Bài này do tác giả Đinh Hoa Lư gửi tới Blog để đăng. Có một số bạn gửi các bài liên quan tới quan điểm chính trị hoặc phê phán cá nhân hoặc khiếu kiện, Blog không thể đăng những bài đó.
VÀO HARVARD: KHÔNG QUÁ KHÓ NẾU BIẾT ĐI ĐÚNG HƯỚNG !Tác giả Đinh Hoa Lư: theo yêu cầu một số bạn đọc DHL xin tái đăng bài viết này sau khi thêm vài chi tiết nhỏ. Một đời ước ao của cha mẹ và của con; riêng gia đình tôi, với kỷ niệm không bao giờ quên khi có thư thu nhận cho 2 con trai vào Harvard để có chút gì an ủi cuộc đời lưu xứ và một vài kinh nghiệm thực tế kể giúp vui quý bạn hôm nay.
Uóc vọng vào đại học Harvard hay cho con cái vào Harvard là mong muốn của mọi người trên thế giới hiện tại, không riêng gì người Việt Nam, mà của mọi người trên thế giới. Gia đình tôi là dạng di dân theo diện tỵ nạn (H.O). Giã từ vùng đất rẫy đói nghèo, qua Mỹ cùng đàn con nhỏ 5 đứa với diện tỵ nạn, thì ước mơ nói trên là chuyện 'hão huyền' phi thực tế. Thật ra, ưóc mơ trên sẽ thành hiện thực nếu bạn hay con cái bạn biết đi đúng hướng.
Đi đúng hướng- đặt ra ngoài chuyện "may mắn", mà là những 'bước đi' đúng trên lộ trình học vấn của bạn, của con em bạn, song song vói thành tích vượt trội trong học tập, thi cử.
Với hai cháu đã đuọc trường Harvard thu nhận, và 1 cháu út đuọc Harvard phỏng vấn, người viết xin san sẻ bài viết cụ thể dưới đây, vói ý chính là san sẻ kinh nghiệm cùng CÁCH NHÌN với bà con Việt Nam chúng ta
Thân kính
DHL
---------
PART 1: CON ĐƯỜNG ĐẾN HARVARD
Hình: Harvard Medical School HMS
Thưa bạn đọc,
Có rất nhiều sinh viên, không riêng gì Việt Nam mà trên thế giới này đều ước mơ làm sao mình vào Đại Học Harvard vì nói gì thì nói, đại học Harvard xưa nay đã nổi tiếng với thế giới về tầm cỡ (dimension) cùng chất lượng (quality) của nó.
Khi 'chân ướt, chân ráo' đến Mỹ với bầy con dại, ước mơ của tôi rằng: chỉ mong con tôi sau này vào được đại học Berkeley là "thần tiên" rồi. Những ngày "mài đủng quần" tại trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng trị tôi đã nghe danh tiếng trường đại học Berkeley với nhiều giải Nobel trao đến các GS tại đây. Thế mà qua Mỹ, gia đình tôi lại ở gần Berkeley non một giờ lái xe thôi. Đó là ước mơ Berkeley, những gì có thể "ngoài tầm với" của gia đình tôi, cách đây non hai mươi năm.
Đời người có những ước mơ không bao giờ tới; nhưng có những ước mơ được thăng hoa, "vượt" qua luôn tầm với của mình.
Nữ Quản thủ TV Show - Oprah Winfrey nhận bằng tiến sĩ danh dự luật tại Harvard University khóa 2013
VÀO HARVARD :KHÔNG QUÁ KHÓ NẾU BIẾT ĐI ĐÚNG HUỚNG !
Tôi xin hầu chuyện quý bạn, những kinh nghiệm cho con mình vào HARVARD như thế nào?
Nhưng trước hết, tôi xin nhấn mạnh đây là SẺ CHIA KINH NGHIỆM, của một người cha đã có 2 con được HARVARD nhận vào để xóa đi những cường điệu hay những bàn tán "màu mè" nếu có, về chuyện được nhận vào đại học này.
*****
I - ĐẠI HỌC TƯ THỤC HARVARD KHÔNG PHẢI DÀNH RIÊNG CHO GIAI CẤP GIÀU CÓ , QUÝ TỘC
Tại khoa Social Science thuộc đại học San Jose State University tôi đã nghe các giáo sư khoa Xã Hội Học (Sociology) giảng dạy tại đây có phần "định kiến" khi cho rằng "giai cấp giàu có" (top class) được các trường danh tiếng (prestige colleges) ưu tiên và giới nghèo thì khó lòng "hẻo lánh" vào được. Nhất là cái nhìn của Á Châu hiện nay thuờng cho rằng con cái của các 'đại gia' mới có quyền "chọn lựa" Harvard hay các trường nổi tiếng khác tại Hoa kỳ v v... Điều này hoàn toàn SAI khi gia đình tôi sang Mỹ với cái diện đông con "nghèo rớt mồng tơi" lại có hai con được thu nhận vào Harvard, chưa kể một gái được xét phỏng vấn sau này . Điều này nói lên những nhận định có phần thiên lệch, định kiến hay thành kiến trong giáo trình giảng dạy nước Mỹ mà gia đình tôi là nhân chứng. Dĩ nhiên, những sinh viên con nhà giàu tại Mỹ với điều kiện là học hành xuất sắc có đủ điều kiện vào đại học Harvard, một nơi có học phí thuộc loại cao nhất nhì nước Mỹ ($43,938.) uóc tính trọn gói cho một sv niên khóa 2014 -15 là $68,050 . Điều này không có nghĩa là SV giàu có mới vào được đại học này. Chúng ta cũng biết rằng phần học bỗng của Harvard lên tới một mức độ $46,000 cho sv đủ điều kiện.
2013 - 2014
2014 - 2015
Tuition and Fees $43,938 $42,292
2014 - 2015
Tuition and Fees $43,938 $42,292
Room and Board $14,669 $14,115
Subtotal - billed costs $58,607 $56,407
Estimated personal expenses
(including $800-$1,200 for books) $3,643 $3,543
(including $800-$1,200 for books) $3,643 $3,543
Estimated travel costs $0 - $5,800
$0 - $5,200
$0 - $5,200
Total billed and unbilled costs $62,250 - $68,050
$59,950 - $65,150
$59,950 - $65,150
II - KHÔNG CHỈ HỌC GIỎI KHÔNG THÔI LÀ HARVARD THU NHẬN
Trong cái ý chia sẻ kinh nghiệm, cũng như thiện chí muốn giúp bạn đọc khơi rõ thêm cách thức thu nhận tân ứng viên của Harvard (candidate), tôi phải trình bày nhiều về thí dụ của các con tôi đã gặp, hầu dẩn chứng cụ thể nhất.
Phải chăng các học sinh xuất sắc, ngày ngày chỉ lo học không biết trời trăng gì cả, tiếng VN gọi là 'mọt sách ' mà tiếng Anh cũng dùng Bookworm để chỉ sv chỉ biết vùi đầu vào sách còn không biết chi thế giới bên ngoài cả. Có thể điểm tại trường trung học các SV này có thể liên tục điểm cuối năm là 4 và trên 4. Nhưng điều này không khẳng định là các trường danh tiếng như Yale, Stanford, Harvard, Princeton, Chicago, Berkeley thu nhận. Có em ra trường thủ khoa khi tốt nghiệp Trung Học nhưng chỉ đậu 'dự khuyết ' ở danh sách thu nhận tại Berkeley thôi. Thế thì làm gì vào được Harvard đây ?
III - CÁC NGUYÊN NHÂN KHÔNG VÀO ĐƯỢC HARVARD
Picture: Harvard Business School
*A. ĐIỂM SAT quá thấp
SAT là Standardized Test là khóa thi căn bản quốc gia cho 3 môn chính Đọc Viết Toán để lấy chuẩn mực được thu nhận vào đại học tại Mỹ . Có mức thang từ 600-2400 (maximum). Nếu tốt nghiệp trung học cao mà SAT quá thấp cũng khó lòng lọt vào 'mắt xanh' của Harvard (hay các trường tư nổi tiếng khác )
*B. Không có điểm cao về AP Test: AP Test là Advanced Placement Test do Collge Board tổ chức cho điểm , môn thi các học sinh chọn thi. Có điểm cao nhất là 5 / 1 môn.
*C. Không có quá trình nổi bật liên tục từ lớp 9 trở lên: các SV có quá trình học tập chỉ nổi bật ở lớp 11 và 12 hay 12 thôi cũng khó qua mặt các SV có quá trình học xuất sắc từ lớp 9 trở lên. Vị thứ cao nhất là 4. (có trường trung học cao hơn 4.)
Trên đây là những căn bản cho một học sinh có quá trình học xuất sắc nhất tại lớp tại trường và những kết quả thi quốc gia hay tiểu bang như AP Test, SAT Test cùng các thứ khác ...
IV- HỌC GIỎI CHƯA HẲN ĐỂ LỌT VÀO CHUNG KẾT MÀ CÒN MỘT PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG MÀ CÁC TRƯỜNG NÀY CẦN ĐÓ LÀ CON NGƯỜI hay SỰ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI vì mục đích của Harvard là đào tạo sinh viên toàn diện hơn là người nổi trội
200 tân khoa Harvard bác sĩ và nha sĩ khóa 2014
ĐÂY LÀ PHẦN NẮM QUYẾT ĐỊNH để được chấp nhận vào Harvard
Thưa quý bạn
Như người viết đã trình bày, tại sao lại dùng chữ 'con người' ? đó là sự phục vụ xã hội, thiên huớng giúp ích con người của sinh viên đó . Họ không phải là những con 'mọt sách' mà những người biết phục vụ giúp ích và có quá trình phục vụ xã hội .
*VOLUNTARY JOBS -VIỆC LÀM THIỆN NGUYỆN
Những kỷ niệm, người viết không thể nào quên cho những khi 'lò mò' cho được căn phòng của giám đốc bệnh viện O'Connor Hospital để xin đơn làm thiện nguyện cho con khi nó đang học lớp 10. Tiếng Anh nói không ai hiểu, nhưng hình ảnh bà giám đốc phát cho một xấp đơn về điền cho con mình. Rồi đứa khác cũng thế, Bệnh Viện Regional Hospital, tiếng Anh vừa nói vừa ra dấu, tìm cho ra lá đơn điến cho đứa con khác ,và chờ đợi và chờ đợi . Công việc tuy thiện nguyện nhưng rất đông người xin tuy không tiền công cho người ta mà phải theo thứ tự Waiting List chứ đâu phải chuyện đùa . Rồi những chiều thứ Sáu sáng thứ bảy ... đón con ở trường chở ngay tới bệnh viện làm để làm thiện nguyện cuối tuần . Bài vở ở trường dỉ nhiên phải xong điểm khi nào cũng phải'good', công việc thiện nguyện 3 năm dài làm vào cuối tuần cũng không được chây lười trễ vắng . ..Những lần đưa con tới, đón con về sự kiên trì từ con tới bố ...
- ĐÃ HẾT CHƯA, ĐỦ CHƯA ?
- CHƯA ! thưa bạn đọc
* 1 BÀI ESSAY THUỘC LOẠI HAY , DẪN TỚI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
Ngoài kết quả nổi bật tại trường, các kỳ thi SAT, AP ...trong xấp hồ sơ gũi tới Harvard (hay các trường nổi tiếng khác) ngoài thư giới thiệu của các giáo sư, SV phải có một bài essay gửi cho Harvard. Nội dung và chất lượng của bài essay này sẽ gây chú ý cho trường dẫn đường tới buổi phỏng vấn mặt đối mặt (face to face) trong tương lai. Người viết được biết con trai thứ hai đã kể lại cuộc đời cha nó và những ước mơ của cha nó cùng những thất bại kèm theo số phận tỵ nạn và ước mơ gia đình khi nhập cư vào Hoa Kỳ để làm bài essay này. Nghe đâu chị nó được đọc qua bài essay này cảm động rơi nước mắt. Nói đến đây, tác giả nhấn mạnh vào chất lượng hình thức lẫn nội dung của bài essay cũng góp phần quyết định khá cao trên con đường dẫn tới phỏng vấn.
V - CUỘC HẸN PHỎNG VẤN
Thưa bạn đọc,
Từ Harvard người ta sẽ chỉ định cho một cựu sinh viên (Alumni hay Alumna) nào đó đã ra trường và đang làm việc tại gần vùng sinh viên đó ở . Ví dụ hai con trai của người viết được một cựu SV Harvard đang làm việc tại Google và người khác tại một hãng tại thành phố Santa Clara gần San Jose hẹn phỏng vấn ...
Làm sao người viết quên được hình ảnh một người cha lái chiếc xe "gà tàng ' chở con đi phỏng vấn. Bao cảm giác nôn nao, thuơng con phấn đấu học hành cực khổ nơi 'xứ lạ quê người ", lòng người cha muốn cho con cái gì, nhưng không biết lấy gì cho ! Những giờ ngồi một mình trong chiếc xe đang đậu ngoài parking hãng người ta, lòng cha cứ cầu trời khấn phật cho con mình được may, thông suốt mọi câu hỏi ,dù lắc léo đến đâu ... người phỏng vấn thông thường có ít nhất là 2 tiếng đồng hồ chuyện trò, trao đổi, trắc nghiệm với con tôi. Dĩ nhiên người cha không biết được gì ngoại trừ hơn 2 giờ đồng hồ hồi hộp.
*ĐƯỢC HARVARD lên list lấy hẹn HỎNG VẤN CHƯA HẲN LÀ ĐƯỢC THU NHẬN
Điều này người viết xin chứng dẩn vào trường hợp con gái út . Lại người cha này chở con lên tận thành phố xa hơn là Palo Alto. Một phỏng vấn viên vùng này lấy hẹn phỏng vấn con gái tôi hơn 3 tiếng đồng hồ . Người cha lại ngồi trong xe đợi con ê cả người ... Nhưng cuối cùng không được thu nhận ngoài trừ hai anh trai nó.
VI- BƯỚC CHỌN LỰA CUỐI CÙNG CỦA BAN GIÁM HIỆU HARVARD (admision process)
William Fitzsimmons, Chánh Phòng Thu Nhận Sinh Viên Và Trợ Giúp Tài Chánh (dean of admissions and financial aid) của Harvard đang thăm Phòng hồ sơ nơi lưu giữ hàng ngàn hồ sơ nộp. Mỗi hồ sơ và essay của ứng sinh ít nhất qua 4 người duyệt. Mỗi hồ sơ được một giờ bàn thảo rồi đưa qua hội đồng xét duyệt để có quyết định trong tháng kế tiếp.
Hồ sơ ứng sinh nếu được chấp thuận cũng song song với xét duyệt giúp đỡ tài chánh. Phó giám đốc Kathryn Vidra đang giúp ông giám đốc xét hồ sơ ứng sinh.
Bà Sally White Harty, giáo sư thâm niên trong ban xét duyệt (dean of Harvard) đang phóng đồ xem xét bài essay của ứng sinh Harvard, 1 bài essay của SV phải qua 4 giáo sư đọc duyệt tại đây..
*Ngang đây ĐƯỜNG VÀO HARVARD ĐÃ ĐI 90% ĐOẠN ĐƯỜNG RỒI
Tại sao lại 90% thôi ?
Người viết muốn nhấn mạnh đến 10% nằm ở sự sàng lọc, cân nhắc, tính toán, phối hợp chính sách của HARVARD nữa, thưa quý bạn. Tỷ lệ thu nhận của Harvard rất nhỏ ví dụ niên khóa 2014-2018 thu nhận 2048 trên 34,295 tức nhỏ hơn 6% ! có nghĩa là 100 SV xuất sắc có khoảng 6 người được nhận. Tại sao người viết dùng 'phối hợp chính sách '? đó là sự cân đối số lượng sinh viên được thu nhận phải linh động từng vùng, miền, từng sắc dân, quốc tế ... nó phải phù hợp với chinh sách. Vừa qua trường Harvard đã có chỉ thị giảm bớt SV gốc Á Châu vì tỷ lệ SV Á Châu đang vượt cao tại Harvard, [cũng tương tự trường đang có chính sách gia giảm số sinh viên gốc Do Thái đang lên quá đông nhưng bị phê bình yếu kém trong lãnh vực xã hội] là một ví dụ.
Ví dụ 2, rõ ràng nhất, trường trung học Piedmont Hills (trường con tôi học) khóa 2006 có 1 hoc sinh (con trai tôi) được Harvard thu nhận, đến 3 năm sau, khóa 2009, mới có 2 hoc sinh tiếp tục được nhận vào Harvard (con trai tôi và 1 nữ sinh gốc Phi châu), trong lúc trường trung học này thuộc loại trường khá tốt?
Con bạn nên nộp đơn trễ lắm là ngày 1 tháng Giêng tới 1 tháng Hai, và phải biết chắc chắn đơn nộp tới trường muốn vào chưa? Thư trả lời của trường đại học thuờng bắt đầu trung tuần tháng TƯ.
Rồi một ngày nếu sau khi con bạn tốt nghiệp trung học tại Mỹ đang chờ đợi kết quả thu nhận một đai học nào đó mà con bạn đã nạp đơn và mong ước được vào, sẽ thấy có nhiều lá thư từ các trường gửi về. Thuờng thuờng bắt đầu vào hè. Nếu lá thư nhỏ bé mỏng cỡ thư thuờng, thì chắc chắn đây là thư 'từ chối'; nếu có phong bì to lớn dày cộm thì chắc chắn đó là một package acceptance nghĩa là thư trả lời chấp nhận. Cái LOGO của trường đại học ở góc trái phong bì to lớn đó mới là quan trọng: Yale, Harvard, Stanford, UC Berkeley ...Chicago, MIT ... toàn là những cái logo 'lấp lánh' , bao nhiêu sung sướng từ con cho đến cha mẹ !
Cái mác của trường đại học ở góc trái phong bì lớn đó mới là quan trọng...
BƯỚC KẾ TIẾP SAU KHI TRÚNG TUYỂN VÀO HARVARD SAU KHI ỨNG SINH được một thông báo trúng tuyển, lá thư đi kèm thuờng có tất cả giấy tờ liên quan đến học phí, cách thức đóng học phi và thủ tục trợ cấp tài chánh (financial aid) đi theo. Đó là giấy tờ trả bill hàng tháng hay đơn xin học bỗng và trợ cấp tài chánh trong xấp hồ sơ này. Ngoài ra còn có giấy tờ liên quan đến chỗ ăn ở của SV nữa tức là nội trú (dormitory).
Năm 2009, 5 em từ California trúng tuyển trong đó có 1 VN: Đinh viễn Dương (phải ngoài cùng) được vé máy bay miễn phí đi thăm Harvard để quyết định chọn học hay không. Nhà trường sẽ gửi vé máy bay miễn phí để mời SV trúng tuyển khắp nơi cùng đến thăm trường cùng 1 ngày đã định trước (school trip); từ đó SV sẽ có quyết định cuối cùng có thích nghi với trường để vào học hay không.
PART 2:
CÁCH CHỌN TRƯỜNG CỦA THẾ HỆ VN THỨ HAI TẠI MỸ
Tâm lý chung của các phụ huynh thuờng thích con vào các trường nổi tiếng, nhất là tầng lớp thế hệ thứ nhất từ VN mới sang định cư tại Mỹ hay các nước phương Tây khác. Thật ra lớp trẻ dù là VN lớn lên tại Mỹ có cách nhìn khác cha mẹ về cách chọn trường. Dĩ nhiên là con em học lực giỏi, thành tích tốt sẽ nộp đơn vào một loạt các trường nổi tiếng tại đây. Nhưng các em không chọn theo Ý MUỐN CHA MẸ mà các em chọn theo Ý THÍCH VÀ SỞ TRƯỜNG CỦA CÁC EM LÀ ƯU TIÊN MỘT.
Chúng ta thuờng lầm rằng, được Harvard nhận rồi thì "phước đức mấy đời ' ai dại gì mà không chọn, phải không các bạn?
- KHÔNG ĐÚNG Các em rất thực tế không chạy theo tiếng đồn hay danh tiếng bề ngoài để 'lao đầu' vào 'game chơi' có ảnh huởng đến tương lai của mình . Các em có sự so sánh cân nhắc , chọn lựa các trường đã trúng tuyển để xem vào trường nào hợp với major mình chọn và có lợi thế hơn .
Ví dụ 1:em Đinh Khang sau khi được không vào Harvard va Yale trong 4 năm đầu lại học Stanford, và chỉ vào Harvard ở hậu đại học tức là Harvard Medical School.
Ví dụ 2: em Đinh Viễn Dương tuy được Harvard và Đại Học Princeton (hay Irvine, Berkeley ...) lại chọn Stanford University?
Như vậy, tuy thực tế Harvard là một trường đại học hàng đầu thế giới nhưng SV ở Mỹ vẫn có sự chọn lựa theo sở trường bộ môn các em so sánh với các đại học khác.
THƯ THU NHẬN CỦA PRINCETON GỮI ĐINH VIỄN DƯƠNG CÙNG VỚI HARVARD
Một đời ước ao của cha mẹ và của con; riêng gia đình tôi, với kỷ niệm không bao giờ quên khi có thư thu nhận cho 2 con trai vào Harvard để có chút gì an ủi cuộc đời lưu xứ và một vài kinh nghiệm thực tế kể giúp vui quý bạn hôm nay.
Đinh hoa lư
----------
Nguồn: Internet
Thật sự mình rất vui khi hôm nay được biết đến blog này của bạn. Mình đang nỗ lực hướng về HBS.
Trả lờiXóacac ban thay do : Dinh Vien Duong tuy duoc Harvard va Princeton accept nhung lai chon Stanford (ba me dau co thich hon) nhung day la nuoc My ma . Hien nay Vien dang lam tai LinkedIn sau khi tot nghiep MS tai Stanford vua qua
Trả lờiXóacam on cac ban da khen ngoi , co vu cho gia dinh