Ảnh: Adaduitokla
Ngoại khen
Trái thằn lằn là quả của cây trâu cổ (còn được gọi là cây sung thằn lằn, cây xộp, vảy ốc), tên khoa học là Ficus pumila, thuộc họ dâu tằm. Đây là loại dây leo, mọc bò với rễ phụ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le, ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không có cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc.
Trái sung thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành. Y học cổ truyền Trung Quốc dùng toàn cây sung thằn lằn và trái để chữa bệnh trĩ sưng đau, bệnh lỵ, tiểu máu và đinh râu. Ngoài ra, còn dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, khó tiểu, tiểu ra máu, thấp khớp, đau lưng, nhọt, chốc lở. Nước sắc của trái uống để chữa chứng thoát vị bẹn, rễ chữa viêm bàng quang và tiểu khó.
Trái thằn lằn thường thu hoạch vào tháng 5 – 10 hàng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi trái chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ trái có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong trái còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng. Tại Ấn Độ và Đài Loan, đến mùa trái chín người ta thu hái đem ép dẹp và phơi khô, ăn ngọt và ngon như quả hồng khô. Người dân Okinawa tại Nhật Bản sử dụng trái thằn lằn như một loại thảo dược hoặc chế thành thức uống dùng cho người bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong trái và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hoá gồm bốn chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rutin có tác động chống oxy hoá mạnh, nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào. Rutin còn giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, có ba chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ trái thằn lằn.
Trái thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn, kháng sự phân bào nhờ các chất chuyển hoá của furanocoumarin tên gọi là bergapten và oxypeucedanin hydrat. Bergapten ức chế sự tăng trưởng của S. aureus, E. coli, S. typhi.
Nội thích
Theo y học cổ truyền Việt Nam, trái có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng trái làm thuốc bổ, giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục.
Mỗi ngày sử dụng 10 – 20g trái khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Các bài thuốc thường dùng:
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: trái thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau.
Cao chữa đau xương: trái chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g, chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.
Chữa di tinh, liệt dương: cành, lá, trái non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô hai thứ ngâm trong 250ml rượu trắng 10 ngày, uống 10ml mỗi lần, ba lần/ngày.
Thức uống thanh nhiệt giải khát: trái chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhầy trong trái, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Sử dụng thảo dược để bồi bổ tăng cường sinh lực rất tốt vì ít độc hại hoặc tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng, chọn đúng vị thuốc, kết hợp ăn uống đủ chất, luyện tập thể lực thường xuyên để tăng cường sinh lực, thì không còn ngại chuyện “trên bảo dưới không nghe”.
DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM
Trái thằn lằn là quả của cây trâu cổ (còn được gọi là cây sung thằn lằn, cây xộp, vảy ốc), tên khoa học là Ficus pumila, thuộc họ dâu tằm. Đây là loại dây leo, mọc bò với rễ phụ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le, ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không có cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc.
Trái sung thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành. Y học cổ truyền Trung Quốc dùng toàn cây sung thằn lằn và trái để chữa bệnh trĩ sưng đau, bệnh lỵ, tiểu máu và đinh râu. Ngoài ra, còn dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, khó tiểu, tiểu ra máu, thấp khớp, đau lưng, nhọt, chốc lở. Nước sắc của trái uống để chữa chứng thoát vị bẹn, rễ chữa viêm bàng quang và tiểu khó.
Trái thằn lằn thường thu hoạch vào tháng 5 – 10 hàng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi trái chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ trái có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong trái còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng. Tại Ấn Độ và Đài Loan, đến mùa trái chín người ta thu hái đem ép dẹp và phơi khô, ăn ngọt và ngon như quả hồng khô. Người dân Okinawa tại Nhật Bản sử dụng trái thằn lằn như một loại thảo dược hoặc chế thành thức uống dùng cho người bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong trái và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hoá gồm bốn chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rutin có tác động chống oxy hoá mạnh, nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào. Rutin còn giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, có ba chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ trái thằn lằn.
Trái thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn, kháng sự phân bào nhờ các chất chuyển hoá của furanocoumarin tên gọi là bergapten và oxypeucedanin hydrat. Bergapten ức chế sự tăng trưởng của S. aureus, E. coli, S. typhi.
Nội thích
Theo y học cổ truyền Việt Nam, trái có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng trái làm thuốc bổ, giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục.
Mỗi ngày sử dụng 10 – 20g trái khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Các bài thuốc thường dùng:
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: trái thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau.
Cao chữa đau xương: trái chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g, chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.
Chữa di tinh, liệt dương: cành, lá, trái non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô hai thứ ngâm trong 250ml rượu trắng 10 ngày, uống 10ml mỗi lần, ba lần/ngày.
Thức uống thanh nhiệt giải khát: trái chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhầy trong trái, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Sử dụng thảo dược để bồi bổ tăng cường sinh lực rất tốt vì ít độc hại hoặc tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng, chọn đúng vị thuốc, kết hợp ăn uống đủ chất, luyện tập thể lực thường xuyên để tăng cường sinh lực, thì không còn ngại chuyện “trên bảo dưới không nghe”.
DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét