Có trên 70 dạng rối loạn về giấc ngủ ảnh hưởng đến ít nhất 40 triệu người Mỹ và gây ra một phí tổn về y tế ước tính 16 tỷ đô la mỗi năm, chưa kể đến các phí tổn do mất giờ làm việc, tai nạn xe, và các nguyên nhân khác.
Bốn dạng rối loạn về giấc ngủ phổ biến nhất là chứng mất ngủ(insomnia), chứng ngưng thở trong lúc ngủ (sleep apnea), hội chứng chân không nghỉ (restless legs syndrome), và chứng buồn ngủ kịch phát(narcolepsy). Ngoài ra, các dạng rối loạn giấc ngủ khác bao gồm thiếu ngủ thường xuyên, các bất thường về đồng hồ sinh học (circardian rhythm), và các dạng rối loạn giấc ngủ như mộng du (sleep walking), ngủ tê liệt hay ma đè (sleep paralysis), và giật mình thức giấc (night terrors hay sleep terrors).
Các dấu hiệu phổ biến của một dạng rối loạn về giấc ngủHãy xem qua danh sách các dấu hiệu phổ biến của một dạng rối loạn giấc ngủ, sau đó thảo luận với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào trong số này xuất hiện từ 3 đêm trở lên mỗi tuần:
Bạn cần trên 30 phút để đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
Bạn thường xuyên thức giấc vào ban đêm và sau đó khó ngủ lại được.
Bạn thức giấc rất sớm vào buổi sáng.
Bạn thường không cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ mặc dù bạn dành ra 7 – 8 giờ hoặc nhiều hơn để ngủ vào ban đêm.
Bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và sẽ ngủ trong vòng 5 phút nếu bạn có cơ hội để ngủ chợp mắt, hoặc bạn ngủ một cách đột ngột hay ngủ vào các thời điểm không thích hợp vào ban ngày.
Người ngủ chung giường với bạn than phiền rằng bạn ngáy quá to, thở phì phì, thở hổn hển, hoặc tạo ra các âm thanh nghẹt thở trong lúc bạn ngủ, hoặc người ngủ chung giường của bạn lưu ý rằng hơi thở của bạn thỉnh thoảng ngưng lại một lúc.
Bạn có các cảm giác rùng mình, ngứa ran, hoặc nổi gai ốc ở chân mà sẽ mất đi khi bạn di chuyển hoặc mát xa chân, đặc biệt vào buổi chiều tối cũng như khi bạn cố gắng ngủ.
Bạn gặp phải các hình ảnh sống động giống như mơ trong lúc ngủ hoặc trong lúc ngủ gà gật.
Bạn gặp phải các cơn đuối cơ đột ngột khi bạn giận dữ hoặc sợ hãi, hoặc khi bạn cười.
Bạn cảm thấy giống như là bạn không thể cử động được khi vừa thức giấc.
Người ngủ chung giường với bạn lưu ý rằng chân và tay của bạn thường giật mạnh thình lình trong lúc bạn ngủ.
Bạn thường xuyên cần sử dụng các chất gây kích thích (cà phê, trà,…) để giữ tỉnh táo trong ngày.
Cũng nên nhớ rằng, mặc dù trẻ em có thể biểu lộ một số các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ này, nhưng các trẻ này thường không thể hiện các dấu hiệu buồn ngủ quá độ vào ban ngày. Thay vào đó, các trẻ này có thể tỏ ra quá hiếu động và khó tập trung chú ý. Các trẻ này có thể không biểu hiện khả năng học tập tốt nhất ở trường.
Chứng mất ngủ
Chứng mất ngủ (insomnia) được định nghĩa là sự trở ngại trong quá trình đi vào giấc ngủ hoặc thường thức giấc, hay được định nghĩa là ngủ không được đầy đủ mặc dù có nhiều cơ hội để ngủ. Cuộc sống chứa đầy các sự kiện mà thỉnh thoảng có thể gây ra chứng mất ngủ trong một khoảng thời gian ngắn. Chứng mất ngủ tạm thời này thường phổ biến và thường do các tình huống như căng thẳng tại nơi làm việc, áp lực gia đình, hoặc một sự kiện gây chấn thương (tâm lý, tình cảm). Một cuộc thăm dò ý kiến những người thành niên ở Hoa Kỳ của Tổ Chức Quốc Gia về Giấc Ngủ (National Sleep Foundation) đã tìm thấy rằng gần nửa số người tham gia cuộc thăm dò báo cáo bị chứng mất ngủ tạm thời vào các đêm ngay sau các cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Chứng mất ngủ mãn tính được định nghĩa là xuất hiện các triệu chứng ít nhất 3 đêm mỗi tuần trong vòng hơn một tháng. Đa số các trường hợp bị chứng mất ngủ mãn tính là thứ yếu, có nghĩa là do một dạng rối loạn khác hoặc do việc sử dụng thuốc gây ra tình trạng này. Chứng mất ngủ mãn tính căn bản (primary chronic insomnia) là một dạng rối loạn giấc ngủ đặc thù, nguyên nhân gây ra vẫn chưa được hiểu rõ. Khoảng 30 – 40% số người thành niên nói rằng họ gặp phải một số triệu chứng của chứng mất ngủ trong bất kỳ năm nào, và khoảng 10 – 15% số người thành niên báo cáo họ bị chứng mất ngủ kinh niên. Chứng mất ngủ mãn tính trở nên phổ biến hơn khi có tuổi, và phụ nữ có nhiều khả năng báo cáo bị chứng mất ngủ hơn so với nam giới.
Chứng mất ngủ thường gây trở ngại trong suốt một ngày, chẳng hạn như cảm giác buồn ngủ quá độ, mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung, tâm trạng bị đè nén, và dễ cáu gắt. Do đó, chứng mất ngủ nếu không được điều trị có thể sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống không thua kém các chứng bệnh mãn tính khác.
Chứng mất ngủ mãn tính thường do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây gây ra:
- Một chứng bệnh hoặc một dạng rối loạn về tâm trạng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mất ngủ là chứng trầm cảm và/hoặc các rối loạn về lo âu (anxiety disorders). Các rối loạn về thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer’s và Parkinson’s, cũng tạo ra triệu chứng mất ngủ. Chứng mất ngủ mãn tính có thể bắt nguồn từ chứng suy giảm chức năng tuyến giáp, viêm khớp, hen xuyễn, hoặc các chứng bệnh khác mà trong đó các triệu chứng gây khó chịu vào ban đêm, làm cho bệnh nhân khó ngủ hoặc thường thức giấc.
- Các loại thuốc được kê toa hoặc không cần toa bác sĩ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, chẳng hạn như các loại thuốc thông mũi, một số thuốc giảm đau, và các loại thuốc steroid.
- Sinh hoạt làm gián đoạn giấc ngủ như uống rượu (bia), tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, tiêu thụ chất caffeine trễ trong ngày, xem TV hoặc đọc sách khi đi ngủ, các thời biểu ngủ không đều đặn do ca làm việc hoặc các nguyên nhân khác.
- Dạng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở trong lúc ngủ hoặc hội chứng chân không nghỉ.
Tuy nhiên, có một số người mắc phải chứng mất ngủ kinh niên căn bản. Tình trạng này liên quan đến một khuynh hướng “được tỉnh táo” hơn bình thường (trạng thái kích thích quá mức - hyperarousal). Những người bị chứng mất ngủ mãn tính căn bản có thể có hàm lượng của một số loại hooc môn gia tăng, thân nhiệt cao hơn, nhịp tim nhanh hơn, và có mô hình các sóng não khác biệt trong lúc họ ngủ.
Các bác sĩ chẩn đoán chứng mất ngủ chủ yếu dựa trên quá trình ngủ trong quá khứ, thường bằng cách xem xét nhật ký ngủ. Quá trình ghi hình giấc ngủ ban đêm có thể được yêu cầu nếu như có một rối loạn khác về giấc ngủ bị nghi ngờ. Các bác sĩ cũng sẽ cố gắng chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh hoặc các vấn đề tâm lý tiềm ẩn khác cũng như xác định các động thái mà có thể gây ra chứng mất ngủ.
Thông thường, những người có chứng mất ngủ sẽ đi vào một chu kỳ càng trở nên nghiêm trọng – bởi vì họ đã từng bị khó ngủ vào các đêm trước, do đó họ sẽ trở nên lo lắng khi cảm thấy xuất hiện dấu hiệu mà họ không thể ngủ ngay lập tức được. Nỗi lo lắng này có thể làm cho họ khó đi vào giấc ngủ. Họ càng nằm trằn trọc trên giường và nhìn đồng hồ, thì nỗi lo lắng và sự trằn trọc của họ càng gia tăng.
Để phá vỡ chu kỳ lo lắng và tạo ra tình trạng tiêu cực đó, các nhà chuyên môn khuyến khích chỉ đi ngủ lúc nào bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn không thể ngủ (hoặc không ngủ ngay được) trong vòng 20 phút, thì nên ra khỏi giường, đi vào một căn phòng khác, và làm một hoạt động mang tính thư giãn (chẳng hạn như đọc sách) cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ trở lại. Sau đó hãy trở vào giường. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trị liệu tái tạo điều kiện (reconditioning therapy) này là một phương pháp hiệu quả nhất để điều trị chứng mất ngủ.
Trị liệu thư giãn là một kế hoạch khác có tác dụng cho một số người mắc chứng mất ngủ. Trị liệu thư giãn có thể bao gồm phương pháp thiền và các kỹ thuật thư giãn tinh thần khác. Nó cũng bao gồm các kỹ thuật thư giãn thể chất, chẳng hạn như kéo căng liên tục rồi sau đó thư giãn từng nhóm cơ trong cơ thể trước khi bạn đi ngủ. Một phương pháp khác là tập trung thở sâu. Trị liệu thư giãn có thể giúp cơ thể và tinh thần của bạn hoạt động chậm lại để bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Trị liệu hạn chế ngủ (sleep restriction therapy) cũng giúp ích cho một số người mắc chứng mất ngủ. Hãy tính thời gian ngủ trung bình của bạn trong một tuần, và sau đó giới hạn thời gian ngủ đêm của bạn trong khoảng thời gian ngủ trung bình đó. Dần dần tăng thêm thời gian ngủ mỗi đêm cho đến khi nào bạn đạt được một giấc ngủ đêm bình thường hơn. Bạn nên tránh ngủ chợp mắt vào ban ngày lâu hơn 15 – 20 phút trong lúc đang trị liệu hạn chế ngủ. Ngủ chợp mắt có thể làm cho bạn khó ngủ vào ban đêm, như thế có thể kéo dài thêm chứng mất ngủ. Ngoài ra, trong lúc trị liệu hạn chế ngủ, hãy tránh lái xe hoặc vận hành máy móc có tính nguy hiểm cho đến khi bạn đã có thể ngủ đủ vào ban đêm.
Tất cả các thay đổi về hoạt động này là một phần của phương pháp điều trị gọi là trị liệu hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy). Trị liệu này còn được sử dụng để thay thế các ý nghĩ tiêu cực về giấc ngủ, chẳng hạn như “tôi sẽ chẳng bao giờ có thể ngủ được nếu không sử dụng thuốc ngủ”, với lối suy nghĩ tích cực và thực tế hơn. Trị liệu hành vi nhận thức rất hiệu quả đối với đa số những người bị chứng mất ngủ mãn tính.
Một số người mắc chứng mất ngủ mãn tính mà không được chữa khỏi bằng trị liệu hành vi hoặc bằng việc điều trị của một chứng bệnh tạo nguyên nhân có thể cần phải sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định điều trị chứng mất ngủ bằng rượu (bia), thuốc không cần toa bác sĩ, các loại thuốc an thần được kê toa có tác dụng nhanh, hoặc các loại thuốc kháng histamine có tính an thần có tác dụng gây buồn ngủ.
Lợi ích của các phương pháp điều trị này (uống bia rượu, sử dụng thuốc an thần,…) có phần hạn chế, và các phương pháp này cũng có các rủi ro. Một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ được nhưng sẽ làm cho bạn cảm thấy không được tươi tỉnh vào buổi sáng. Các phương pháp khác có các tác dụng kéo dài, như thế sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và lảo đảo vào buổi sáng. Một số phương pháp cũng có thể bị mất tác dụng theo thời gian. Các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng trầm cảm có tính an thần sử dụng cho chứng mất ngủ, nhưng tác dụng của các loại thuốc này đối với những người không bị trầm cảm thì chưa rõ ràng, và sẽ có nhiều tác dụng phụ.
Để điều trị chứng mất ngủ, có một số người đã theo đuổi các loại sản phẩm “thiên nhiên”, chẳng hạn như các loại thực phẩm chức năng melatonin, trà (chè) rễ nữ lang, hoặc chất chiết xuất của rễ nữ lang(valerian). Các loại dược thảo này được bán không cần toa bác sĩ. Chỉ có ít chứng cứ cho thấy melatonin có thể giúp thuyên giảm chứng mất ngủ. Các nghiên cứu về rễ nữ lang cũng không có đầy đủ chứng cứ, và liều lượng thực sự cũng như độ tinh khiết của các loại thực phẩm chức năng, chất chiết xuất, hoặc trà có chứa rễ nữ lang có thể thay đổi theo từng sản phẩm. Ngoài ra, vì melatonin, rễ nữ lang, và các sản phẩm thiên nhiên không được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ kiểm định, nên độ an toàn của các sản phẩm này không được theo dõi.
Chứng ngưng thở trong lúc ngủ
Ở những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ (còn được gọi làsleep-disorderd breathing), hơi thở tạm ngưng hoặc trở nên rất yếu trong lúc ngủ. Sự thay đổi này do tình trạng đường dẫn khí thỉnh thoảng bị chặn gây ra, thường trong lúc mô mềm ở phía sau cổ họng bị xẹp xuống, làm khép lại đường dẫn khí một phần hay hoàn toàn. Mỗi lần ngưng thở thường kéo dài khoảng 10 đến 120 giây và có thể xảy ra từ 20 đến 30 lần trở lên trong mỗi giờ ngủ.
Nếu bạn bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ (sleep apnea), thì sẽ không có đủ không khí đi vào phổi bạn qua đường miệng và mũi trong lúc bạn ngủ, cho dù rằng bạn vẫn cố gắng tiếp tục thở. Khi điều này xảy ra, số lượng oxy trong máu giảm xuống. Não của bạn phản ứng lại bằng cách đánh thức bạn để thắt chặt các cơ ở đường dẫn khí phía trên và mở to khí quản của bạn. Sau đó hơi thở bình thường bắt đầu trở lại, thông thường với một tiếng thở rất to hoặc âm thanh giống như bị nghẹt thở. Mặc dù những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường ngáy thường xuyên và rất to, nhưng không phải tất cả mọi người ngủ ngáy đều có chứng ngưng thở trong lúc ngủ.
Bởi vì những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường sẽ chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ lim dim vào ban đêm, cho nên họ hiếm khi dành đủ thời gian cho giai đoạn ngủ sâu giúp hồi phục sức khỏe. Do đó, họ thường cảm thấy buồn ngủ dữ dội trong ngày. Tình trạng buồn ngủ này được xem là gây ra các vấn đề về tính khí và hành vi, bao gồm chứng trầm cảm, và nó tạo ra nguy cơ bị tai nạn trong công sở hoặc tai nạn giao thông gấp 3 lần.
Mức oxy trong máu xuống thấp nhiều lần trong đêm có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu vào buổi sáng, gặp khó khăn trong khả năng tập trung, suy nghĩ sáng suốt, học hỏi, và ghi nhớ. Ngoài ra, tình trạng mức oxy thỉnh thoảng xuống thấp và chất lượng giấc ngủ bị suy giảm cả hai yếu tố này kích thích cơ thể tiết ra các hooc môn đáp ứng stress (stress hormones). Các hooc môn này làm tăng huyết áp, số lần đập của tim và làm gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhịp tim bất thường, vàsuy tim tắc nghẽn (congestive heart failure). Bên cạnh đó, chứng ngưng thở trong lúc ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các thay đổi trong quá trình chuyển hóa năng lượng (cách thức cơ thể bạn biến thực phẩm và oxy thành năng lượng), mà điều này làm tăng nguy cơ phát triển chứng béo phì và bệnh tiểu đường.
Bất cứ ai cũng có thể bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Ước lượng có ít nhất 12 – 18 triệu người Mỹ thành niên bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ, làm cho chứng bệnh này phổ biến ngang bằng với bệnh hen xuyễn. Hơn một nửa số người mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ bị quá cân. Chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường phổ biến ở nam giới hơn. Trên 1/25 nam giới tuổi trung niên và 1/50 phụ nữ tuổi trung niên mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ đi kèm với tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng vào ban ngày. Khoảng 3% số trẻ em và 10% hoặc hơn số người trên 65 tuổi mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những người Mỹ gốc Châu Phi, người Châu Á, người Mỹ bản xứ (người Da Đỏ), và người Mỹ La Tinh hơn so với người da trắng.
Hơn một nửa trong tổng số người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ không được chẩn đoán là mắc bệnh. Những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường không nhận biết được rằng hơi thở của họ bị ngừng lại trong đêm. Họ chỉ để ý thấy rằng họ không cảm thấy khỏe khi họ thức giấc và cảm thấy buồn ngủ suốt ngày. Tuy nhiên, người nằm chung giường với họ có thể lưu ý thấy rằng họ ngáy to và thường xuyên, đồng thời lưu ý rằng họ thường tạm ngừng thở trong giây lát trong lúc ngủ. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ nếu như các triệu chứng này xuất hiện, nhưng việc chẩn đoán phải được xác nhận bằng cách quan sát giấc ngủ của bệnh nhân qua đêm. (Xem phần “Các Rối Loạn Về Giấc Ngủ Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?"). Sự quan sát này sẽ cho thấy những lần ngưng thở, tình trạng thường bị thức giấc, và lượng oxy trong máu thỉnh thoảng bị xuống thấp.
Tương tự người thành niên bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ, trẻ em bị chứng rối loạn này cũng thường ngáy to, thở phì phì hoặc thở hổn hển, và bị những lần ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ. Trẻ nhỏ thường bị sưng amiđan và hạch hầu (adenoid) mà có thể gia tăng nguy cơ bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Nhưng các bác sĩ có thể không phát hiện được chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở trẻ em bởi vì, thay vì hiển thị các dấu hiệu điển hình của tình trạng buồn ngủ trong ngày, các trẻ em này thường bị kích động và có thể được xem là quá hiếu động. Ảnh hưởng của chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở trẻ em có thể bao gồm biểu hiện kém ở trường học và có hành vi hung dữ, khó kiểm soát.
Một số các yếu tố có thể làm cho một người dễ mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Các yếu tố này bao gồm:
- Các cơ ở cổ họng và lưỡi mà có thể thư giãn nhiều hơn bình thường trong lúc ngủ
- Sưng amiđan và hạch hầu
- Quá cân – mô mỡ quá nhiều xung quanh cổ làm cho vùng cổ họng khó mở ra được.
- Cấu trúc của đầu và cổ làm cho kích thước của đường hô hấp ở miệng và khu vực cổ họng trở nên nhỏ hơn.
- Tình trạng sung huyết (nghẹt mũi), do dị ứng, mà có thể cũng làm thu hẹp đường hô hấp
- Gia đình có tiền sử bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ, thì bạn có thể sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ (sleep specialist). Có một số phương pháp để giúp chẩn đoán chứng ngưng thở trong lúc ngủ, bao gồm:
- Một báo cáo về bệnh sử bao gồm các câu hỏi dành cho bạn và gia đình về cách thức bạn ngủ và cách thức bạn sinh hoạt trong ngày.
- Kiểm tra mũi, miệng, và cổ họng để tìm các mô dư hoặc các mô có kích cỡ lớn, ví dụ, kiểm tra amiđan, lưỡi gà (uvula: mô nằm trên cổ họng), và vòm miệng mềm (nằm phía trên bên trong miệng và ở sau cổ họng).
- Ghi lại những gì xảy ra khi bạn hít thở trong lúc ngủ trong đêm (phương pháp đo và ghi lại các chỉ số như hơi thở, nhịp tim, huyết áp,.., trong lúc đối tượng được kiểm tra đang ngủ).
- Thực hiện kiểm tra MSLT (multiple sleep latency test), thường được thực hiện tại một trung tâm điều trị về giấc ngủ, để xem thời gian nhanh nhất bạn đi vào giấc ngủ vào những lúc bạn thường thức giấc. (Chỉ cần một vài phút là có thể ngủ được thường có nghĩa là bạn rất buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng buồn ngủ dữ dội vào ban ngày có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở trong lúc ngủ).
Sau khi các kiểm tra này được hoàn tất, bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ sẽ xem lại các kết quả và sẽ làm việc cùng với bạn và gia đình bạn để đưa ra một kế hoạch điều trị. Sự thay đổi trong các sinh hoạt hàng ngày hoặc các thói quen có thể giúp hạ giảm các triệu chứng:
- Nằm nghiêng một bên thay vì nằm ngửa để ngủ. Nằm nghiêng một bên để ngủ sẽ giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp trên bị đóng lại trong lúc ngủ.
- Tránh uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng thuốc ngủ, dược thảo, và các loại thuốc khác giúp cho bạn ngủ. Các tác nhân này làm cho đường hô hấp của bạn khó thông thoáng trong lúc bạn ngủ, và các loại thuốc an thần có thể làm cho bạn ngưng thở lâu hơn và nguy hiểm hơn. Hút thuốc lá gây khó chịu đường hô hấp và có thể thỉnh thoảng gây ra tình trạng đường hô hấp trên bị đóng lại.
- Giảm cân nếu bạn quá cân. Chỉ cần xuống cân một ít cũng có thể cải thiện được các triệu chứng.
Các thay đổi này có thể là tất cả những điều cần thiết để điều trị chứng ngưng thở trong lúc ngủ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ vừa phải hoặc nghiêm trọng, thì bạn sẽ phải cần thêm các phương pháp tiếp cận trị liệu trực tiếp hơn.
Phương pháp CPAP (continuous positive airway pressure) là trị liệu hiệu quả nhất cho chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở người thành niên. Máy CPAP sử dụng áp suất không khí nhẹ để giữ cho đường hô hấp của bạn thông thoáng trong lúc bạn ngủ. Máy này đưa không khí đến các đường dẫn khí của bạn bằng một mặt nạ đeo ở mũi được thiết kế đặc biệt. Mặt nạ này không thở dùm bạn; lưu lượng không khí tạo ra áp suất cao để giữ cho các đường dẫn khí trong mũi và miệng của bạn mở to hơn trong lúc bạn ngủ. Áp suất không khí được điều chỉnh vừa đủ để ngăn chặn các đường dẫn khí của bạn thỉnh thoảng bị thu hẹp lại trong lúc ngủ. Áp suất này được giữ đều đặn và liên tục. Chứng ngưng thở trong lúc ngủ sẽ tái phát nếu máy CPAP ngưng hoạt động hoặc nếu máy này không được sử dụng đúng cách.
Những người bị các triệu chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ nghiêm trọng thường cảm thấy được cải thiện nhiều hơn sau khi họ bắt đầu điều trị bằng phương pháp CPAP. Phương pháp điều trị CPAP có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khô hoặc nghẹt mũi, da trên mặt bị ngứa, bị sình bụng, đau mắt, hoặc nhức đầu. Nếu bạn bị các tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp CPAP, thì hãy làm việc với bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ và các nhân viên hỗ trợ. Như thế, bạn có thể làm mọi thứ để giảm bớt hoặc loại bỏ được các vấn đề này.
Hiện tại, không có loại thuốc nào chữa khỏi chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, một số loại thuốc do bác sĩ kê toa có thể giúp giảm bớt tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng mà thỉnh thoảng vẫn tiếp tục xảy ra cho dù được điều trị bằng phương pháp CPAP cho chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ.
Một phương pháp tiếp cận điều trị khác mà có thể giúp cho một số người là sử dụng một dụng cụ gắn vào miệng hoặc răng. Nếu bạn bị chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ nhẹ hoặc không bị chứng này nhưng ngáy rất to, thì bác sĩ hoặc nha sĩ cũng có thể đề xuất dùng dụng cụ này. Một dụng cụ gắn ở miệng bằng chất dẻo được nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt chế tạo. Dụng cụ gắn vào miệng này sẽ điều chỉnh hàm dưới và lưỡi của bạn để giữ cho đường dẫn khí trong cổ họng của bạn mở rộng trong lúc bạn ngủ. Sau đó, không khí có thể di chuyển vào trong phổi một cách dễ dàng bởi vì hơi thở ít bị cản trở hơn. Điều quan trọng là để bác sĩ răng hàm mặt hoặc nha sĩ theo dõi để loại bỏ các tác dụng phụ và phải đảm bảo rằng dụng cụ gắn vào miệng vẫn khớp. Một kiểm tra theo dõi giấc ngủ sẽ rất cần thiết để xem chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ có được cải thiện không.
Phẫu thuật có thể giúp được cho một số người bị chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ; điều này còn tùy thuộc vào các kết quả đánh giá của bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ. Việc cắt bỏ amiđan và hạch hầu chặn đường dẫn khí được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em. UPPP(Uvulopalatopharyngoplasty) là một phẫu thuật cắt amiđan, lưỡi gà, và một phần của vòm miệng mềm dành cho người thành niên. Phương pháp mở khí quản (tracheostomy) là một phẫu thuật hiếm khi được sử dụng và chỉ dành cho trường hợp bị chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ nghiêm trọng khi mà các phương pháp điều trị khác đều vô hiệu. Bác sĩ giải phẫu sẽ tạo một lỗ hở nhỏ ở khí quản, và sẽ đặt một ống vào. Không khí sẽ di chuyển qua ống và đi vào phổi, đi vòng qua chỗ bị tắc nghẽn trong đường hô hấp trên.
Các rối loạn về giấc ngủ được chẩn đoán như thế nào?
ùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ thu thập thông tin và xem xét thực hiện một vài xét nghiệm khi chẩn đoán rối loạn về giấc ngủ:
Kỷ lục ngủ và nhật ký ngủ. Bác sĩ sẽ hỏi mỗi đêm bạn ngủ được mấy giờ, bao lâu thì bạn thường thức giấc và thức giấc trong bao lâu, cần bao lâu để bạn có thể ngủ được, bạn có cảm giác thế nào khi thức giấc, và mức độ buồn ngủ của bạn trong ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ghi lại kỷ lục ngủ trong một vài tuần. (Xem phần “Mẫu Nhật Ký Ngủ”). Bác sĩ của bạn có thể hỏi xem bạn có các triệu chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ hoặc các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ không, chẳng hạn như ngáy to, thở phì phì hoặc thở hổn hển, bị nhức đầu vào buổi sáng, cảm giác ngứa ran và khó chịu ở các chi mà có thể cảm thấy thuyên giảm khi cử động các chi này, và tay chân bị giật mạnh thình lình trong lúc ngủ. Người ngủ chung với bạn có thể được bác sĩ hỏi xem bạn có các triệu chứng này không, vì bạn có thể không lưu ý được các triệu chứng này trong lúc ngủ.
Kỷ lục ngủ trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ (polysomnogram). Kỷ lục ngủ (polysomnogram – PSG) thường được ghi lại trong lúc bạn ngủ lại trung tâm điều trị giấc ngủ hoặc phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Các điện cực và các thiết bị giám sát được gắn vào da đầu, mặt, ngực, tay chân, và ngón tay của bạn. Trong lúc bạn ngủ, các thiết bị này đo hoạt động của não, các chuyển động của mắt, các hoạt động của cơ bắp, số lần tim đập mỗi phút và nhịp tim (heart rhythm), huyết áp, và số lượng không khí di chuyển ra vào phổi. Kiểm tra ghi lại kỷ lục ngủ này không gây đau nhức. Trong một số trường hợp, kiểm tra này có thể thực hiện tại nhà. Thiết bị giám sát tại nhà có thể được sử dụng để ghi lại số lần tim đập mỗi phút (heart rate), cách thức không khí di chuyển ra vào phổi, và hàm lượng oxy trong máu, và khả năng hít thở của bạn.
Kiểm tra MSLT (Multiple sleep latency test). Nghiên cứu về giấc ngủ vào ban ngày này đo lường mức độ buồn ngủ của bạn và đặc biệt hữu ích cho việc chẩn đoán cơn ngủ kịch phát (narcolepsy). Kiểm tra MSLT được thực hiện trong phòng thí nghiệm và giấc ngủ và thường được thực hiện sau khi ghi lại kỷ lục ngủ trong đêm (PSG). Trong kiểm tra này, các thiết bị giám sát giai đoạn ngủ được gắn vào da đầu và mặt. Bạn sẽ được yêu cầu ngủ chợp mắt 4 hoặc 5 lần, mỗi lần 20 phút, cứ mỗi 2 giờ trong ngày. Các kỹ thuật viên sẽ ghi chú mức độ nhanh chậm khi bạn đi vào giấc ngủ và thời gian bạn đi vào các giai đoạn ngủ khác nhau, đặc biệt là giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh(REM sleep), trong lúc bạn ngủ chợp mắt. Các cá nhân có sức khỏe bình thường sẽ không đi vào giấc ngủ trong các thời gian ngủ chợp mắt ngắn hạn được chọn lựa này hoặc sẽ cần một thời gian dài để đi vào giấc ngủ. Những người đi vào giấc ngủ chưa đầy 5 phút sẽ có khả năng cần đến trị liệu rối loạn giấc ngủ, cũng như những người nhanh chóng đi vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh trong lúc ngủ chợp mắt.
Điều quan trọng là phải cần đến một bác sĩ chuyên khoa điều trị giấc ngủ để phân tích các kết quả kiểm tra PSG hoặc MSLT của bạn. Xem phần “Cách Thức Tìm Kiếm Trung Tâm Điều Trị Giấc Ngủ Và Bác Sĩ Chuyên Khoa Điều Trị Giấc Ngủ”.
Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ (restless legs syndrome - RLS) tạo ra cảm giác kiến bò và ngứa ran khó chịu ở chân, đặc biệt ở các bắp chân, mà khi cử động hoặc mát xa sẽ được thuyên giảm. Những người bị hội chứng chân không nghỉ sẽ cảm thấy cần phải kéo giãn hoặc cử động chân để làm mất đi các cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Kết quả là, những người này có thể sẽ cảm thấy khi đi vào giấc ngủ và thường thức giấc. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai chân. Một số người cũng có các cảm giác này ở cánh tay. Các cảm giác này cũng có thể xuất hiện khi nằm xuống hoặc ngồi lâu, chẳng hạn như trong lúc ngồi ở bàn, lái xe, hoặc xem phim.
Nhiều người bị hội chứng chân không nghỉ cũng bị tình trạng tay chân thỉnh thoảng cử động trong lúc ngủ, thường xuất hiện đột ngột, xảy ra cứ mỗi 5 – 90 giây. Tình trạng này, được gọi là các cử động chân tay theo chu kỳ trong lúc ngủ (periodic limb movements in sleep - PLMS), có thể làm cho những người bị hội chứng này thức giấc thường xuyên, làm giảm đi thời gian ngủ tổng cộng và làm gián đoạn giấc ngủ của họ. Một số người bị tình trạng PLMS nhưng lại không có các cảm giác bất thường ở chân khi họ đang thức.
Hội chứng chân không nghỉ ảnh hưởng đến 5 – 15% người Mỹ, và tỉ lệ hiện hành của hội chứng này gia tăng với tuổi tác. Hội chứng này thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Có một nghiên cứu đã tìm thấy rằng hội chứng này là nguyên nhân gây ra 1 phần 3 trường hợp bị chứng mất ngủ ở các bệnh nhân trên 60 tuổi. Trẻ em cũng có thể bị hội chứng chân không nghỉ. Ở trẻ em, tình trạng này có thể liên quan đến các triệu chứng của rối loạn quá hiếu động thiếu tập trung (attention-deficit hyperactivity disorder). Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ làm thế nào các rối loạn này có liên quan với nhau. Thỉnh thoảng, “các cơn đau đang gia tăng” có thể bị nhầm lẫn với hội chứng chân không nghỉ.
Hội chứng chân không nghỉ thường có tính di truyền. Mang thai, suy thận, và thiếu máu do thiếu chất sắt hoặc vitamin có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các tình trạng này gây ra sự thiếu hụt chất sắt mà sẽ dẫn đến thiếu chất dopamine, dopamine được não sử dụng để kiểm soát các cảm giác của cơ thể và các cử động của chân tay. Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán hội chứng này qua các triệu chứng của các bệnh nhân và dấu hiệu làm trầm trọng thêm các triệu chứng vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi. Một số bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng ferretin (ferretin là một dạng chất sắt). Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu những người bị hội chứng này nghỉ lại một đêm ở phòng thí nghiệm điều trị giấc ngủ, ở đó các bệnh nhân được giám sát để loại trừ các rối loạn khác về giấc ngủ và để ghi lại các cử động thái quá của chân tay.
Hội chứng chân không nghỉ có thể điều trị được nhưng không phải luôn luôn có thể chữa khỏi. Các bệnh nhân có thể được cải thiện một cách nhanh chóng khi sử dụng các loại thuốc giống dopamine hoặc các thực phẩm chức năng chứa chất sắt (iron supplement). Ngoài ra, những người bị các trường hợp nhẹ hơn có thể được điều trị một cách thành công bằng các loại thuốc an thần hoặc các phương án trị liệu hành vi. Các phương án này bao gồm kéo giãn, ngâm bồn nước nóng, hoặc mát xa chân trước giờ đi ngủ. Tránh các thức uống có chứa chất caffeine cũng có thể giúp hạ giảm các triệu chứng, và một số các loại thuốc (chẳng hạn như, các loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc) có thể gây ra hội chứng chân không nghỉ. Nếu tình trạng thiếu chất sắt và vitamin là cơ sở của hội chứng này, thì các triệu chứng có thể cải thiện bằng cách sử dụng thuốc chứa chất sắt được bác sĩ kê toa, vitamin B12, hoặc các loại thực phẩm chức năng axit folic. Một số người có thể yêu cầu các loại thuốc chống co giật để kiểm soát cảm giác ngứa ran và kiến bò ở chân tay. Các bệnh nhân khác có các triệu chứng nghiêm trọng mà có liên quan đến một chứng rối loạn khác hoặc không đáp ứng lại các phương pháp điều trị bình thường thì có thể cần được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau.
Cơn ngủ kịch phát
Triệu chứng tiêu biểu của cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) là tình trạng buồn ngủ dữ dội và dồn dập, ngay cả sau khi đã ngủ đầy đủ vào ban đêm. Ngoài ra, giấc ngủ vào ban đêm có thể bị gián đoạn bởi tình trạng thức giấc thường xuyên. Những người bị cơn ngủ kịch phát thường buồn ngủ vào các thời điểm và những nơi không thích hợp. Mặc dù các vở hài kịch trên TV thỉnh thoảng có các nhân vật này để tạo ra những trận cười, nhưng cơn ngủ kịch phát không phải là chuyện đùa. Những người bị cơn ngủ kịch phát sẽ gặp phải các cơn buồn ngủ vào ban ngày mà nó kéo dài một vài giây hoặc hơn nửa giờ, có thể xảy ra mà không có dấu hiệu cảnh báo, và có thể gây chấn thương. Cơn ngủ kịch phát khó chịu này cũng có thể gây khó khăn trong công việc và duy trì các môn quan hệ cá nhân và xã hội.
Đối với cơn ngủ kịch phát, sự khác biệt rõ rệt giữa trạng thái ngủ và thức giấc thường không rõ ràng. Ngoài ra, những người bị cơn ngủ kịch phát có xu hướng đi thẳng vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh với những giấc mơ, thay vì đi vào giai đoạn này dần dần sau khi đã đi qua giai đoạn ngủ mắt không chuyển động nhanh.
Bên cạnh tình trạng buồn ngủ dồn dập vào ban ngày, cơn ngủ kịch phát còn có 3 triệu trứng phổ biến khác có liên quan, nhưng các triệu chứng này có thể sẽ không xảy ra ở tất cả mọi người:
- Tình trạng đuối cơ đột ngột (cataplexy). Tình trạng đuối cơ này tương tự như tình trạng bại liệt thường xảy ra trong giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh, nhưng nó chỉ kéo dài một vài giây đến một vài phút trong lúc người đó đang thức. Tình trạng đuối cơ này có xu hướng bị kích thích bởi các phản ứng cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như giận dữ, ngạc nhiên, sợ hãi, hoặc cười. Tình trạng đuối cơ này có thể xuất hiện dưới hình thức mỏi cổ, làm cong đầu gối, hoặc cơ mặt bị chảy xuống ảnh hưởng đến khả năng nói, hoặc nó có thể làm cho toàn bộ cơ thể đổ xụp xuống.
- Ngủ tê liệt (ma đè). Những người bị cơn ngủ kịch phát có thể gặp phải tình trạng mất khả năng nói hoặc cử động tạm thời trong lúc ngủ hoặc đang lúc thức giấc, họ có cảm giác giống như bị dán dính vào giường ngủ.
- Các giấc mơ sống động. Các giấc mơ này có thể xảy ra khi những người bị cơn ngủ kịch phát vừa đi vào giấc ngủ hoặc vừa thức giấc. Các giấc mơ này giống như thật mà chúng có thể làm cho bệnh nhân nhầm lẫn với hiện thực.
Các nhà chuyên môn ước tính rằng có khoảng 350 ngàn người Mỹ bị cơn ngủ kịch phát, nhưng chưa đầy 50 ngàn người được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Chứng rối loạn này có thể phổ biến tương tự như bệnh Parkinson’s hoặc bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis), và thịnh hành hơn bệnh xơ nang (cystic fibrosis: bệnh di truyền của các tuyến ngoại tiết, thường phát triển vào thời thơ ấu, ảnh hưởng đến tuyến tụy, hệ hô hấp, và các tuyến mồ hôi), nhưng rối loạn này ít được biết đến. Cơn ngủ kịch phát thường bị lầm lẫn với chứng trầm cảm, chứng động kinh, hoặc các tác dụng phụ do thuốc.
Cơn ngủ kịch phát có thể rất khó chẩn đoán ở những chỉ bị triệu chứng quá buồn ngủ vào ban ngày. Rối loạn này thường được chẩn đoán trong lúc ghi lại giấc ngủ trong đêm (PSG) theo sau là kiểm tra MSLT. (Xem phần “Các Rối Loạn Về Giấc Ngủ Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?”). Cả hai kiểm tra này cho thấy các triệu chứng của cơn ngủ kịch phát – có xu hướng đi vào giấc ngủ rất nhanh và đi ngay vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh, ngay cả trong lúc ngủ chợp mắt.
Cơn ngủ kịch phát có thể phát triển ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đầu tiên vào tuổi vị thành niên và vừa bước sang tuổi thành niên. Khoảng 1 trong số 10 người bị cơn ngủ kịch phát có một thành viên trong gia đình mắc phải rối loạn này, cho thấy rằng một cá nhân có thể di truyền khuynh hướng phát triển cơn ngủ kịch phát. Các nghiên cứu cho thấy rằng một hợp chất trong não gọi là hypocretin đóng một vai trò quan trọng gây ra cơn ngủ kịch phát. Đa số những người bị cơn ngủ kịch phát thiếu đi hợp chất hypocretin, chất này có tác dụng kích thích sự tỉnh táo. Các nhà khoa học tin rằng một phản ứng tự miễn dịch (có thể do bệnh, tình trạng nhiễm virut, hoặc chấn thương não gây ra) sẽ tiêu diệt các tế bào sản sinh hypocretin ở trong não bộ của những người bị cơn ngủ kịch phát.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu có thể phát triển một phương pháp điều trị cho cơn ngủ kịch phát mà có khả năng khôi phục hàm lượng chất hypocretin trở lại mức bình thường. Trong lúc đó, đa số người bị cơn ngủ kịch phát cảm thấy một số loại thuốc có thể giúp thuyên giảm một vài triệu chứng của họ. Ví dụ, các chất kích thích hệ thống trung ương thần kinh có thể giúp giảm bớt tình trạng buồn ngủ vào ban ngày. Các loại thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có tác dụng ứng chế giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh có thể ngăn ngừa được tình trạng đuối cơ, ngủ tê liệt và mơ sống động. Các bác sĩ cũng thường đề nghị rằng những người bị cơn ngủ kịch phát nên ngủ chợp mắt (10 đến 15 phút) 2 hoặc 3 lần một ngày nếu có thể, để kiểm soát tình trạng quá buồn ngủ vào ban ngày.
Ở một số người, khả năng đi bộ, nói chuyện, và các chức năng cơ thể khác thường không hoạt động trong lúc ngủ lại xảy ra trong một số giai đoạn của giấc ngủ. Mặt khác, tình trạng tê liệt hoặc các hình ảnh sống động thường gặp phải trong lúc mơ có thể kéo dài cho đến sau khi thức giấc. Các hiện tượng này gộp chung lại gọi là các cơn thức giấc bất thường (parasomnias) và bao gồm: các trường hợp thức giấc nửa tỉnh nửa mơ (confusional arousals), ngủ mớ (sleep talking), mộng du (sleep walking), giật mình thức giấc (night terror), ngủ tê liệt (ma đè: sleep paralysis), và rối loạn hành vi ngủ mắt chuyển động nhanh (nhập vào giấc mơ). Đa số các rối loạn này – chẳng hạn như tình trạng nửa tỉnh nửa mơ, mộng du, và giật mình thức giấc – thường phổ biến ở trẻ em, mà các tình trạng này có xu hướng biến mất khi trẻ em lớn lên. Những người bị mất ngủ cũng có thể gặp phải một số các rối loạn này, bao gồm mộng du và ngủ tê liệt. Ngủ tê liệt cũng thường xảy ra ở những người bị cơn ngủ kịch phát. Một số loại thuốc hoặc các rối loạn về thần kinh xem ra sẽ gây nên các cơn thức giấc bất thường, chẳng hạn như rối loạn hành vi ngủ mắt chuyển động nhanh, và các cơn thức giấc bất thường này có xu hướng xảy ra nhiều ở những người cao tuổi. Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị các tình trạng ngủ tê liệt kéo dài, mộng du, hoặc nhập vào giấc mơ, thì hãy tham khảo với các bác sĩ của bạn. Thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và các thành viên khác trong gia đình bị các cơn thức giấc bán phần là hết sức quan trọng.
Bởi vì những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường sẽ chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ lim dim vào ban đêm, cho nên họ hiếm khi dành đủ thời gian cho giai đoạn ngủ sâu giúp hồi phục sức khỏe. Do đó, họ thường cảm thấy buồn ngủ dữ dội trong ngày. Tình trạng buồn ngủ này được xem là gây ra các vấn đề về tính khí và hành vi, bao gồm chứng trầm cảm, và nó tạo ra nguy cơ bị tai nạn trong công sở hoặc tai nạn giao thông gấp 3 lần.
Mức oxy trong máu xuống thấp nhiều lần trong đêm có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu vào buổi sáng, gặp khó khăn trong khả năng tập trung, suy nghĩ sáng suốt, học hỏi, và ghi nhớ. Ngoài ra, tình trạng mức oxy thỉnh thoảng xuống thấp và chất lượng giấc ngủ bị suy giảm cả hai yếu tố này kích thích cơ thể tiết ra các hooc môn đáp ứng stress (stress hormones). Các hooc môn này làm tăng huyết áp, số lần đập của tim và làm gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhịp tim bất thường, vàsuy tim tắc nghẽn (congestive heart failure). Bên cạnh đó, chứng ngưng thở trong lúc ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các thay đổi trong quá trình chuyển hóa năng lượng (cách thức cơ thể bạn biến thực phẩm và oxy thành năng lượng), mà điều này làm tăng nguy cơ phát triển chứng béo phì và bệnh tiểu đường.
Bất cứ ai cũng có thể bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Ước lượng có ít nhất 12 – 18 triệu người Mỹ thành niên bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ, làm cho chứng bệnh này phổ biến ngang bằng với bệnh hen xuyễn. Hơn một nửa số người mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ bị quá cân. Chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường phổ biến ở nam giới hơn. Trên 1/25 nam giới tuổi trung niên và 1/50 phụ nữ tuổi trung niên mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ đi kèm với tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng vào ban ngày. Khoảng 3% số trẻ em và 10% hoặc hơn số người trên 65 tuổi mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những người Mỹ gốc Châu Phi, người Châu Á, người Mỹ bản xứ (người Da Đỏ), và người Mỹ La Tinh hơn so với người da trắng.
Hơn một nửa trong tổng số người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ không được chẩn đoán là mắc bệnh. Những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ thường không nhận biết được rằng hơi thở của họ bị ngừng lại trong đêm. Họ chỉ để ý thấy rằng họ không cảm thấy khỏe khi họ thức giấc và cảm thấy buồn ngủ suốt ngày. Tuy nhiên, người nằm chung giường với họ có thể lưu ý thấy rằng họ ngáy to và thường xuyên, đồng thời lưu ý rằng họ thường tạm ngừng thở trong giây lát trong lúc ngủ. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ nếu như các triệu chứng này xuất hiện, nhưng việc chẩn đoán phải được xác nhận bằng cách quan sát giấc ngủ của bệnh nhân qua đêm. (Xem phần “Các Rối Loạn Về Giấc Ngủ Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?"). Sự quan sát này sẽ cho thấy những lần ngưng thở, tình trạng thường bị thức giấc, và lượng oxy trong máu thỉnh thoảng bị xuống thấp.
Tương tự người thành niên bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ, trẻ em bị chứng rối loạn này cũng thường ngáy to, thở phì phì hoặc thở hổn hển, và bị những lần ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ. Trẻ nhỏ thường bị sưng amiđan và hạch hầu (adenoid) mà có thể gia tăng nguy cơ bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Nhưng các bác sĩ có thể không phát hiện được chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở trẻ em bởi vì, thay vì hiển thị các dấu hiệu điển hình của tình trạng buồn ngủ trong ngày, các trẻ em này thường bị kích động và có thể được xem là quá hiếu động. Ảnh hưởng của chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở trẻ em có thể bao gồm biểu hiện kém ở trường học và có hành vi hung dữ, khó kiểm soát.
Một số các yếu tố có thể làm cho một người dễ mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Các yếu tố này bao gồm:
- Các cơ ở cổ họng và lưỡi mà có thể thư giãn nhiều hơn bình thường trong lúc ngủ
- Sưng amiđan và hạch hầu
- Quá cân – mô mỡ quá nhiều xung quanh cổ làm cho vùng cổ họng khó mở ra được.
- Cấu trúc của đầu và cổ làm cho kích thước của đường hô hấp ở miệng và khu vực cổ họng trở nên nhỏ hơn.
- Tình trạng sung huyết (nghẹt mũi), do dị ứng, mà có thể cũng làm thu hẹp đường hô hấp
- Gia đình có tiền sử bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ, thì bạn có thể sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ (sleep specialist). Có một số phương pháp để giúp chẩn đoán chứng ngưng thở trong lúc ngủ, bao gồm:
- Một báo cáo về bệnh sử bao gồm các câu hỏi dành cho bạn và gia đình về cách thức bạn ngủ và cách thức bạn sinh hoạt trong ngày.
- Kiểm tra mũi, miệng, và cổ họng để tìm các mô dư hoặc các mô có kích cỡ lớn, ví dụ, kiểm tra amiđan, lưỡi gà (uvula: mô nằm trên cổ họng), và vòm miệng mềm (nằm phía trên bên trong miệng và ở sau cổ họng).
- Ghi lại những gì xảy ra khi bạn hít thở trong lúc ngủ trong đêm (phương pháp đo và ghi lại các chỉ số như hơi thở, nhịp tim, huyết áp,.., trong lúc đối tượng được kiểm tra đang ngủ).
- Thực hiện kiểm tra MSLT (multiple sleep latency test), thường được thực hiện tại một trung tâm điều trị về giấc ngủ, để xem thời gian nhanh nhất bạn đi vào giấc ngủ vào những lúc bạn thường thức giấc. (Chỉ cần một vài phút là có thể ngủ được thường có nghĩa là bạn rất buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng buồn ngủ dữ dội vào ban ngày có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở trong lúc ngủ).
Sau khi các kiểm tra này được hoàn tất, bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ sẽ xem lại các kết quả và sẽ làm việc cùng với bạn và gia đình bạn để đưa ra một kế hoạch điều trị. Sự thay đổi trong các sinh hoạt hàng ngày hoặc các thói quen có thể giúp hạ giảm các triệu chứng:
- Nằm nghiêng một bên thay vì nằm ngửa để ngủ. Nằm nghiêng một bên để ngủ sẽ giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp trên bị đóng lại trong lúc ngủ.
- Tránh uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng thuốc ngủ, dược thảo, và các loại thuốc khác giúp cho bạn ngủ. Các tác nhân này làm cho đường hô hấp của bạn khó thông thoáng trong lúc bạn ngủ, và các loại thuốc an thần có thể làm cho bạn ngưng thở lâu hơn và nguy hiểm hơn. Hút thuốc lá gây khó chịu đường hô hấp và có thể thỉnh thoảng gây ra tình trạng đường hô hấp trên bị đóng lại.
- Giảm cân nếu bạn quá cân. Chỉ cần xuống cân một ít cũng có thể cải thiện được các triệu chứng.
Các thay đổi này có thể là tất cả những điều cần thiết để điều trị chứng ngưng thở trong lúc ngủ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ vừa phải hoặc nghiêm trọng, thì bạn sẽ phải cần thêm các phương pháp tiếp cận trị liệu trực tiếp hơn.
Phương pháp CPAP (continuous positive airway pressure) là trị liệu hiệu quả nhất cho chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở người thành niên. Máy CPAP sử dụng áp suất không khí nhẹ để giữ cho đường hô hấp của bạn thông thoáng trong lúc bạn ngủ. Máy này đưa không khí đến các đường dẫn khí của bạn bằng một mặt nạ đeo ở mũi được thiết kế đặc biệt. Mặt nạ này không thở dùm bạn; lưu lượng không khí tạo ra áp suất cao để giữ cho các đường dẫn khí trong mũi và miệng của bạn mở to hơn trong lúc bạn ngủ. Áp suất không khí được điều chỉnh vừa đủ để ngăn chặn các đường dẫn khí của bạn thỉnh thoảng bị thu hẹp lại trong lúc ngủ. Áp suất này được giữ đều đặn và liên tục. Chứng ngưng thở trong lúc ngủ sẽ tái phát nếu máy CPAP ngưng hoạt động hoặc nếu máy này không được sử dụng đúng cách.
Những người bị các triệu chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ nghiêm trọng thường cảm thấy được cải thiện nhiều hơn sau khi họ bắt đầu điều trị bằng phương pháp CPAP. Phương pháp điều trị CPAP có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khô hoặc nghẹt mũi, da trên mặt bị ngứa, bị sình bụng, đau mắt, hoặc nhức đầu. Nếu bạn bị các tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp CPAP, thì hãy làm việc với bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ và các nhân viên hỗ trợ. Như thế, bạn có thể làm mọi thứ để giảm bớt hoặc loại bỏ được các vấn đề này.
Hiện tại, không có loại thuốc nào chữa khỏi chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, một số loại thuốc do bác sĩ kê toa có thể giúp giảm bớt tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng mà thỉnh thoảng vẫn tiếp tục xảy ra cho dù được điều trị bằng phương pháp CPAP cho chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ.
Một phương pháp tiếp cận điều trị khác mà có thể giúp cho một số người là sử dụng một dụng cụ gắn vào miệng hoặc răng. Nếu bạn bị chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ nhẹ hoặc không bị chứng này nhưng ngáy rất to, thì bác sĩ hoặc nha sĩ cũng có thể đề xuất dùng dụng cụ này. Một dụng cụ gắn ở miệng bằng chất dẻo được nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt chế tạo. Dụng cụ gắn vào miệng này sẽ điều chỉnh hàm dưới và lưỡi của bạn để giữ cho đường dẫn khí trong cổ họng của bạn mở rộng trong lúc bạn ngủ. Sau đó, không khí có thể di chuyển vào trong phổi một cách dễ dàng bởi vì hơi thở ít bị cản trở hơn. Điều quan trọng là để bác sĩ răng hàm mặt hoặc nha sĩ theo dõi để loại bỏ các tác dụng phụ và phải đảm bảo rằng dụng cụ gắn vào miệng vẫn khớp. Một kiểm tra theo dõi giấc ngủ sẽ rất cần thiết để xem chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ có được cải thiện không.
Phẫu thuật có thể giúp được cho một số người bị chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ; điều này còn tùy thuộc vào các kết quả đánh giá của bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ. Việc cắt bỏ amiđan và hạch hầu chặn đường dẫn khí được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em. UPPP(Uvulopalatopharyngoplasty) là một phẫu thuật cắt amiđan, lưỡi gà, và một phần của vòm miệng mềm dành cho người thành niên. Phương pháp mở khí quản (tracheostomy) là một phẫu thuật hiếm khi được sử dụng và chỉ dành cho trường hợp bị chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ nghiêm trọng khi mà các phương pháp điều trị khác đều vô hiệu. Bác sĩ giải phẫu sẽ tạo một lỗ hở nhỏ ở khí quản, và sẽ đặt một ống vào. Không khí sẽ di chuyển qua ống và đi vào phổi, đi vòng qua chỗ bị tắc nghẽn trong đường hô hấp trên.
Các rối loạn về giấc ngủ được chẩn đoán như thế nào?
ùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ thu thập thông tin và xem xét thực hiện một vài xét nghiệm khi chẩn đoán rối loạn về giấc ngủ:
Kỷ lục ngủ và nhật ký ngủ. Bác sĩ sẽ hỏi mỗi đêm bạn ngủ được mấy giờ, bao lâu thì bạn thường thức giấc và thức giấc trong bao lâu, cần bao lâu để bạn có thể ngủ được, bạn có cảm giác thế nào khi thức giấc, và mức độ buồn ngủ của bạn trong ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ghi lại kỷ lục ngủ trong một vài tuần. (Xem phần “Mẫu Nhật Ký Ngủ”). Bác sĩ của bạn có thể hỏi xem bạn có các triệu chứng tạm ngưng thở trong lúc ngủ hoặc các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ không, chẳng hạn như ngáy to, thở phì phì hoặc thở hổn hển, bị nhức đầu vào buổi sáng, cảm giác ngứa ran và khó chịu ở các chi mà có thể cảm thấy thuyên giảm khi cử động các chi này, và tay chân bị giật mạnh thình lình trong lúc ngủ. Người ngủ chung với bạn có thể được bác sĩ hỏi xem bạn có các triệu chứng này không, vì bạn có thể không lưu ý được các triệu chứng này trong lúc ngủ.
Kỷ lục ngủ trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ (polysomnogram). Kỷ lục ngủ (polysomnogram – PSG) thường được ghi lại trong lúc bạn ngủ lại trung tâm điều trị giấc ngủ hoặc phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Các điện cực và các thiết bị giám sát được gắn vào da đầu, mặt, ngực, tay chân, và ngón tay của bạn. Trong lúc bạn ngủ, các thiết bị này đo hoạt động của não, các chuyển động của mắt, các hoạt động của cơ bắp, số lần tim đập mỗi phút và nhịp tim (heart rhythm), huyết áp, và số lượng không khí di chuyển ra vào phổi. Kiểm tra ghi lại kỷ lục ngủ này không gây đau nhức. Trong một số trường hợp, kiểm tra này có thể thực hiện tại nhà. Thiết bị giám sát tại nhà có thể được sử dụng để ghi lại số lần tim đập mỗi phút (heart rate), cách thức không khí di chuyển ra vào phổi, và hàm lượng oxy trong máu, và khả năng hít thở của bạn.
Kiểm tra MSLT (Multiple sleep latency test). Nghiên cứu về giấc ngủ vào ban ngày này đo lường mức độ buồn ngủ của bạn và đặc biệt hữu ích cho việc chẩn đoán cơn ngủ kịch phát (narcolepsy). Kiểm tra MSLT được thực hiện trong phòng thí nghiệm và giấc ngủ và thường được thực hiện sau khi ghi lại kỷ lục ngủ trong đêm (PSG). Trong kiểm tra này, các thiết bị giám sát giai đoạn ngủ được gắn vào da đầu và mặt. Bạn sẽ được yêu cầu ngủ chợp mắt 4 hoặc 5 lần, mỗi lần 20 phút, cứ mỗi 2 giờ trong ngày. Các kỹ thuật viên sẽ ghi chú mức độ nhanh chậm khi bạn đi vào giấc ngủ và thời gian bạn đi vào các giai đoạn ngủ khác nhau, đặc biệt là giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh(REM sleep), trong lúc bạn ngủ chợp mắt. Các cá nhân có sức khỏe bình thường sẽ không đi vào giấc ngủ trong các thời gian ngủ chợp mắt ngắn hạn được chọn lựa này hoặc sẽ cần một thời gian dài để đi vào giấc ngủ. Những người đi vào giấc ngủ chưa đầy 5 phút sẽ có khả năng cần đến trị liệu rối loạn giấc ngủ, cũng như những người nhanh chóng đi vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh trong lúc ngủ chợp mắt.
Điều quan trọng là phải cần đến một bác sĩ chuyên khoa điều trị giấc ngủ để phân tích các kết quả kiểm tra PSG hoặc MSLT của bạn. Xem phần “Cách Thức Tìm Kiếm Trung Tâm Điều Trị Giấc Ngủ Và Bác Sĩ Chuyên Khoa Điều Trị Giấc Ngủ”.
Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ (restless legs syndrome - RLS) tạo ra cảm giác kiến bò và ngứa ran khó chịu ở chân, đặc biệt ở các bắp chân, mà khi cử động hoặc mát xa sẽ được thuyên giảm. Những người bị hội chứng chân không nghỉ sẽ cảm thấy cần phải kéo giãn hoặc cử động chân để làm mất đi các cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Kết quả là, những người này có thể sẽ cảm thấy khi đi vào giấc ngủ và thường thức giấc. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai chân. Một số người cũng có các cảm giác này ở cánh tay. Các cảm giác này cũng có thể xuất hiện khi nằm xuống hoặc ngồi lâu, chẳng hạn như trong lúc ngồi ở bàn, lái xe, hoặc xem phim.
Nhiều người bị hội chứng chân không nghỉ cũng bị tình trạng tay chân thỉnh thoảng cử động trong lúc ngủ, thường xuất hiện đột ngột, xảy ra cứ mỗi 5 – 90 giây. Tình trạng này, được gọi là các cử động chân tay theo chu kỳ trong lúc ngủ (periodic limb movements in sleep - PLMS), có thể làm cho những người bị hội chứng này thức giấc thường xuyên, làm giảm đi thời gian ngủ tổng cộng và làm gián đoạn giấc ngủ của họ. Một số người bị tình trạng PLMS nhưng lại không có các cảm giác bất thường ở chân khi họ đang thức.
Hội chứng chân không nghỉ ảnh hưởng đến 5 – 15% người Mỹ, và tỉ lệ hiện hành của hội chứng này gia tăng với tuổi tác. Hội chứng này thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Có một nghiên cứu đã tìm thấy rằng hội chứng này là nguyên nhân gây ra 1 phần 3 trường hợp bị chứng mất ngủ ở các bệnh nhân trên 60 tuổi. Trẻ em cũng có thể bị hội chứng chân không nghỉ. Ở trẻ em, tình trạng này có thể liên quan đến các triệu chứng của rối loạn quá hiếu động thiếu tập trung (attention-deficit hyperactivity disorder). Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ làm thế nào các rối loạn này có liên quan với nhau. Thỉnh thoảng, “các cơn đau đang gia tăng” có thể bị nhầm lẫn với hội chứng chân không nghỉ.
Hội chứng chân không nghỉ thường có tính di truyền. Mang thai, suy thận, và thiếu máu do thiếu chất sắt hoặc vitamin có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các tình trạng này gây ra sự thiếu hụt chất sắt mà sẽ dẫn đến thiếu chất dopamine, dopamine được não sử dụng để kiểm soát các cảm giác của cơ thể và các cử động của chân tay. Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán hội chứng này qua các triệu chứng của các bệnh nhân và dấu hiệu làm trầm trọng thêm các triệu chứng vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi. Một số bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng ferretin (ferretin là một dạng chất sắt). Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu những người bị hội chứng này nghỉ lại một đêm ở phòng thí nghiệm điều trị giấc ngủ, ở đó các bệnh nhân được giám sát để loại trừ các rối loạn khác về giấc ngủ và để ghi lại các cử động thái quá của chân tay.
Hội chứng chân không nghỉ có thể điều trị được nhưng không phải luôn luôn có thể chữa khỏi. Các bệnh nhân có thể được cải thiện một cách nhanh chóng khi sử dụng các loại thuốc giống dopamine hoặc các thực phẩm chức năng chứa chất sắt (iron supplement). Ngoài ra, những người bị các trường hợp nhẹ hơn có thể được điều trị một cách thành công bằng các loại thuốc an thần hoặc các phương án trị liệu hành vi. Các phương án này bao gồm kéo giãn, ngâm bồn nước nóng, hoặc mát xa chân trước giờ đi ngủ. Tránh các thức uống có chứa chất caffeine cũng có thể giúp hạ giảm các triệu chứng, và một số các loại thuốc (chẳng hạn như, các loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc) có thể gây ra hội chứng chân không nghỉ. Nếu tình trạng thiếu chất sắt và vitamin là cơ sở của hội chứng này, thì các triệu chứng có thể cải thiện bằng cách sử dụng thuốc chứa chất sắt được bác sĩ kê toa, vitamin B12, hoặc các loại thực phẩm chức năng axit folic. Một số người có thể yêu cầu các loại thuốc chống co giật để kiểm soát cảm giác ngứa ran và kiến bò ở chân tay. Các bệnh nhân khác có các triệu chứng nghiêm trọng mà có liên quan đến một chứng rối loạn khác hoặc không đáp ứng lại các phương pháp điều trị bình thường thì có thể cần được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau.
Cơn ngủ kịch phát
Triệu chứng tiêu biểu của cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) là tình trạng buồn ngủ dữ dội và dồn dập, ngay cả sau khi đã ngủ đầy đủ vào ban đêm. Ngoài ra, giấc ngủ vào ban đêm có thể bị gián đoạn bởi tình trạng thức giấc thường xuyên. Những người bị cơn ngủ kịch phát thường buồn ngủ vào các thời điểm và những nơi không thích hợp. Mặc dù các vở hài kịch trên TV thỉnh thoảng có các nhân vật này để tạo ra những trận cười, nhưng cơn ngủ kịch phát không phải là chuyện đùa. Những người bị cơn ngủ kịch phát sẽ gặp phải các cơn buồn ngủ vào ban ngày mà nó kéo dài một vài giây hoặc hơn nửa giờ, có thể xảy ra mà không có dấu hiệu cảnh báo, và có thể gây chấn thương. Cơn ngủ kịch phát khó chịu này cũng có thể gây khó khăn trong công việc và duy trì các môn quan hệ cá nhân và xã hội.
Đối với cơn ngủ kịch phát, sự khác biệt rõ rệt giữa trạng thái ngủ và thức giấc thường không rõ ràng. Ngoài ra, những người bị cơn ngủ kịch phát có xu hướng đi thẳng vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh với những giấc mơ, thay vì đi vào giai đoạn này dần dần sau khi đã đi qua giai đoạn ngủ mắt không chuyển động nhanh.
Bên cạnh tình trạng buồn ngủ dồn dập vào ban ngày, cơn ngủ kịch phát còn có 3 triệu trứng phổ biến khác có liên quan, nhưng các triệu chứng này có thể sẽ không xảy ra ở tất cả mọi người:
- Tình trạng đuối cơ đột ngột (cataplexy). Tình trạng đuối cơ này tương tự như tình trạng bại liệt thường xảy ra trong giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh, nhưng nó chỉ kéo dài một vài giây đến một vài phút trong lúc người đó đang thức. Tình trạng đuối cơ này có xu hướng bị kích thích bởi các phản ứng cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như giận dữ, ngạc nhiên, sợ hãi, hoặc cười. Tình trạng đuối cơ này có thể xuất hiện dưới hình thức mỏi cổ, làm cong đầu gối, hoặc cơ mặt bị chảy xuống ảnh hưởng đến khả năng nói, hoặc nó có thể làm cho toàn bộ cơ thể đổ xụp xuống.
- Ngủ tê liệt (ma đè). Những người bị cơn ngủ kịch phát có thể gặp phải tình trạng mất khả năng nói hoặc cử động tạm thời trong lúc ngủ hoặc đang lúc thức giấc, họ có cảm giác giống như bị dán dính vào giường ngủ.
- Các giấc mơ sống động. Các giấc mơ này có thể xảy ra khi những người bị cơn ngủ kịch phát vừa đi vào giấc ngủ hoặc vừa thức giấc. Các giấc mơ này giống như thật mà chúng có thể làm cho bệnh nhân nhầm lẫn với hiện thực.
Các nhà chuyên môn ước tính rằng có khoảng 350 ngàn người Mỹ bị cơn ngủ kịch phát, nhưng chưa đầy 50 ngàn người được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Chứng rối loạn này có thể phổ biến tương tự như bệnh Parkinson’s hoặc bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis), và thịnh hành hơn bệnh xơ nang (cystic fibrosis: bệnh di truyền của các tuyến ngoại tiết, thường phát triển vào thời thơ ấu, ảnh hưởng đến tuyến tụy, hệ hô hấp, và các tuyến mồ hôi), nhưng rối loạn này ít được biết đến. Cơn ngủ kịch phát thường bị lầm lẫn với chứng trầm cảm, chứng động kinh, hoặc các tác dụng phụ do thuốc.
Cơn ngủ kịch phát có thể rất khó chẩn đoán ở những chỉ bị triệu chứng quá buồn ngủ vào ban ngày. Rối loạn này thường được chẩn đoán trong lúc ghi lại giấc ngủ trong đêm (PSG) theo sau là kiểm tra MSLT. (Xem phần “Các Rối Loạn Về Giấc Ngủ Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?”). Cả hai kiểm tra này cho thấy các triệu chứng của cơn ngủ kịch phát – có xu hướng đi vào giấc ngủ rất nhanh và đi ngay vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh, ngay cả trong lúc ngủ chợp mắt.
Cơn ngủ kịch phát có thể phát triển ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đầu tiên vào tuổi vị thành niên và vừa bước sang tuổi thành niên. Khoảng 1 trong số 10 người bị cơn ngủ kịch phát có một thành viên trong gia đình mắc phải rối loạn này, cho thấy rằng một cá nhân có thể di truyền khuynh hướng phát triển cơn ngủ kịch phát. Các nghiên cứu cho thấy rằng một hợp chất trong não gọi là hypocretin đóng một vai trò quan trọng gây ra cơn ngủ kịch phát. Đa số những người bị cơn ngủ kịch phát thiếu đi hợp chất hypocretin, chất này có tác dụng kích thích sự tỉnh táo. Các nhà khoa học tin rằng một phản ứng tự miễn dịch (có thể do bệnh, tình trạng nhiễm virut, hoặc chấn thương não gây ra) sẽ tiêu diệt các tế bào sản sinh hypocretin ở trong não bộ của những người bị cơn ngủ kịch phát.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu có thể phát triển một phương pháp điều trị cho cơn ngủ kịch phát mà có khả năng khôi phục hàm lượng chất hypocretin trở lại mức bình thường. Trong lúc đó, đa số người bị cơn ngủ kịch phát cảm thấy một số loại thuốc có thể giúp thuyên giảm một vài triệu chứng của họ. Ví dụ, các chất kích thích hệ thống trung ương thần kinh có thể giúp giảm bớt tình trạng buồn ngủ vào ban ngày. Các loại thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có tác dụng ứng chế giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh có thể ngăn ngừa được tình trạng đuối cơ, ngủ tê liệt và mơ sống động. Các bác sĩ cũng thường đề nghị rằng những người bị cơn ngủ kịch phát nên ngủ chợp mắt (10 đến 15 phút) 2 hoặc 3 lần một ngày nếu có thể, để kiểm soát tình trạng quá buồn ngủ vào ban ngày.
Ở một số người, khả năng đi bộ, nói chuyện, và các chức năng cơ thể khác thường không hoạt động trong lúc ngủ lại xảy ra trong một số giai đoạn của giấc ngủ. Mặt khác, tình trạng tê liệt hoặc các hình ảnh sống động thường gặp phải trong lúc mơ có thể kéo dài cho đến sau khi thức giấc. Các hiện tượng này gộp chung lại gọi là các cơn thức giấc bất thường (parasomnias) và bao gồm: các trường hợp thức giấc nửa tỉnh nửa mơ (confusional arousals), ngủ mớ (sleep talking), mộng du (sleep walking), giật mình thức giấc (night terror), ngủ tê liệt (ma đè: sleep paralysis), và rối loạn hành vi ngủ mắt chuyển động nhanh (nhập vào giấc mơ). Đa số các rối loạn này – chẳng hạn như tình trạng nửa tỉnh nửa mơ, mộng du, và giật mình thức giấc – thường phổ biến ở trẻ em, mà các tình trạng này có xu hướng biến mất khi trẻ em lớn lên. Những người bị mất ngủ cũng có thể gặp phải một số các rối loạn này, bao gồm mộng du và ngủ tê liệt. Ngủ tê liệt cũng thường xảy ra ở những người bị cơn ngủ kịch phát. Một số loại thuốc hoặc các rối loạn về thần kinh xem ra sẽ gây nên các cơn thức giấc bất thường, chẳng hạn như rối loạn hành vi ngủ mắt chuyển động nhanh, và các cơn thức giấc bất thường này có xu hướng xảy ra nhiều ở những người cao tuổi. Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị các tình trạng ngủ tê liệt kéo dài, mộng du, hoặc nhập vào giấc mơ, thì hãy tham khảo với các bác sĩ của bạn. Thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và các thành viên khác trong gia đình bị các cơn thức giấc bán phần là hết sức quan trọng.
--------
Nguồn: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét