đủ lễ để xin cưới một cô bé (1). Bất đồ sau đó, anh ta ra đi
rồi biệt tích luôn. Khi cô nầy đến tuổi trưởng thành, có một người đàn ông khác
xin cưới và cũng nạp đủ lễ. Thình lình người đàn ông trước trở về, quở trách
người đàn ông sau sao dám lấy vợ mình. Người sau cãi lại: "Tôi đâu có cưới
vợ anh. Cô bé mà anh trả lễ trước kia là khác. Còn thiếu nữ mà tôi trả lễ xin
cưới ngày nay là khác". Không ai chịu ai, họ dẫn nhau đến xin Ðại vương
phân xử. Vậy Ðại vương sẽ xử ai được kiện?
-
Người đàn ông
trước.
-
Vì sao vậy?
-
Vì cô bé thuở
trước và thiếu nữ ngày nay cũng chỉ là một. Thân thiếu nữ ngày nay là do thân
cô bé thuở trước mà ra. Ai cưới trước, người ấy được.
-
Danh thân cũ với
danh thân mới cũng như vậy đó.
-
Xin cho ví dụ
nữa.
-
Ví như có người
đến chủ nuôi bò, hỏi mua một bình sữa. Mua xong, người ấy gửi bình sữa lại, hẹn
sau khi ra chợ về, sẽ ghé lại lấy. Bất đồ trở việc không về kịp. Hôm sau mới
tới hỏi lấy sữa thì sữa đã ôi. Anh ta cự nự đòi lấy sữa mới, viện lẽ rằng anh
ta không mua sữa ôi. Cãi vả nhau không ai chịu ai, họ dắt nhau kiện đến Ðại
vương. Vậy Ðại vương sẽ xử ai được kiện.
-
Chủ nuôi bò.
-
Vì sao vậy?
-
Sữa trong bình
chính là sữa người kia đã mua hôm trước. Vì để cách đêm cho nên nó mới trở nên
ôi. Chủ nuôi bò vô can.
-
Tâu Ðại vương,
người tái sanh trở lại cũng như vậy đó. Nương nơi danh thân, người ta sống ở
đời mà làm các việc thiện ác. Nghiệp thiện ác ấy tiếp nối không ngừng, chiêu
cảm một danh thân mới sau khi chết, để thọ quả khổ vui hết đời nầy sang đời
khác. Nghiệp thiện ác chính là nguồn gốc của sự tái sanh vậy. Cho nên ai bảo
rằng đời nầy làm ác mà đời sau không tái sanh để đền trả là không thể được.
Ghi chú:
(1) Ấn Ðộ xưa có tục tảo hôn. Con gái khi mới
sanh ra đã gã chồng, nhưng đợi đến khi trưởng thành mới thành hôn.
14. Ðã hỏi rồi không nên hỏi lại
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức ngay
như Ðại đức hiện nay có sẽ còn tái sanh nữa không?
-
Tâu Ðại vương,
việc này bần tăng đã có trình bày rõ ràng với Ðại vương rồi. Nếu bần tăng chưa
dứt hết ân ái thì đời sau vẫn còn phải tái sanh. Còn nếu ân ái đã dứt hết thì
tái sanh cũng chấm dứt.
-
Việc Ðại vương
tái cật vấn bần tăng như thế nầy giống như có kẻ hết lòng thờ vua giúp nước, đã
được vua ban thưởng và an hưởng phú quý rồi mà còn trách ngược lại rằng vua
chẳng nghĩ gì đến công lao mình. Lời trách của người ấy liệu có đúng hay không?
-
Thật không đúng.
-
Ðại vương cũng
lại như thế. Trước kia Ðại vương đã hỏi bần tăng về vấn đề này và bần tăng cũng
đã giải đáp cặn kẽ rồi. Giờ đây Ðại vương lại đem ra gạn hỏi lần nữa, như thế
khác gì người kia đã được ban thưởng nhiều ân huệ mà còn buông lời trách móc!
15. Danh và thân tương liên
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
trong một đoạn trước, Ðại đức đã nói về Danh (tên gọi) và Thân (sắc chất). Vậy
những gì là Thân và những gì là Danh?
-
Tâu Ðại vương,
những gì mắt thấy được là thân; những gì tâm cảm niệm được là danh.
-
Vì sao chỉ riêng
danh là có tạo tác đến đời sau mà sanh trở lại, còn thân thì không?
-
Tuy thân không
tạo tác, nhưng danh phải nương vào thân mới tạo tác được. Cũng như thân phải
nương vào danh mới có trước sau tương liên nhau. Cả hai luôn luôn nương nhau,
chớ không rời nhau.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như gà con.
Nếu không có cái mầm sống phối hợp với sắc chất của gà thì làm sao kết thành
trứng và nở ra gà con cho được? Mầm sống và sắc chất nương nhau và cùng sanh ra
với nhau. Cũng giống như thế, danh và thân của con người tương liên nhau, nương
tựa nhau, cùng sanh ra với nhau và khiến có sanh tử luân hồi kéo dài vô cùng vô
tận trong thời gian.
-
Hay thay! Hay
thay!
16. Thời gian
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, Ðại
đức vừa nói thời gian dài vô cùng vô tận, vậy thời gian là gì?
-
Quá khứ, hiện tại
và vị lai. Quá khứ dài vô cùng vô tận. Vị lai cũng dài vô cùng vô tận. Chỉ hiện
tại là không dài.
-
Xét cho cùng lý,
có thời gian hay không?
-
Có khi có, có khi
không.
-
Khi nào thì có và
khi nào thì không?
-
Với những vị tu
hành đắc đạo vào Niết Bàn thì không có thời gian. Với những kẻ chưa đắc đạo,
còn ra vào trong sanh tử, thì còn có thời gian. Khi thời gian còn có, thì nếu
đời nầy thích làm việc bố thí và ăn ở hiếu thuận với cha mẹ, đời sau hẳn phải
được hưởng phước báo.
-
Nguồn gốc của
thời gian quá khứ hiện tại và vị lai là cái gì?
-
Ấy là cái ngu si
mê muội. Vì ngu si mê muội sanh ra nên liền sanh thần. Thần sanh thân. Thân
sanh danh. Danh sanh sắc. Sắc sanh lục tri tức sáu cái biết. Một là biết của
mắt, hai là biết của tai, ba là biết của mũi, bốn là biết của lưỡi, năm là biết
của thân, sáu là biết của tâm. Cả sáu cái biết này đều hướng ngoại. Mắt hướng
sắc, tai hướng thanh, mũi hướng hương, lưỡi hướng vị, thân hướng trơn nhám, tâm
hướng tham dục. Liền hướng đến là liền hiệp lại, mà biết khổ biết vui. Do biết
khổ biết vui mới sanh ân-ái. Do ân ái sanh tham dục. Do tham dục mới hình thành
cái nguyên nhân tái sanh (hữu). Do tái sanh nên có già chết, khóc lóc, lo rầu,
khiến nội tâm bị bi thống. Tất cả những cần khổ bi thống ấy hiệp lại mà thành
con người. Vì vậy mà con người chết đi sanh lại hết đời này sang đời khác,
không bao giờ chấm dứt. Trong cái thời gian dài vô tận và không thể phanh ra
đầu mối ấy, tìm trở lại cái bản thân trước kia của con người quả thật là một
việc bất khả đắc.
-
Bạch Ðại đức, Ðại
đức vừa nói không thể phanh ra đầu mối của thời gian, vậy xin ví dụ cho nghe.
-
Như trong việc
trồng lúa. Hột lúa gieo xuống đất, tự nó nẫy mầm, đâm rễ, lên cây, trổ lá, đơm
bông, ngậm sữa, phơi mao, kết hột. Hột lúa mới, gieo trở lại xuống đất, sanh ra
những hột lúa mới khác nữa. Nếu cứ gieo trồng như thế hết năm nầy sang năm
khác, sự liên tục của hột lúa có bao giờ ngưng nghỉ được không?
-
Không.
-
Con người sanh ra
qua thời gian cũng như vậy đó. Trước sau triển chuyển tương sanh không dứt.
Trong dòng kiết sanh tương tục ấy, tìm cho ra đầu mối của sanh tử là một việc
bất khả đắc.
-
Xin cho ví dụ
khác.
-
Ví như gà đẻ
trứng. Trứng gà ấp nở ra gà con. Gà con lớn lên, lại đẻ trứng mới, lại nở gà
con. Từ trứng nở ra gà, từ gà đẻ lại trứng, cứ như thế tiếp tục mãi không bao
giờ ngừng. Con người sanh ra rồi lại chết đi, chết xong lại sanh trở lại, lộn
lui lộn tới trong vòng sanh tử, cũng giống như thế. Không thể nói đâu là đầu
mối và đâu là tận cùng.
-
Xin cho ví dụ
khác.
Na-Tiên cúi xuống vẽ một hình bánh xe dưới đất, rồi
chỉ vào hình vẽ mà hỏi vua rằng:
-
Trên cái vòng
tròn này, Ðại vương có thấy đâu là điểm bắt đầu không?
-
Thưa không.
-
Cũng như thế đó.
Trong vòng sanh tử, không thể nào biết được đâu là thủy, đâu là chung. Phật dạy
rằng con người sanh tử tử sanh, lộn đi lộn lại, lộn tới lộn lui, như bánh xe
lăn, triển chuyển tương sanh, không bao giờ ngừng nghỉ, bởi thế mà đau khổ kéo
dài mãi chẳng bao giờ ngừng. Tạng luận giải thích sự-kiện nầy như sau: Do con
mắt và hình sắc tiếp giáp nhau nên thức liền thấy biết. Ba cái ấy hiệp lại gọi
là xúc. Bởi có xúc nên có cảm thọ khổ vui. Bởi cảm thọ khổ vui nên sanh ra ân
ái. Bởi ân ái nên sanh ra tham dục. Bởi tham dục nên một nghiệp mới được hun
đúc và hình thành dần dần: đó là hữu. Bởi hữu nên mới có sanh. Bởi sanh nên có
các việc làm thiện ác. Rồi do các việc làm thiện ác cho nên mới phải tái sanh
trở lại để thọ báo.
Do lỗ tai và âm thanh tiếp giáp nhau nên thức liền
nghe biết. Ba cái ấy hiệp lại gọi là xúc. Bởi có xúc nên có cảm thọ khổ vui như
trên và cũng trước sau tiếp nới nhau cho đến quả tái sanh.
Cũng giống như thế, với mũi là hương, lưỡi là vị, thân
và vật trơn nhám, ý và điều nhớ nghĩ. Và hễ có cảm thọ khổ vui thì có tác động
dây chuyền đưa đến quả tái sanh. Tất cả đều triển chuyển tương sanh và trước
sau tương tục, không bao giờ dứt nghỉ. Cho nên trong thời gian dài dằng dặc,
tìm cho ra đầu mối của sanh tử là một việc bất khả đắc.
17. Ðầu mối của sanh tử
Vua hỏi:
-
Ðại đức vừa nói
tìm đầu mối của sanh tử là việc bất khả đắc. Nghĩa ấy như thế nào?
-
Tâu Ðại vương,
nếu có đầu mối thì không có tái sanh. Vì không có đầu mối cho nên người ta mới
phải tạm mượn quá khứ để làm đầu mối đấy thôi.
-
Theo trẫm, không
có đầu mối mới không có sanh tử chứ! Nhưng theo Ðại đức, phải có đầu mối thì
mới không có tái sanh. Mà đã tạm cho rằng đầu mối ấy bắt đầu trong quá khứ thì
như thế cũng đã là có rồi. Và vẫn theo Ðại đức, đã có đầu mối tức không có tái
sanh. Cái gọi là tái sanh đó, chẳng qua là vì cái đầu mối kia chưa dứt mà thôi.
-
Nhưng nó đã ở
trong quá khứ! (ý nói: tiếp tục cái đầu mối ấy trong hiện tại, tức là tái sanh
vậy)
Vua lại hỏi:
-
Trong dòng sanh
tử, con người có nhờ những trợ giúp nào bên ngoài để mỗi ngày mỗi tăng nên
nhiều thêm không?
Na-Tiên hỏi lại:
-
Trong loài bò hay
máy cựa trong thế gian có nhờ sự trợ giúp nào bên ngoài mà tăng lên nhiều thêm
không?
-
Trẫm không hỏi
các loài kia. Trẫm chỉ hỏi đầu mối sanh tử của loài người mà thôi.
-
Cây do cây sanh.
Lúa do lúa sanh. Vạn vật trong thế gian, giống nào sanh ra giống ấy theo từng
chủng loại. Con người thì bắt gốc từ lục tình ân ái. Là con người thì có mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mắt với hình sắc và thức hợp lại, đó là xúc. Tai với
âm thanh và thức hợp lại, đó là xúc. Mũi với hương và thức hợp lại, đó là xúc.
Lưỡi với vị và thức hợp lại, đó là xúc. Thân với vật trơn nhám và thức hợp lại,
đó là xúc. Ý với điều nhớ nghĩ và thức hợp lại, đó là xúc. Do xúc sanh ra cảm
thọ khổ vui. Từ cảm thọ khổ vui sanh ra ân ái. Từ ân ái sanh ra tham dục. Từ
tham dục hình thành một nghiệp mới, dẫn dắt đến tái sanh để chịu bao nhiêu ưu
bi chồng chất do già nua bệnh tật và chết chóc gây nên.
Nếu
mắt với hình sắc và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu tai với âm thanh
và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu mũi với hương và thức không hợp lại
thì không có xúc. Nếu lưỡi với vị và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu
thân với vật trơn nhám và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu ý với điều
nhớ nghĩ và thức không hợp lại thì không có xúc. Ðã không có xúc thì không có
cảm thọ khổ vui. Không khổ vui thì không khát khao ân ái. Không ân ái thì không
tham dục. Không tham dục thì không hình thành nghiệp mới (hữu). Không nghiệp
mới thì không tái sanh và không già chết. Không già chết thì không rên khóc lo
rầu. Không lo rầu than khóc thì lòng thanh thản an vui. Như thế tức là độ thoát
sanh-tử, đắc đạo Niết Bàn.
18. Nhân duyên sanh
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
trên thế gian này có vật nào bỗng dưng mà tự nhiên sanh ra không?
-
Tâu Ðại vương,
không có vật nào bỗng dưng mà tự nhiên sanh ra cả. Hết thảy đều phải có sở
nhân.
Nhân đó, Na-Tiên hỏi ngược lại nhà vua rằng:
-
Cái cung điện mà
nhà vua đang ngự đây, phải chăng là do tự nhiên sanh ra hay do tay người kiến
tạo?
-
Do tay người kiến
tạo. Cây thì đốn trong rừng về để làm kèo cột v.v., đất sét thì gánh ngoài đồng
vào để xây tường. Nhân công cả đàn ông lẫn đàn bà xúm lại, kẻ cưa người đẽo, kẻ
đắp người tô, ai lo tròn việc ấy, mới kiến tạo xong tòa cung điện này.
-
Cũng như thế đó,
con người cũng do yếu tố hòa hợp lại mà thàmh. Mọi vật không thể bổng không mà
sanh ra được. Hết thảy đều có sở nhân, chứ không do tự nhiên mà có.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như thợ gốm
làm đồ gốm. Trước hết là lấy đất sét về, hòa với nước mà nhồi cho nhuyễn. Nhồi
xong cho lên khuôn mà vo rồi chất vào lò mà hầm. Có như thế mới tạo thành chén
bát chậu bồn đủ cỡ. Chứ đâu phải tự nhiên mà sanh ra! Chén bát chậu bồn ấy đều
có sỡ-nhân: đó là đất sét, nước, công thợ, củi, lửa v.v. Trên thế gian nầy
không có vật nào do tự nhiên sanh ra.
-
Xin cho ví dụ
khác.
-
Ví như nhạc công
khảy đàn. Nếu không có dây, phiếm và tay người khảy v.v. thì khiến phát ra âm
thanh trầm bổng nhặt khoan được không?
-
Thưa không.
-
Bây giờ, nếu với
một cây đầy đủ dây phiếm và có nhạc công ngồi khảy thì có phát tiếng được
không?
-
Thưa được.
-
Con người và vạn
vật trong thế gian này cũng như thế đó. Không thể bỗng dưng mà có sinh ra. Hết
thảy đều phải có sở nhân.
Na-Tiên lại hỏi trở lui nhà vua rằng:
-
Nếu muốn cưa cây
lấy lửa không có hai thanh gỗ, lại cũng chẳng có bùi nhùi, thì có tạo ra lửa
được không?
-
Thưa không.
-
Lại ví như nếu có
kính thủy tinh và có ánh sáng mặt trời đương nóng, lại thêm có người chịu khó
ngồi cầm kính mà thâu sức nóng ấy cho chiếu xuống đống cỏ khô hay rơm khô thì
có tạo ra được lửa không?
-
Thưa được.
-
Lại ví như không
có gương, không có ánh sáng, không có người đứng soi thì có hình người lộ ra
trong gương không?
-
Thưa không. Phải
có gương, có ánh sáng, có người đứng soi thì mới có hình người lộ ra trong
gương.
-
Con người và vạn
vật ở trong thế gian cũng như thế đó. Không một vật nào bỗng dưng sanh ra. Hết
thảy đều phải có sở nhân. Các sở nhân ấy kết hợp lại với nhau, tạo thành sự sự
vật vât ngàn sai muôn khác. Ðó là nhân duyên sanh vậy. Không thể nào có tự
nhiên sanh.
-
Hay thay! Hay
thay!
19. Linh hồn
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
trong con người cái gì làm chủ? Phải chăng đó là linh hồn thường tại?
-
Tâu Ðại vương,
cái linh hồn thường tại ấy như thế nào?
-
Nó thường ở trong
ta, dùng mắt mà nhìn hình sắc, dùng tai mà nghe âm thanh, dùng mũi mà ngửi mùi,
dùng lưỡi mà nếm vị, dùng thân mà sờ mó nhám trơn, dùng ý mà hiểu biết và nhớ
nghĩ. Nó như Ðại đức và trẫm hiện đang ở trong cung điện này nhưng vì bốn mặt
đều có cửa sổ, nên ngang qua cửa sổ ấy, chúng ta thấy được phong cảnh bên
ngoài.
-
Như vậy, ý Ðại
vương là muốn ví các giác quan nơi con người với các cửa sổ của cung điện nầy
chăng? Ngang qua bất cứ cửa sổ nào, ta cũng thấy được cảnh vật bên ngoài. Thế
thì ngang qua bất cứ giác quan nào, linh hồn thường tại cũng phãi thấy được
ngoại cảnh giống như thế chớ gì? Vậy linh hồn thường tại có thấy được hình sắc
bằng tai, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?
-
Thưa không.
-
Linh hồn thường
tại có nghe được âm thanh bằng mắt, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?
-
Thưa không.
-
Linh hồn thường
tại có ngửi được mùi bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?
-
Thưa không.
-
Linh hồn thường
tại có sờ biết nhám trơn bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và ý chăng?
-
Thưa không.
-
Linh hồn thường
tại có suy nghĩ bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân chăng?
-
Thưa không.
-
Như vậy thời lời
lẽ của Ðại vương trước sau không xứng hợp nhau! Lại nữa, trong khi Ðại vương và
bần tăng cùng ngồi trong cung điện nầy, nếu phá bỏ hết tất cả các cửa sổ ở bốn
phía thì tầm mắt của chúng ta rộng xa thêm ra không?
-
Thưa có.
-
Vậy, phá bỏ một
cái cửa nơi thân ta là cặp mắt chẳng hạn, thì linh hồn thường tại có thấy rộng
xa thêm không?
-
Thưa không.
-
Và nếu phá bỏ
thêm mấy cái cửa khác nơi thân ta là tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thì linh hồn
thường tại có nhờ đó mà nghe rộng thêm, ngửi nhiều hơn, nếm tăng lên, sờ nhiều
ra và suy nghĩ rộng hơn không?
-
Thưa không.
-
Như vậy là lời lẽ
của Ðại vương trước sau lại không xứng hợp nhau! Lại còn điều này nữa: giả sử
có quan giữ kho vào cung, tiến tới trước mặt Ðại vương, cái linh hồn thường tại
của Ðại vương có biết y đã lui về không?
-
Thưa biết.
-
Nếu chầu xong, y
lui trở về kho, linh hồn thường tại của Ðại vương có biết y đã lui về không?
-
Thưa biết y đã
lui về.
-
Người ta khi để
đồ ăn vào lưỡi, linh hồn thường tại của người ấy có biết vị chua, đắng, mặn,
ngọt của đồ ăn không?
-
Thưa biết.
-
Khi đồ ăn đã vào
đến bao tử, linh hồn thường tại của người ấy có còn nhận ra mùi vị như thế nào
không?
-
Thưa không.
-
Như vậy, lời lẽ
của Ðại vương trước sau lại cũng không xứng hợp nhau! Lại còn điều này nữa: giả
sử có người gánh đổ hằng trăm hũ rượu ngon vào một cái bồn lớn. Ðổ rượu xong
lại bắt một người nghiền rượu trói lại bỏ vào bồn với mức rượu không lên cao
tới cằm. Như vậy y có biết được rượu trong bồn là ngon hay dở không?
-
Thưa không?
-
Vì sao vậy?
-
Vì y đâu có uống
vào miệng, đâu có nếm bằng lưỡi mà biết được rượu ngon hay đở.
-
Như vâỵ, thêm một
lần nữa, lời lẽ của Ðại vương trước sau không xứng hợp nhau!
-
Bạch Ðại đức,
trẫm tài sơ trí thiển, không đủ sức đương đầu với Ðại đức. Kính mong Ðại đức
giải thích cho nghe.
Na-Tiên bèn giải rằng:
-
Con mắt và hình
sắc gặp nhau khiến tâm thần kích động. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ
khổ vui. Với lỗ tai và âm thanh, hoặc với mũi và hương, lưỡi và vị, thân và
nhám trơn, ý và điều nhớ nghĩ, cũng lại như thế. Tâm thần kích động thì liền
sanh cảm thọ khổ vui. Do cảm thọ khổ vui liền sanh ý niệm. Do ý niệm triển
chuyển thành tựu cho nhau mà tạo nên một ông chủ vô thường là cái Giả Ngã. Cái
gọi là linh hồn thường tại dính dáng gì ở đây!
-
Hay thay! Hay
thay!
20. Liên hệ giữa căn và tâm thần
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, khi
con mắt thấy thì tâm thần có cùng thấy không?
-
Tâu Ðại vương,
có.
-
Nhưng cái nào
thấy trước?
-
Con mắt thấy
trước. Tâm thần thấy sau.
-
Phải chăng con
mắt đã nói với tâm thần rằng: "Này tâm thần! Tôi thấy chỗ nào thì anh cứ
nương theo chỗ đó mà thấy sau"? Hoặc, tâm thần đã nói với con mắt:
"Này mắt! Anh hãy nhìn trước đi, tôi sẽ nương theo anh mà thấy sau"?
-
Tâu Ðại vương,
hai bên đâu có giao hẹn gì với nhau.
-
Thế thì vì sao
Ðại đức lại nói rằng cái nọ thấy trước cái kia? Nếu không giao hẹn với nhau thì
làm sao xẩy ra như thế được?
-
Ấy là vì bốn sự
kiện sau đây khiến cho chúng cùng nhau nhận thấy mà không có giao ước gì hết.
Một là đường lài (hạ hành), hai là một chiều (hướng môn), ba là vết cũ (hành
triệt), bốn là quen chừng (xúc).
-
Ðường lài là như
thế nào?
-
Ðại vương có biết
khi trời mưa thì nước mưa từ trên núi cao chảy xuống ra sao không?
-
Nước mưa chảy
theo đường dốc lài.
-
Những lần mưa
khác, nước mưa chảy xuống như thế nào?
-
Lại cũng theo
đường dốc lài như trước.
-
Vậy chớ nước của
trận mưa trước có nói với nước của trận mưa sau rằng: "Hễ tôi chảy chỗ nào
thì anh chảy theo chỗ đó" không? Hoặc nước của trận mưa sau có giao hẹn
với nước của trận mưa trước rằng: "Chỗ nào anh chảy qua, tôi sẽ chảy
theo" không?
-
Thưa không. Chúng
nó không hề hẹn nhau. Chúng nó chỉ theo đường lài mà chảy thôi.
-
Con mắt và tâm
thần cũng như thế đó. Chúng nó cứ theo đường lài mà nhận biết, chứ không hề có
giao ước gì với nhau. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần cũng đều có
đường lài riêng mà nhận biết, giống như thế.
-
Bạch Ðại đức, còn
một chiều là như thế nào?
-
Ví như đồn lũy ở
chốn biên thùy có tường cao hào sâu, nhưng vào ra chỉ do một cổng lớn duy nhất
mà thôi. Người ở trong đồn muốn đi ra ngoài phải đi cách nào?
-
Phải do cổng lớn
ấy.
-
Nếu có người thứ
hai, thứ ba, v.v. muốn đi ra ngoài nữa, thì phải đi cách nào?
-
Cũng chỉ do một
cổng ấy.
-
Họ có giao hẹn
với nhau trước không?
-
Thưa không. Họ
chỉ theo một chiều mà đi ra. Vì chiều ấy có cổng.
-
Con mắt và tâm
thần cũng như thế đó. Chúng nó cứ theo một chiều mà nhận biết, chứ không hề
giao ước gì với nhau. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần cũng lại giống
như thế.
-
Bạch Ðại đức, còn
vết cũ là như thế nào?
-
Ví như có một xe
bò đi qua, để lại một vết đất lúa trên đường. Tiếp theo, xe sau đi tới phải đi
như thế nào?
-
Theo vết cũ đã có
mà đi.
-
Hai xe có giao
hẹn trước với nhau không?
-
Thưa không.
-
Con mắt và tâm
thần cũng như thế đó. Chúng nó cứ theo vết cũ mà nhận biết, không hề giao ước
gì với nhau. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần lại cũng giống như thế.
-
Bạch Ðại đức, còn
quen chừng là như thế nào?
-
Trong các môn học
như làm toán, tập viết, v.v. ban đầu thì ai cũng vụng về. Nhưng về sau, nhờ cố
gắng và chú ý, người ta tự tạo cho mình một thói quen đan mau và trở nên nhậm
lẹ, tính nhẩm được nhiều con số cũng như đặt bút xuống là viết ngay, không cần
phải nghĩ ngợi. Ðó chính là sự quen chừng. Con mắt và tâm thần cũng như thế đó.
Nhờ sự quen chừng ấy, chúng nó cùng nhận biết rất lẹ, không hề giao hẹn gì với
nhau hết. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần cũng như thế đó.
21. Xúc
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, khi
con mắt thấy thì cái gì cảm thọ khổ vui có đồng thời nẩy sanh với tâm thần
không?
-
Tâu Ðại vương,
có. Hễ tâm thần nhận biết thì có căn cùng hiệp mới nẩy sanh cảm thọ.
-
Hiệp là thế nào?
-
Là hai đằng chạm
nhau, xúc nhau.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như hai con dế
giao đấu với nhau, hay như hai bàn tay vỗ vào nhau. Hay như hai cái xập xỏa áp
vào nhau. Một con dế trong hai con dế ví như con mắt; con dế kia ví như hình
sắc. Ðối với hai bàn tay hoặc hai cái xập xỏa, cũng giống như thế. Phàm hai đằng
chạm vào nhau, hiệp với nhau, thì gọi là Xúc. Con mắt với hình sắc, lỗ tai với
âm thanh, lỗ mũi với mùi hương, cái lưỡi với mùi vị, thân thể với vật nhám
trơn, ý nghĩa với tư tưởng, hễ có va chạm nhau, có hiệp lại với nhau thì thảy
đều gọi là Xúc hết. Do đó mới sanh ra cảm thọ khổ vui của tâm thần, Xúc chính
là cái gạch nối giữa hai bên.
22. Cảm thọ
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, cảm
thọ vui là như thế nào?
-
Tâu Ðại vương, là
tự mình nhận biết và hưởng thụ cái vui ấy.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như có người
lập được nhiều công trạng lớn lao với Ðại vương, Ðại vương lấy làm bằng lòng và
ban cho nhiều vàng bạc của cải và phong cho chức tước cao sang. Ðược hưởng vinh
hoa phú quý, người ấy tự lấy làm vui thích, bèn suy nghĩ rằng: "Nhờ tôi ra
công giúp vua, được vua ban cho quyền cao bổng hậu, nên nay mới được hưởng lạc
thú nầy, lạc thú kia."
-
Lại vì như có
người bình sanh tâm thường niệm điều lành, miệng thường nói điều lành, thân
thường làm điều lành. Sống một đời sống hiền hòa như thế, sau khi chết được
thác sanh lên cõi trời. Tại đây, người ấy toại chí đến cực độ, nếm hết mọi điều
khoái lạc, bèn suy nghĩ rằng: "Hồi còn ở thế gian, nhờ ăn ở hiền đức cho
nên bây giờ mới được sanh lên đây và được hưởng tất cả các lạc thú như thế
này". Cảm thọ vui tức là tự mình nhận biết và hưởng thụ lấy cái vui ấy.
23. Giác
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
giác là như thế nào?
-
Tâu Ðại vương,
cái đi theo cái biết là giác (tùng tri vi giác), tức là nhận rõ sự vật.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như ông quan
giữ kho, sau khi nhận lãnh chức vụ, bước vào kho vua, tự mình soát xét kiểm
điểm từng món vàng bạc châu báu gấm vóc trong kho. Kiểm điểm xong thì nhận biết
món nào để đâu, hình dáng ra sao, màu sắc thế nào, số lượng bao nhiêu. Như vậy
gọi là giác.
24. Sở niệm
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, Sở
niệm là như thế nào?
-
Tâu Ðại vương, là
điều suy tư toan tính. Sở niệm tức tư tưởng. Vì phải có tư tưởng đã rồi mới có
làm ác hay làm lành.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như có người
chế ra một chất thuốc độc. Sau khi chế xong, tự mình uống thuốc độc ấy và khiến
người khác bắt chước uống theo. Như thế không những chỉ tự mình làm khổ mình mà
còn làm khổ kẻ khác. Chế thuốc độc ví như tư tưởng ác. Mình uống và khiến người
khác bắt chước uống theo, đó là làm việc ác. Người có tư tưởng ác, toan tính
điều ác và làm điều ác, đến khi chết, chắc chắn phải đọa địa ngục. Những người
bắt chước làm theo cũng đều không tránh khỏi ác báo ấy. Bởi vậy người ta thường
hay nói: "Hễ tư-tưởng độc ác thì đưa đến hành động độc ác”. Ngược lại, nếu
có người chế ra thức uống ngọt ngon bổ dưỡng, rồi tự mình uống lấy một cách
sảng khoái. Kẻ khác bắt chước làm theo cũng được sảng khoái như thế. Chế thức
uống ngọt ngon bỗ dưỡng ví như tư tưởng thiện. Mình uống và khiến kẻ khác bắt
chước làm theo, đó là việc làm thiện. Ðến khi chết, cả hai đều được hưởng phước
báo ở cõi trời. Bởi vậy cho nên người ta cũng thường hay nói: "Hễ tư tưỡng
lương thiện thì đưa đến hành động lương thiện”.
25. Nội động
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, nội
động là như thế nào?
-
Tâu Ðại vương, là
cái tư tưởng mong cầu xao xuyến trong nội tâm.
-
Khi có nội động
thì phát hiện ra như thế nào? Xin cho ví dụ.
-
Ví như một chiếc
trống đồng mà người ta đánh. Khi đánh, lòng trống rung lên và phát ra tiếng kêu
cho đến khi hết đánh mà dư âm vẫn còn ngân vang. Lại ví như cái chảo đồng mà
người ta dùng để nấu. Khi nấu, lòng chảo sôi bọt lên, nhưng khi bắc xuống khỏi
lứa, tăm bọt còn sũi lăn tăn. Con người cũng thế. Sự mong cầu khiến nội tâm
rung động, do đó tâm niệm dấy khởi. Lòng trống rung lên hoặc lòng chảo sũi bọt;
đó là nội động. Nhưng khi ngưng đánh, thôi nấu, mà dư âm còn ngân, tăm bọt còn
sủi lăn tăn. Con người cũng thế, sự mong cầu khiến nội tâm rung động, do đó tâm
niệm dấy khởi. Lòng trống rung lên hoặc lòng chảo sủi bọt; đó là nội động.
Nhưng khi ngưng đánh, thôi nấu, mà dư âm còn ngân, tăm bọt còn sủi, đó tức như
dòng tâm niệm còn tiếp tục sau cuộc nội động do mong cầu nấu nung.
26. Nỗi lòng
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, tất
cả năm cái nói trên là xúc, thọ, giác, sở niệm, và nội động, một khi dung hợp
thành nỗi lòng rồi thì có cách gì phân tách riêng rẽ chúng ra mà vẫn giữ được
đặc tánh riêmg của mỗi cái không? Chẳng hạn như sau khi phân tách riêng rẽ từng
cái, rồi nói: đây là cái xúc, đây là cái thọ, đây là cái giác, đây là cái sở
niệm, đây là cái nội động. Có thể như thế được chăng?
-
Tâu Ðại vương, đã
khiến chúng dung hợp với nhau rồi thì không có cách gì chia cách chúng ra được.
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như người đầu
bếp của Ðại vương nấu một món ăn dâng lên cho Ðại vương. Trong món ăn ấy có
nếp, có sữa và có các đồ gia vị như muối, gừng, tiêu, ớt v.v. Nếu thấy món đồ
ăn rồi mà Ðại vương liền phán với người đầu bếp kia rằng: "Anh hảy lấy
riêng từng món: nếp, sữa, tiêu, muối v.v. ở trong món đồ ăn này mà đưa lên cho
trẫm" thì thử hõi người đầu bếp có cách gì thi hành được lệnh Ðại vương
chăng? Làm sao có thể rút riêng từng món gia vị để có thể nói được, đây là chất
vị chua, kia là chất vị mặn, nọ là chất vị cay v.v.?
-
Thưa không, đã
dung hợp rồi thì không lấy riêng ra được nữa.
-
Nỗi lòng gồm xúc,
giác, sở niệm, và nội động cũng giống như thế.
27. Muối
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
người ta có thể nhìn muối mà biết được vị mặn của nó chăng?
-
Tâu Ðại vương,
Ðại vương có nếm muối bằng mắt được không?
-
Thưa không.
-
Vâng, người ta có
thể dùng lưỡi mà nếm mới biết vị mặn, chứ không ai dùng mắt mà làm việc ấy.
-
Bạch Ðại đức, thế
thì bò kéo xe chở muối, có nhận biết được vị mặn của muối không?
-
Không.
-
Có thể dùng cân
mà cân vị mặn của muối để biết vị mặn ấy nặng bao nhiêu không?
-
Không, họa chăng
chỉ có trí nhà vua mới cân được vị mặn của muối. Vì vị mặn không có trọng
lượng. Chỉ có những gì có trọng lượng mới có thể dùng cân mà cân.
28. Duyên nghiệp của tri giác
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
trong thân con người, sự nhận biết của năm giác quan là do nhiều duyên nghiệp
tựu thành hay chỉ do một duyên nghiệp mà thôi?
-
Tâu Ðại vương,
một duyên nghiệp làm sao tựu thành được!
-
Xin cho ví dụ.
-
Ví như trong một
cánh đồng trồng ngũ cốc. Khi ngũ cốc mọc mầm đâm chồi, giống nào hiện ra giống
ấy, không thể lẫn lộn nhau được. Trong con người cũng thế. Sự nhận biết của năm
giác quan do nhiều duyên nghiệp khác nhau mà có sanh ra.
29. Nguyên nhân bất bình đẳng giữa loài người
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức,
người ta sanh ra trên đời, ai cũng có thân thể với đầu, trán, râu, tóc, da,
mặt, tai, mũi, lưỡi .v.v. như nhau. Ai cũng có tứ chi gồm hai tay hai chân không
khác nhau. Nhưng vì cớ gì mà có kẻ chết yểu, người sống lâu; kẻ hay ốm đau,
người thường mạnh khỏe; kẻ giàu, người nghèo; kẻ quý, người tiện; kẻ ngu dốt,
người thông minh; kẻ xấu hình, người tốt tướng; kẻ nói cuội nói trăng, ngưởi
thật thà như đếm v.v. và v.v. Tại sao vậy?
-
Tâu Ðại vương,
chẳng có gì là lạ. Kìa xem như trái cây trong vườn. Cũng từ cây lá sanh ra,
nhưng có cây trái ăn ngon, có cây trái ăn dở. Trong số đó, lại có thứ đắng, thứ
ngọt, thứ chua, thứ cay, thứ chát, thứ bùi v.v. Cũng đồng thời là trái cây, tại
sao chúng chẳng giống nhau?
-
Chỉ tại hột giống
không đồng.
-
Tâu Ðại vương,
con người cũng thế. Bởi tư niệm và nghiệp duyên mỗi người mỗi khác, cho nên căn
cơ không đồng, địa vị không đồng, và hưởng thụ cũng không đồng. Do đó mới có kẻ
xấu người đẹp, kẻ sang người hèn, kẻ ngu dốt, người thông minh v.v. Theo lời
Phật dạy thì chỉ vì các tạo tác lành dữ đã thực hiện trong quá khứ có sai khác
mà mỗi người tự có báo ứng riêng. Trước kia làm lành thì nay được phước; trước
kia làm ác thì nay gặp họa. Nhân nào sanh quả nấy; quả nào theo nhân nấy; mãy
may không sai.
-
Lành thay! Lành
thay!!
30. Phải sớm làm điều lành
Vua hỏi:
-
Bạch Ðại đức, như
có người muốn làm điều lành thì nên làm sớm hay đợi về sau sẽ làm?
-
Tâu Ðại vương,
phải làm từ trước. Càng sớm càng được nhiều lợi ích. Nếu để quá muộn thì chẳng
có công hiệu gì. Ví dụ như đợi cho khi khát nước bỏng cổ, rồi Ðại vương mới
chịu sai người đào giếng thì làm sao có kịp nước nhỉ ra để Ðại vương giải khát?
Có phải như thế không?
-
Vâng. Phải đào
giếng từ trước.
-
Con người cũng
vậy đó. Ðã định làm thì nên làm sớm đi. Chần chờ không ích gì mà còn có hại.
Lại ví như đợi đến khi đói, Ðại vương mới chịu sai người cày cấy gieo trồng thì
làm sao có lúa kịp chín để Ðại vương dùng?
-
Vâng, phải gieo
trồng từ trước.
-
Con người cũng
vậy đó. Phải làm điều lành khi còn có thì giờ. Chớ nên để bị thúc bách quá gấp
rồi mới chịu làm, thì nào có ích gỉ? Lại ví như đợi có giặc đến, Ðại vương mới
chịu sai quân binh luyện tập ngựa voi, rèn đúc khí giới, thao dượt binh mã, thử
hỏi như thế thì có kịp ứng phó với giặc không? Hay là phải lo toan sắp đặt từ
trước?
-
Phải lo toan từ
trước mà còn chưa chắc đã kịp.
-
Tâu Ðại vương,
chính vì vậy mà Phật có dạy rằng: “Phải nên tự mình sớm nhớ nghĩ làm điều lành.
Chớ đừng để chậm trễ về sau, không ích lợi gì hết”
Na-Tiên lại nói tiếp:
-
Ðừng bỏ đường lớn
phẳng phiu mà đi vào đường cong queo gập ghềnh. Chớ bắt chước kẻ ngu bỏ lành
theo dữ, để rồi khóc lóc nỉ non khi lâm nạn. Phàm những ai bỏ điều trung chánh,
chạy theo điều vạy cong, đến chừng cái chết rình bên lưng, biết hối hận thì đã
quá trễ.
--- o0o ---
hay phết
Trả lờiXóahạt điều rang muối vietnuts cũng vậy