5 tháng 8, 2012

DANH NHÂN ĐẤT VIỆT

Thân ái chào các bạn, Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu mẫu chuyện:

“Nguyễn Công Thái với việc thu hồi đất Tụ Long”

Thưa các bạn,


Xã Tụ Long, thời Lê thuộc Châu Vị Xuyên, Thời Nguyễn thuộc huyện Vĩnh Tuy, tỉnh Tuyên Quang.

Ở xã Tụ Long có núi Tụ Long, núi này có mỏ đồng và mỏ bạc. Tuy nhiên đất Tụ Long và vùng phụ cận bị nhà Mãn Thanh lấn chiếm một thời gian khá dài, mãi đến năm Mậu Thân (1728), đất này mới được nhà Thanh trả về cho ta. Người có công lớn trong việc đòi lại được đất nầy là Nguyễn Công Thái.

Nguyễn Công Thái người xã Kiên Lũ, huyện Thanh Trì, nay thuộc Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1715, làm quan trại thờ 2 đời chúa Trịnh là Trịnh Cương và Trịnh Giang. Năm 1728 Nguyễn Công Thái được chúa Trinh Cương cử đi đòi lại đất Tụ Long và Nguyễn Công Thái đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh này. Sách Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục chép chuyện này như sau:

“Trước đây ta và nhà Thanh cùng lập cột mốc biên giới Biên Xưởng, núi Tụ Long của ta bị nhà Thành chiếm mất, thổ quan của nhà Thanh đã đặt trạm để thu thuế ở đó. Đất biên cương của ta bị mất đến 40 dặm. Triều đình ta nhiều lần gởi văn thư biện bạch chuyện này, Vua Thanh một mặt thì dụ bảo quan địa phương của nhà Thanh bàn bạc với ta về chuyện này, nhưng mặt khác lại ra lệnh cho quan tổng đốc Vân Nam và Quý Châu là Ngạt Nhĩ Thái đi khảo xét lại. Ngạt Nhĩ Thái nghe lời viên quan của nhà Thanh được phái đến trước đó là Phan Doãn Mẫn, nên tâu về triều đình nhà Thanh là ta chiếm của nhà Thanh đất Phủ Khai Hóa thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc mà không chịu giao trả lại, vua Thanh hạ lệnh bảo ta phải trả. Ngạt Nhĩ Thái cho Trãi Trảm thư đến địa đầu biên giới nước ta ở Tuyên Quang, nhưng thổ mục đất này của ta là Hoàng Văn Phát (cũng có sách chép là Hoàng Văn Lâu) bác bỏ chứ không chịu nhận thư. Chuyện tranh biện này kéo dài mãi đến năm sáu ngày, Ngạt Nhĩ Thái ngờ rằng ta có ý khác bèn thông báo cho quan tỉnh Quảng Tây Trung Quốc chia quân phòng giữ biên giới, hắn cũng tâu việc này về triều xin điều động binh mã 3 tỉnh đề phòng việc biên giới, nhưng vua nhà Thanh không đồng ý, đã thế còn lập tức sai bọn Tả Đô ngự sử là Hàn Dịch Lộc, nội các là Nội các học sĩ Nhẫm Lan Chi đi thẳng sang nước ta để ban bố tờ chiểu dụ, đồng thời xem xét động tĩnh ra sao. Bọn Hàn Dịch Lộc sắp sửa lên đường đi đến nước thì đúng ngay lúc ấy quốc sư của nước ta chuyển đạt từ trước cũng vừa đến Yên Kinh, thư ấy giải bày sự ong thành thờ nước lớn và sợ mệnh trời, vua Thanh xem hài lòng và rất khen ngợi bèn lập tức sai viết văn thư khác giao cho Hàn Dịch Lộc sang nước ta tuyên bố lời dụ bảo văn thư này nói đã tra xét được đất có xưởng nùng rộng 40 dặm nay trao trả lại cho ta.

Bấy giờ, khắp biên cương phía bắc đều cảnh giới nghiêm ngặt, do đó trong nước ta kinh sư cũng như ngoài trấn không ít kẻ nghi ngờ sợ hãi. Trịnh Cương quyết đoán cho rằng không có gì khắng khít lẻ đâu lại sinh sự, bèn nghiêm lệnh cho các quan ở biên giới phải bình tĩnh, không được làm điều gì càn quấy, quả nhiên đến tháng 6 thì Hàn Dịch Lộc mới tới kinh đô trao trả đất cho ta, cho lập lại một cột mốc biên giới ở sông Đổ Chú.

Thổ tri của phủ Khai Hóa - Trung Quốc muốn ăn chặn bớt các sách ở Bảo Sơn gần với Tụ Long nên chỉ sai vị trí của sông Đổ Chú, Nguyễn Công Thái biết là gian trá, liền bất kể lam chướng hiểm trở song đi tìm cho bằng được sông Đổ Chú, Ông đã đi qua nhiều xưởng bạc, xưởng đồng rồi mới nhận ra được đúng nơi cần dựng cột mốc biên giới . Từ đấy biên cương mới được ổn định rõ ràng.

Thưa các bạn, chép xong đoạn sử này, các tác giả sách Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục đã dành cho Nguyễn Công Thái một lời phê gọn gàng và cũng rất đầy đủ: “Đạo của người làm bề tôi là phải như thế”.

Thêm 40 dặm đất Trung Quốc nhờ vậy mà chẳng lớn hơn và mạnh hơn. Mất 40 dặm đất, nước ta cũng chẳng vì thế mà nhỏ đi, mà yếu đi, nhưng giang sơn là giang sơn của muôn đời tổ tiên để lại. Đất nào cũng là tất lòng thiêng liêng, tham lam chiếm hay coi thường mà bỏ, tất cả đều là tội không thể nào dung tha.

Tế tựu chỉ là quan chức nhỏ nhưng việc làm của quan tế tựu Nguyễn Công Thái chẳng thể nói là nhỏ được, mánh lới của bọn thổ trị Khai hóa không thể nào che nổi mắt ông, lam chướng của núi rừng cũng chẳng thể nào cản nổi bước chân của ông, mãi mãi còn đó tư thế hiên ngang của ông, nơi biên thùy. Ngữa trông không thẹn với trời, cúi nhìn không xấu hổ với đất.

Kính trọng thay, phải không các bạn.

Thân ái, chào các bạn.

----o0o-----
Ghi lại từ nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần trên Đài Sài gòn buổi sáng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét