22 tháng 10, 2017

4 kỹ năng xử thế, người giàu dù biết cũng không nói cho người nghèo

Bạn có bao giờ tự hỏi, vì sao trên đời này lại luôn có những người rất giàu, cũng lại có những người rất nghèo? Điều gì quyết định sự khác biệt đó? Yếu tố chủ yếu nằm ở lối tư duy.


Nếu muốn thành công hơn thì phải thay đổi cách suy nghĩ và mở rộng tư duy. Cứ giữ mãi kiểu suy nghĩ hạn hẹp thì cũng giống như con ếch ngồi đáy giếng không biết bầu trời rộng lớn ra sao. (Ảnh: Forbes)

Người nghèo thực sự đang nghĩ gì? Trong lòng họ quả thực chất đầy suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, họ luôn cảm thấy mình bị những người giàu bóc lột, luôn muốn đối đầu với người giàu.

Họ cũng nghĩ người giàu nên nộp càng nhiều thuế càng tốt để sau này họ được hưởng thêm nhiều phúc lợi. Đây chính là lối tư duy rất cực đoan. Người ta nói: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, ý là tự trách mình trước khi trách người. Nếu thực sự nghĩ rằng bản thân mình nghèo khó, tốt nhất nên nghĩ cách để làm giàu hơn thay vì hằn học những người kiếm được nhiều tiền.

Cho nên khi phán đoán một người là dùng “tư duy nghèo” hay dùng “tư duy giàu” để suy nghĩ vấn đề, thì đừng nên lắng nghe họ nói thích gì. Kỳ thực, những điều mà người giàu và người nghèo yêu thích đại khái cũng gần giống nhau, đều là tiền tài, người đẹp, biệt thự, sống được thoải mái. Bởi vậy, muốn thấy sự khác biệt, hãy nghe họ nói họ hận gì và sợ gì.

Ví dụ, khi bị mất điện thoại, người có “tư duy nghèo” sẽ có tâm oán hận, hận lũ trộm cướp, hận chính phủ hay oán trách kiểu như: “Cảnh sát các ông đúng là chẳng làm được trò trống gì. Nếu các ông quản tốt thì điện thoại của tôi đã không bị mất“.

Nhưng người có “tư duy giàu” thì nghĩ khác, cũng là oán trách, cũng là hận nhưng là tự hận bản thân: “Thế là mất chiếc điện thoại mới mua rồi. Sao mình lại không có bản lĩnh như vậy nhỉ! Mình nên cố gắng kiếm nhiều tiền hơn để mua một chiếc khác”.

Người tư duy nghèo vấp ngã và cứ mãi nằm vạ ở đó than thở, tiếc nuối. Còn người tư duy giàu thì cố gắng đứng dậy ngay, và nỗ lực gấp đôi để kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai kiểu người.

Dưới đây là những kỹ năng xử thế tạo nên sự khác biệt mà người giàu dù có biết rõ, cũng sẽ không nói cho người nghèo.

1. Làm người khi đã thành công cần cảm kích những người từng trợ giúp mình
Sống ở đời, không ai có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm đối với bạn, dù là cha mẹ, anh em cũng không ngoại lệ. Cho nên, khi người khác sẵn lòng dùng thời gian của mình đến truyền thụ cho bạn một chút kỹ năng, kinh nghiệm, thì nhất định phải học được cảm ân, bởi họ là dùng sinh mệnh của mình đến trợ giúp cho bạn.

2. Nói chuyện cần cẩn trọng, dùng hành động để chứng minh thực lực
Một người chỉ biết khoa trương khoác lác, thì ở trong mắt người khác đó chỉ là một người giỏi nói khoác mà thôi. Nếu muốn nhận được sự tôn trọng của người khác, nhất định phải dùng hành động, dùng thực lực làm hậu thuẫn.


Người giàu nắm bắt, theo đuổi mọi cơ hội, còn người nghèo thì chỉ muốn người khác cho mình một cơ hội. (Ảnh: Skategypsy)

3. Làm việc cần giữ vững nguyên tắc, nhưng tuyệt đối đừng cố chấp ý kiến của mình
Trong xã hội phức tạp, dù năng lực của cá nhân bạn có kém chút cũng không sao, chỉ cần bạn khiêm tốn lắng nghe người khác góp ý cũng tương đương với đền bù vào năng lực cá nhân.

Gặp chuyện thì cần tham khảo cho nhiều, suy nghĩ cho nhiều, đừng cố chấp ý kiến của mình. Bởi vì thời điểm bạn cố chấp, trong đầu nhất định sẽ chất chứa những quan niệm cá nhân, lúc này ra quyết định thường là không lý trí.

4. Đừng bao giờ phát sinh xung đột với lãnh đạo của mình
Đừng cho rằng bản thân mình nổi trội hơn những người khác, cũng đừng nên phát sinh xung đột với lãnh đạo, bởi dù sao họ chính là người sẽ ảnh hưởng lớn đến con đường sau này của bạn.

Nhưng nếu quả thực đã đến tình trạng “thủy hỏa bất dung”, thì cũng không nên ở nơi công cộng mà phát sinh xung đột chính diện, cần dùng phương thức riêng tư để giải quyết. Phải biết rằng, giữ mặt mũi cho lãnh đạo, chính là lưu lại cho mình một đường lui.

***

Giàu có hay nghèo khó thực sự chỉ sai khác nhau trong một ý nghĩ. Người mang tư tưởng làm giàu hoàn toàn khác với người chỉ mang mơ ước làm giàu. Bởi người giàu vốn dĩ là những người quyết tâm làm giàu, còn người nghèo thì lại chỉ mơ mộng giàu sang, thực tế không khác nào ôm cây đợi thỏ, há miệng chờ sung.

Người giàu coi thách thức là cơ hội, còn người nghèo thì coi thách thức là đe dọa sinh mạng mình.

Người giàu nắm bắt, theo đuổi mọi cơ hội, còn người nghèo thì chỉ muốn người khác cho mình một cơ hội.

Người giàu dám đánh cuộc liều lĩnh, còn người nghèo lại muốn được an toàn.

Người giàu biết cách làm chủ tiền bạc, còn người nghèo bị tiền bạc làm chủ.

Người giàu thích hành động, còn người nghèo thích mơ mộng.

Đó thực sự là “bí quyết” làm giàu mà những người giàu có, thành công không bao giờ tiết lộ cho người nghèo. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao có những người rất giàu và cũng lại có người cả đời lao tâm khổ tứ mà nghèo vẫn hoàn nghèo rồi chứ?
---------------
Tuệ Tâm biên dịch - Theo tinhhoa.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét