16 tháng 8, 2015

Bài thuốc bí truyền giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh trĩ

Nhiều người bị trĩ lâu năm, nhưng nhờ gói thuốc trị bệnh trĩ của vị nữ cán bộ kiêm chủ tịch Hội Đông Y của xã tít tận xứ mây mù của tỉnh Hòa Bình đã thoát được cảnh bệnh tật đau đớn.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ gia truyền này đã trải qua cả chục thế hệ người Dao được nữ cán bộ xã “đảm việc nước, giỏi việc nhà” phát huy một cách hiệu quả nhất, cứu hàng ngàn người thoát khỏi bệnh tật.

Người nắm giữ bài thuốc đó chính là cô Phùng Thị Lâm (SN 1972, người dân tộc Dao, trú tại bản Tiến Lâm 2, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), là cán bộ xã của xã Bắc Phong, đồng thời kiêm chủ tịch Hội đông y của xã, là ủy viên ban chấp hành Hội đông y huyện Cao Phong. Nhiều năm nay cô nổi tiếng về bài thuốc chữa bệnh trĩ và thành tích chữa bệnh.

Trong một đợt công tác lên vùng cao, xứ sở sương mù này tôi quen một vị nữ cán bộ xã Bắc Phong tên Mai Thị Trang. Khi giới thiệu về những tấm gương điển hình trong xã, chị Trang đã nhắc đến cô Lâm với biệt tài chữa bệnh trĩ. Chính chị Trang cũng là một bệnh nhân được cô Lâm chữa khỏi. “Tôi bị trĩ một thời gian khá dài, may mà nhờ cô Lâm cũng cùng công tác trong xã cắt có 2 ấm thuốc là khỏi bệnh từ đó. Cô ấy nổi tiếng trong xã là một thầy thuốc và bài thuốc chữa bệnh trĩ này”, lời chị Trang. Tò mò về vị nữ lang y kiêm cán bộ xã này, tôi đã tìm gặp để tận mắt mục sở thị tài chữa bệnh của cô.

Tìm tới nhà cán bộ Lâm, một người phụ nữ đang lúi húi bốc thuốc cho người bệnh đến cắt thuốc. Khi được hỏi muốn gặp cô Lâm thì người phụ nữ mến khách giới thiệu “tôi chính là Lâm, anh cứ ngồi đợi chút tôi làm xong ngay bây giờ”.

Tranh thủ hỏi chuyện người bốc thuốc thì một người tên Triệu Văn Song (trú tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong) cho biết: “Tôi bị trĩ mấy năm nay rồi, bị cả trĩ nội và ngoại. Đau quá không làm ăn gì được, mấy tháng trước định đi bệnh viện tiến hành phẫu thuật, nhưng may nhờ có người giới thiệu đến cắt thuốc cô Lâm. Lần trước tôi lấy 1 túi thuốc, uống được 1 tháng thì thấy hết đau. Giờ xuống lấy thuốc lần nữa cho khỏi. May quá chú ạ, vừa đỡ mất tiền đi bệnh viện lại thoát được đau đớn”.

Cắt thuốc cho người bệnh xong cô Lâm mới có thời gian nói chuyện. Khi biết mục đích của khách, cô chỉ khiêm tốn cười: “Có giỏi gì đâu cháu, mọi người quý mến thì cứ nói vậy thôi. Cô cũng chỉ dùng những bài thuốc gia truyền để giúp cho những người bệnh thôi”. Rồi cô chia sẻ về bài thuốc: “Bài thuốc chữa trĩ này của gia đình cô có từ nhiều đời rồi, cứ đời này lại tiếp nối đời kia để làm. Cô tự tay bốc thuốc cho người bệnh từ năm mới được 14 tuổi. Sở dĩ cô biết bốc thuốc sớm vì hay theo ông và theo bố vào rừng gùi thuốc. Nhưng thuốc ngày xưa dễ kiếm chứ không như bây giờ”.

Theo cô Lâm thì bệnh trĩ này không khó điều trị theo thuốc Nam, cái cốt là điều trị theo thuốc Nam sẽ cần thời gian lâu hơn so với Tây y. Từ ngày tự mình đảm nhận việc chữa trị cho người bệnh tới giờ, cô chữa cho rất nhiều người bệnh, xa có gần có. Ngay trong xã người bệnh của cô rất nhiều. Có trường hợp nặng như ông Bùi Văn Thao (60 tuổi), người bản bên bị trĩ nội nặng độ 3 đến nỗi chảy máu, đi lại rất khó khăn. Ông đi bệnh viện điều trị lại tái phát, sau về đến tận xã nhờ cô Lâm cắt thuốc cho. Cô đã cắt cho túi thuốc dùng trong 1 tháng rồi lấy thêm. Nhưng khi dùng hết 1 túi thuốc đó thì bệnh của ông Thao đã khỏi mà không cần lấy nữa.

Và có một bệnh nhân cô nhớ nhất là anh Nguyễn Văn Hưng (29 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) bị trĩ ngoại đau đớn lắm, không ngồi được mà đi xe ô tô phải nằm trên ghế đến lấy thuốc. Sau phải uống thuốc 1 tháng thì mới đi làm được. Và dùng thuốc trong vòng 2 tháng thì bệnh tình mới dứt hẳn. Mấy tháng trước anh cũng đi lên đây để cám ơn cô.

 
Cô Lâm bên cạnh một cây thuốc chữa bệnh trĩ.

Bí ẩn từ thảo dược của người dao
Cô Lâm cũng không ngần ngại chia sẻ về bài thuốc gia truyền. Như cô thì bài thuốc được làm từ khoảng chục vị thuốc, bao gồm các loại cây theo cách gọi của người Dao. Những loại cây này theo tiếng phổ thông cũng chưa biết gọi là gì vì cô chưa thấy ai biết.

Theo cô Lâm vào rừng để mục sở thị những cây thuốc trong bài thuốc kỳ diệu đó. Cô giới thiệu 1 cây thuốc có tên gọi Lây Tộng, dạng cây thân nhỏ, lá to. Cô nói: “Loại cây này có tác dụng như một loại cây kháng sinh, giúp cho người bệnh chống được viêm nhiễm đau cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, khi làm thuốc thì chỉ dùng được cây mà thôi”. Rồi cô giới thiệu tiếp một cây khác có tên cây Đèng Ghim, đây là một loại cây nhỏ, thân có gai. Loại cây này có tác dụng làm giảm đau hiệu nghiệm như thuốc giảm đau trong Tây y với người đi ngoài khi bị bệnh trĩ.

Còn riêng với bệnh trĩ ngoại thì không thể thiếu đi vị thuốc Cùng Kệt. Một loại dây có rất nhiều nhựa, lá kép bằng hai ngón tay. Loại dây này gần giống như loại sắn dây nhưng màu xanh đậm hơn nhiều. Đây là vị quan trọng giúp trị tổn thương các búi trĩ ngoại bên ngoài kéo lên và mất đi. Loại dây này chỉ dùng thân mới có tác dụng, còn lá cây hay các bộ phận khác chỉ có ít tác dụng. Khi trong cắt thuốc cho người bị trĩ ngoại thì cần phải tăng nhiều vị Cùng Kệt thì mới có tác dụng.

Với người bị bệnh trĩ nội thì vị thuốc Sùi Lậu là vị chủ chốt quan trọng nhất trong thang thuốc. Vị thuốc này được làm từ một loại dạng dây có gai gần giống như cây xấu hổ nhưng lá và thân khác. Vị thuốc này có tác dụng kéo búi trĩ nội rất nhanh và hiệu nghiệm. Những người bị trĩ nội chảy máu và viêm nhiễm khi dùng bài thuốc này vừa kéo được búi trĩ vừa trị được viêm rất tốt.

Cũng theo cô Lâm thì việc cắt thuốc phải tùy từng trường hợp bệnh cụ thể thì mới cắt được. Những người bị cả trĩ nội và ngoại thì kết hợp cả hai. Còn người bị loại thì cần tăng giảm các vị thuốc chủ chốt để điều trị. Việc làm thuốc cũng cần phải cầu kỳ như cần chọn những ngày nắng ráo để thái và phơi thuốc. Tránh mọi ẩm mốc trong quá trình bảo quản thuốc. Chữa theo thuốc Nam có ưu điểm là không bị mắc lại và đỡ tốn kém cho người bệnh. Có người ở xa không đến được cô phải gửi thuốc đến tận nơi cho họ.

Theo cô Lâm thì khi bị trĩ thì nên chữa trị ngay chỉ mất vài ngày uống thuốc là có thể khỏi dứt điểm được ngay. Biểu hiện sớm nhất và thường gặp nhất khi mắc là ngứa rát, cảm thấy ẩm ướt, khó chịu và đau đớn khu vực quanh hậu môn. Bị nặng hơn thì đại tiện ra máu: Có thể lẫn trong phân hoặc ở giấy vệ sinh sau đó máu sẽ phun trào thành tia, thành giọt như cắt tiết gà gây ra hiện tượng thiếu máu.

Theo kinh nghiệm của cô Lâm thì bệnh trĩ gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và ngoại. Biểu hiện trĩ ngoại là Bề mặt ngoài búi trĩ sưng, có màu sẫm, cứng, có thể bị mưng mủ, viêm loét hình thành vết rách, nứt hậu môn. Còn trĩ nội thường đau rát, đi ngoài ra máu bị viêm nhiễm và các búi trĩ sa ra ngoài. Nguyên nhân bị bệnh trĩ theo cô Lâm thì bên cạnh ăn uống thì yếu tố nghề nghiệp cũng là một phần nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Những người ngồi nhiều và ít vận động rất dễ mắc bệnh này. Cô chữa bệnh nhiều ở dân công sở, công nhân phải ngồi nhiều.

Vốn là nữ cán bộ xã, cô lại kiêm thêm công việc của Hội Đông y xã và huyện nên cô rất bận rộn. Nhưng cô luôn dành nhiều thời gian để chữa trị cho người bệnh. Với nhiều đóng góp cho địa phương và Hội Đông y nên cô được tặng nhiều khen thưởng. Tuy nhiên, với cô Lâm thì: “Nghề làm thuốc đầu tiên là cứu người làm phúc đã cháu ạ. Chứ còn thành tích thì nhiều người hơn cô lắm”, cô khiêm tốn nói.

Hàn Phong
---------
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/suc-khoe-than-y-voi-bai-thuoc-quy-tri-khoi-benh-tri-cho-ngan-nguoi-a201955.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét