27 tháng 9, 2019

Câu chuyện nhân quả của cựu Thủ tướng Ba Lan

Ignacy Jan Paderewski là cựu Thủ tướng Ba Lan, còn Herbert Hoover là cựu Tổng thống Mỹ. Trong quá khứ, hai vị này đã có những việc làm rất đẹp để giúp đỡ lẫn nhau. Người ta nói rằng, chính sự giúp đỡ nhau ấy đã không chỉ làm thay đổi vận mệnh của bản thân họ mà còn thay đổi vận mệnh của hàng triệu con người. Câu chuyện nhân quả dưới đây xảy ra tại đại học Stanford và đã được ghi vào lịch sử.
Nhân quả giữa cựu Thủ tướng Ba Lan và Tổng thống Mỹ: Giúp người chính là giúp mình
(Hình cựu thủ tướng Ba Lan Ignacy Jan Paderewski : Qua lazienki-krolewskie.pl)
Vào cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, có hai chàng trai trẻ tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng đã thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.
Để có tiền trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, họ đã vừa học vừa làm. Họ nghĩ ra cách kiếm tiền, đó là quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng với hy vọng sẽ kiếm được một chút tiền hoa hồng nhỏ bé nào đó.
Vì vậy, họ đã tìm đến một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thời ấy là ông Ignacy Paderewski. Người quản lý của nghệ sĩ Ignacy Paderewski và hai chàng trai trẻ đã thỏa thuận với nhau. Họ thống nhất rằng vị nghệ sĩ sẽ nhận được 2.000 USD tiền thù lao cho buổi biểu diễn ấy.
Đối với vị nghệ sĩ mà nói thì số tiền thù lao này là phù hợp so với tên tuổi của ông lúc bấy giờ. Nhưng đối với hai chàng trai trẻ, thì 2.000 USD là một số tiền quá lớn. Nếu buổi biểu diễn mà họ tổ chức không thu về được 2.000 USD, thì họ sẽ bị lỗ nặng và rơi vào tình cảnh thê thảm.

Mọi việc trong đời đều tùy duyên, đến và đi thuận theo tự nhiên

Khi nghe ai đó nói về chữ “tùy duyên” có thể có người không đồng ý với quan điểm đó, như vậy chẳng phải làm người ta thụ động, suy nghĩ như vậy sẽ là tác nhân làm xã hội chậm phát triển “chờ sung rụng”. Vậy quan niệm người xưa hiểu về chữ “tùy duyên” như thế nào?
(Ảnh: tientri.net)
Người xưa tin rằng mọi việc ắt đều là “tùy duyên” đến và đi cũng thuận theo tự nhiên, không miễn cưỡng mà thản nhiên, điềm tĩnh đón nhận sự việc, có người lý giải chữ duyên này theo góc độ khác, nếu mà tin vào chữ duyên ấy thì phấn đấu để làm gì? Cố gắng để làm gì?… Người xưa tin rằng mọi sự vận động đều thuận theo một quy luật của nó, chữ duyên cũng chính là thuận theo đạo mà hành xử.
Khi làm một việc nào đó mà bạn để tâm mong muốn đạt được kết quả tốt nhưng có khi lại trái lại không được như ý, làm bạn thất vọng hoặc dẫn đến tiêu cực và làm bản thân căng thẳng hơn. Vậy thì thuận theo tự nhiên nó cũng là một quy luật và cũng là cảnh giới của buông bỏ, không còn nghĩ nhiều về việc đó “Làm mà chẳng cầu” đối đãi với hết thảy sự việc với tâm thái an hòa.

Trí huệ của Lão Tử: “Thuận theo tự nhiên” là đạo sinh tồn của nhân loại

Sự tuần hoàn của vạn vật trên thế giới này kỳ thực đều là có quy luật. Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều sự việc vốn thế nào thì sẽ là thế ấy. Nó không bị ràng buộc và thay đổi theo mục đích của con người. Giống như, hoa sẽ không bởi vì con người thích mà luôn luôn nở, ánh trăng cũng không bởi vì con người bất mãn mà vắng bóng.
Lão Tử
(Hình minh họa: Qua board.postjung.com)
Thời xưa, con người sống và hành xử đều là thuận theo tự nhiên, các thiền sư, những người ngộ Đạo lại càng hiểu thấu điều này.
Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm là đại sư nổi tiếng thời nhà Đường. Ông cùng với rất nhiều cao tăng có “sở trường” giỏi về việc dẫn dắt ngộ tính của các đồ đệ. Có một câu chuyện về ông và các đồ đệ, kể rằng:
Có một lần, thiền sư Duy Nghiễm dẫn hai vị đệ tử của ngài là Đạo Ngô và Vân Nham đi xuống núi. Trên đường đi, thiền sư Duy Nghiễm chỉ tay vào một cái cây khô trong rừng và hỏi: “Các con nói xem, cái cây này khô héo mới tốt hay là xanh tươi mới tốt?”
Đạo Ngô không nghĩ ngợi gì, lập tực trả lời: “Đương nhiên là xanh tươi mới tốt!”
Thiền sư Duy Nghiễm lắc đầu, nói: “Hết thảy phồn thịnh cuối cùng rồi cũng biến mất!”
Đến lúc này, câu trả lời dường như đã sáng tỏ, nên Vân Nham lập tức nói: “Theo con thì khô héo mới là tốt!”
Không ngờ, thiền sư Duy Nghiễm nghe xong vẫn lắc đầu. Ông nói: “Khô héo thì cuối cùng cũng trở thành quá khứ!”
Vừa hay lúc này có một vị tiểu hòa thượng đi qua nơi ba thầy trò họ đứng. Thiền sư Duy Nghiễm liền đem câu hỏi ấy để khảo nghiệm vị tiểu hòa thượng này.
Tiểu hòa thượng thông minh, chậm rãi và từ tốn nói: “Khô héo thì để nó khô héo, mà tươi tốt thì nên để nó tươi tốt!”
Thiền sư Duy Nghiễm vuốt cằm và khen ngợi: “Tiểu hòa thượng nói đúng lắm! Bất kể sự tình gì trên thế giới này đều nên là để cho nó tự nhiên, đừng chấp nhất, cố chấp. Đây mới là thái độ của tu hành!”

Lão Tử: Phúc đức sinh ra bởi biết đủ, tai họa sinh ra bởi lòng tham

Cổ nhân cho rằng, người biết đủ luôn là người giàu có và hạnh phúc. Không những thế, người biết đủ còn biết điểm dừng và họ không cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn dục vọng, lòng tham của bản thân. Vì vậy, người biết đủ cũng sẽ không bị tủi nhục và tránh được tai họa về sau. Đây cũng là điều Lão Tử đề cập tới trong Đạo đức kinh.
“Đạo đức kinh” là quyển sách do Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN, trong đó có rất nhiều chương Lão Tử đề cập đến tư tưởng “biết đủ”.
Trong chương thứ 30 của “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết: “Tri túc giả phú”, tức là người biết đủ là người giàu có.
Lão Tử: Phúc đức sinh ra bởi biết đủ, tai họa sinh ra bởi lòng tham
(Hình minh họa qua Pinterest)
Trong chương thứ 44, Lão Tử cũng viết nhắc đến biết đủ: “Thậm ái tất đại phí; đa tàng tất hậu vong. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”, tức là yêu nhiều ắt sẽ tổn nhiều, chứa nhiều ắt sẽ mất nhiều, phải biết thế nào là đủ, đừng quá tham lam để tránh tủi nhục về sau, biết dừng lại thì sẽ không gặp nguy và có thể trường cửu.

Hãy học cách từ bỏ, đừng “chịu đựng phú quý”

Danh là thứ có thể khiến người ta mê đắm đến mức quên mất cả bản thân mình. Bởi vậy nên trong cuộc sống, chúng ta cần học cách từ bỏ, đừng bắt bản thân “chịu đựng phú quý”.
Có một mẩu chuyện nhỏ thế này. Một lão gia vừa có tiền vừa có danh vọng ao ước thuê được người thợ gốm có tiếng nhất trong nước để chế tác cho mình một chén trà tinh xảo, trắng như tuyết, trong suốt như bạch ngọc, bên trên khắc con dấu của ông cụ.
Mọi người truyền tai nhau, rồi sau đó những cửa hàng đồ gốm có tiếng trong trấn kết hợp lại để đặc biệt chế tác tỉ mỉ cho vị lão gia một chén trà.
Khi chén trà được dâng lên, lão gia ngắm nhìn một hồi lâu, quả thật ưng ý. Hơn nữa khi cầm lên thì chén trà vừa nhẹ vừa mỏng đến mức người ta cảm thấy như thể đang không cầm thứ gì vậy.
Ông hỏi người dâng chén trà lên cho mình rằng: “Làm sao phân biệt được chén trà có tốt hay không?” Người đó trả lời: “Tất cả đồ gốm đều quý ở chỗ nhẹ và mỏng. Cái nào vừa nặng vừa dày thì không phải là chén trà tốt.”
Vì giàu có lại danh vọng, ngày ngày lão gia đều phải tiếp khách. Đặc biệt là khi mới nhận được chén trà thì khách ra vào nhiều lắm, vừa là để chúc mừng, vừa là để thưởng lãm báu vật. Nhưng đâu có ai biết rằng lão gia vì vậy mà khổ sở mãi.
Lão gia là người có danh vọng, bình thường hiếm khi biểu lộ cảm xúc. Chén trà mới chất liệu rất mỏng, truyền nhiệt rất nhanh, cầm chén trà nóng trong tay quả thật là chẳng khác nào đang cầm cục than cháy đỏ. Một ngày ba bữa, lão gia đều phải chịu đựng tay bị phỏng.
Trên thế gian này, có bao nhiêu người không phải là đang hưởng thụ phú quý mà là đang chịu đựng phú quý vậy chứ!
Trong cuộc sống thường nhật có lẽ chúng ta cũng gặp rất nhiều trường hợp như vậy. Tôi có một người đồng nghiệp rất xuất sắc về cả học thức và năng lực, mới gần ba mươi tuổi là đã ở vị trí trưởng phòng rồi. Nhưng sau đó con đường thăng chức của cô ấy lại gian nan khúc khuỷu, rất nhiều lần gần như đã ở ngay trước mắt rồi, mà ngay vào thời điểm cuối cùng lại bị trượt mất.

Chồng là đất, vợ là hoa, gia đình thuận hòa cần có thiện niệm

Có rất nhiều vấn đề đã nảy sinh trong cuộc sống gia đình hiện đại, như ly hôn hay bạo hành gia đình. Làm sao để chúng ta có thể giữ được một gia đình yên ấm? Câu trả lời có lẽ nằm ở thiện niệm của mỗi thành viên trong gia đình. Quan trọng nhất là cả người vợ và người chồng cần làm tròn thiên chức của mình. Chồng là đất, vợ là hoa, hoa cần chất dinh dưỡng từ đất, đất cần sự tô điểm của hoa.
Phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn – Kỳ VI: Chồng là đất, vợ là hoa, gia đình thuận hòa cần có thiện niệm
Thiện niệm trong cuộc sống gia đình (Ảnh minh họa: littlepawz.tumblr.com)
Người chồng xấu tựa như đất cát mỏng, mỗi ngày nói lời ngon ngọt mà lại không hề cho chất dinh dưỡng, đóa hoa đẹp mấy cũng trở nên héo úa. Người chồng tốt tựa như đất đen, thoạt nhìn chất phác tự nhiên, nhưng là người làm việc đến nơi đến chốn. Anh ta có thể không nói lời “anh yêu em”, nhưng nhất định cần cù chăm chỉ kiếm tiền nuôi gia đình.

Hàm nghĩa thực sự của chữ “Phật”

Chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến chữ Phật trong Phật Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Tổ, Đức Phật… Vậy chữ Phật ấy có hàm nghĩa là gì? Những người như thế nào thì được xưng là “Phật”?
Hàm nghĩa thực sự của chữ “Phật” là gì?
(Ảnh: Internet)
Vào thời Ấn Độ cổ hơn 2500 năm trước đây, ở vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattsu), một vị Hoàng tử tên là Tất Đạt Đa đã giáng sinh.
Theo kinh sách ghi ghép lại, vào lúc Hoàng tử Tất Đạt Đa giáng sinh thì toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi ánh hào quang sáng rực. Những người mù bởi vì khát khao được nhìn thấy tương lai rạng rỡ của ngài mà hồi phục thị giác, người câm điếc vui mừng đàm luận những sự việc sắp xảy ra trong tương lai, lưng của những người bị gù thì thẳng trở lại, người què người thọt bước đi như bay, tù nhân thì được thả tự do, hỏa diễm trong địa ngục bị dập tắt, ngay cả loài dã thú cũng im lặng phăng phắc, không dám hành ác. Bởi vậy mà toàn bộ thế giới đắm chìm trong một bầu không khí hòa bình và yên tĩnh. Duy chỉ có Ma vương Ba Tuần là không vui vẻ chào đón sự ra đời của ngài.

Những điều cổ nhân xem trọng nhất trong giáo dục

Ngày nay khi giáo dục xuất hiện đủ loại tệ nạn thì nhiều chuyên gia đã nghiên cứu đưa ra các biện pháp uốn nắn, nhưng hiệu quả thu được vẫn còn hữu hạn. Tuy nhiên, chỉ cần mở sách cổ ra là chúng ta có thể thấy được trí tuệ mà người xưa để lại. 
Cổ nhân xem trọng điều gì nhất trong giáo dục?
(Tranh qua Pinterest)
Trong tác phẩm “Sư thuyết”, tác gia kiệt xuất thời Đường, Hàn Dũ, nêu rõ quan điểm: Sự phát triển của giáo dục là cái gốc cho sự giàu mạnh của quốc gia và sự hưng thịnh của dân tộc, là điều kiện tất yếu cho sự khởi sắc và chấn hưng kinh tế, tiến bộ và ổn định xã hội. Nền giáo dục Trung Hoa có lịch sử rất lâu đời, đã bồi dưỡng nên rất nhiều các bậc đại trí tuệ, tiến sĩ, tể tướng, vừa có đức vừa có tài. Cũng trong “Sư thuyết”, Hàn Dũ chỉ ra rằng, để việc giáo dục đạt được hiệu quả, làm tròn được nhiệm vụ mà nó gánh vác, cần phải coi trọng cả ba yếu tố dưới đây:

1. Đối với trò: Phải tôn sư trọng đạo

Thân là học trò, như thế nào mới là có tinh thần học hỏi chân chính? Học trò đối với thầy của mình phải kính trọng, tôn sư là đạo đức cơ bản nhất mà người học trò phải có.

Chuyện sử gia Tư Mã Quang giáo dục con giản dị, liêm khiết

Như vậy, ở phương diện giáo dục gia đình, cổ nhân đã làm như thế nào và coi trọng những điều gì? Người xưa có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong đó, “tu thân” là nội dung quan trọng nhất trong giáo dục gia đình còn “tề gia” là mục tiêu lý tưởng mà giáo dục gia đình cần đạt tới. Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, những “danh môn quý tộc” nhất là những người thuộc hàng Đế vương, Tể tướng thì mỗi lời nói, hành vi của họ đều có ảnh hưởng nhất định đối với quốc gia và xã hội. Bởi vậy mà đạo giáo dục con cái của họ đều trở thành khuôn mẫu quan trọng cho các gia đình đời sau tham khảo. Dưới đây là phương pháp dạy con của sử học gia đời Bắc Tống – Tư Mã Quang.
Chuyện sử gia Tư Mã Quang giáo dục con giản dị, liêm khiết
Tư Mã Quang (1019-1086) là nhà sử học kiệt xuất thời Bắc Tống. Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có. Ông được sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ của cả cha và anh. Ông theo học Bàng Tịch – bạn của cha ông. Khi mới 20 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi tiến sĩ. Nhưng khi mới ra làm quan thì cha mẹ ông lần lượt qua đời nên ông phải về chịu tang trong 5 năm. Sau đó, Tư Mã Quang được Bàng Tịch ra sức tiến cử và truyền đạt tư tưởng tiến thủ trên quan trường. Ông có cơ hội đọc sách làm sử. Ít lâu sau Bàng Tịch mất, ông thờ vợ Bàng Tịch như mẹ mình và coi các con Bàng Tịch như anh em trong nhà.

Người mẹ giáo dục nên con người Mạnh Tử

Từ xưa đến nay, sự ảnh hưởng của người mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn. Một người mẹ đức hạnh hay không, có dạy con tốt hay không, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc đời của người con. Người mẹ chính là người dạy học đầu tiên của con, cho nên mỗi một hành vi, mỗi một lời nói, nhất cử nhất động của mẹ đều sẽ là cơ sở hình thành nên quan niệm của người con. Mẹ của Mạnh Tử là một tấm gương mẫu mực cho điều ấy.

Mạnh Tử là nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn của Trung Hoa trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc. Ông đã viết bộ sách “Mạnh Tử” rất nổi tiếng và được tôn xưng là “Á thánh”, có địa vị chỉ sau Khổng Tử trong hệ tư tưởng Nho giáo chính thống thời xưa. Mạnh Tử có được thành công to lớn như vậy đều là nhờ vào nền tảng được mẹ ông, Mạnh Mẫu, gây dựng.

26 tháng 9, 2019

Tiết tháo của bậc chính nhân quân tử

Tiết tháo là quan niệm làm người, là sự tu dưỡng đạo đức và nhân cách cao thượng mà cổ nhân xưa nay vô cùng coi trọng. Biểu hiện của tiết tháo chính là việc kiên trì duy hộ chân lý và chính nghĩa, là tinh thần kiên trì nỗ lực và ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh.


Niềm tin chính là cội nguồn của tiết tháo, là sự theo đuổi lý niệm của đời người. Kiên định tín ngưỡng vào chân lý và tiết tháo cao thượng cũng là giá trị quan của xã hội, trở thành tiêu chuẩn đo lường cách đối nhân xử thế của con người.

Mạnh Tử quan niệm rằng: “Ngô thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí”, người quân tử phải biết tu dưỡng tiết tháo của mình, thực hành đạo nghĩa, duy hộ đạo nghĩa, bất cứ khi nào cũng đều bảo toàn đức hạnh của mình, không mất đi khí tiết.

Trí tuệ của cổ nhân: Nước quá trong thì không có cá

Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không hoàn hảo”. Lão Tử cũng giảng: “Trị nước lớn giống như nấu cá nhỏ”, tức là đạo trị quốc giống như nấu cá nhỏ, đừng thường xuyên khuấy nồi, lật lên lật xuống, sẽ làm cá bị nát, món ăn mất ngon. “Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền”, trị quốc mà không bao dung, làm dân chúng khổ sở thì sẽ có thể mất nước. Một gia đình, một đoàn thể cho đến từng cá nhân cũng là như vậy, nếu như quy củ quá, nghiêm khắc quá, không độ lượng thì sẽ khó tồn tại và phát triển được lâu dài. 


Sống ở đời ai mà không có lỗi lầm, ai mà không từng phạm phải sai sót? Nếu có thể lấy khoan dung độ lượng mà đối đãi với mọi người thì chúng ta sẽ biết cách ứng xử khi người khác có khuyết điểm hoặc phạm phải sai lầm.