4 tháng 2, 2014

Ngậm ngùi... Tết con không về

Theo ước tính, có hơn 500 ngàn lao động xuất khẩu Việt Nam đang làm việc khắp nơi trên thế giới … Từ Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Đông, vv … đâu đâu cũng có công nhân tới từ Việt Nam. Dù cực khổ, vất vả, phải làm những công việc “hạ đẳng” mà người bản xứ không mấy ai muốn làm … nhưng “vẫn có được thu nhập cao hơn ở nhà” theo như họ nói.


Bên cạnh đó là cả trăm ngàn phụ nữ xuất ngoại kết hôn với đàn ông nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc. Việc “nhập khẩu cô dâu” như vậy giúp cho những nước này giải quyết được vấn đề xã hội nội tại của họ, nhưng đồng thời lại gây ra vấn đề tương tự đối với Việt Nam. Nghiêm trọng hơn nữa là có rất nhiều chị em phụ nữ bị lừa bán vào những đường dây buôn người, phải làm việc như nô lệ tình dục trong những động mại dâm, nhà chứa hay phố đèn đỏ ở Mã Lai, Singapore, Nga, Trung Đông và châu Âu, vv. Rất khó để mà có được con số thống kê chính xác về những nạn nhân của tệ nạn buôn người này.
Và năm nay, rất nhiều người trong số họ không có “Về Quê Ăn Tết”

Cần phải phát triển kinh tế nhanh lên, mạnh lên, để tạo ra công ăn việc làm cho xã hội … cần đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục, y tế, để người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp bình dân nghèo khó có thể có được cái vốn xã hội, vốn con người và vốn kĩ năng cơ bản … để họ không phải đi xuất khẩu lao động hay lấy chồng ngoại quốc nữa.

Không làm được những điều này thì những giá trị của tự do, dân chủ, nhân quyền được rao giảng … hay nghệ thuật chính trị, tuyên truyền mị dân rồi những hình ảnh đẹp của công chúng, những kì vọng về những lãnh đạo kiệt xuất … cũng sẽ chỉ là những điều vớ vẩn.

Dân có giàu thì nước mới mạnh, đúng hơn là dân có mạnh thì nước mới mạnh, và không bị lệ thuộc hay chi phối bởi ngoại bang. Một đất nước nhược tiểu mà người dân của họ phải cúi đầu tha phương cầu thực, đi làm thuê, làm cu li, chịu bao nhục nhằn khắp nơi trên thế giới … thì đó thật sự không phải là một TƯƠNG LAI chung. Trong lúc suy nghĩ quá nhiều cho những ảo vọng, vĩ cuồng về một cường quốc, cũng như nỗi đau mất biển đảo và những đòi hỏi tranh chấp chủ quyền với lũ “giặc lạ” thì hãy giành sự quan tâm nhiều hơn cho những vấn đề nổi cộm này.

Hãy thức tỉnh và làm một cái gì đó! Và hãy coi đó là một nỗi nhục để còn vươn lên !

Tết con không về…











Tết con không về: Thèm không khí gia đình ngày tết!

“Vậy là một năm nữa lại trôi qua, đâu đâu cũng nghe một từ “Tết”. Không khí mua sắm chuẩn bị đón tết ở khắp mọi nơi, thấy hoa đào về khắp phố, thấy các bạn mình lũ lượt đi chụp ảnh hoa đào hoa mai và tụ tập cuối năm. Với mình lại là một cái tết nữa xa nhà, không được quây quần bên gia đình người thân, bạn bè” - Lưu Thanh chia sẻ tâm tình đầy xúc động của một lưu học sinh Việt Nam tại Ý.


Tết con không về: Ngậm ngùi tết xa nhà đầu tiên

Chúng tôi gặp bạn Nguyễn Thị Nga vào buổi chiều muộn ngày 30 tết trên một chuyến xe bus. Khác hẳn với không khí trên xe bus mọi ngày, hôm nay xe chỉ có vài người. Ngồi gần Nga, qua trò chuyện, chúng tôi được biết bạn đang đi tới nơi làm việc và sẽ vẫn tiếp tục làm việc ở đó trong mấy ngày tết sắp tới.


Tết con không về: “Em nhớ anh lắm, ra tết mong bố sớm về với tụi con…”

Đó là lời nhắn nhủ thiết tha từ đầu dây bên kia của vợ và con anh Nguyễn Tiến Quang - CN Cty CP thiết kế xây dựng Thủ Đô - nhà thầu phụ công trình “Nút giao thông khác mức ngã ba Huế”.

Tết con không về: Lại một xuân nữa con không về

Tết con không về: Ở lại Hà Nội để kiếm thêm chút tiền cho gia đình

Mong muốn kiếm được một khoản tiền khá để phụ giúp gia đình trong những gia đình dịp tết nên chị Nguyễn Thuý Viên đã quyết định ở lại Hà Nội trong mấy ngày tết để phụ giúp quán ăn một gia đình người quen.


Tết con không về: Nỗi buồn của cô công nhân không còn nhà để về
Bạn Nguyễn Thị Hiền (quê Sơn Động, Bắc Giang) - đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - sắp đón cái tết đầu tiên xa nhà…


Tết này con không về: Đánh giầy tích tiền chạy thận
Mang trong người căn bệnh suy thận, đã hai năm nay phải lên Hà Nội để được chạy chữa nhưng bệnh của anh Phan Văn Dâng vẫn chưa có tiến triển nhiều. Điều đáng nói, tết đến gần nhưng vì khó khăn, anh Dâng đã phải ở lại bệnh viện để lấy tiền chạy thận.


Tết con không về: “Ước gì lúc này tôi được ngồi quanh bếp củi với mẹ”


Tết con không về: Tết đầu xa con của người mẹ trẻ…
Có con năm nay đã học lớp 4, với Lê Thị Hiền (quê Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đây là cái tết đầu tiên xa nhà, xa con…


Tết con không về: Tết dưới tán bóng bay...
Giữa dòng người xuôi ngược chuẩn bị đón xuân, dáng người gầy gò của người phụ nữ 33 tuổi gần như bị che khuất bởi những quả bóng bay ngộ nghĩnh và nhiều màu sắc. Đã ba cái tết chị núp mình dưới những trái bóng ấy và tết này cũng vậy.


Tết con không về: “Bỏ” gia đình đi chăm bệnh nhân ngày Tết
Năm hết, Tết đến mỗi người dù đi học, hay đi làm ăn xa đều mong được về quê sum vầy bên gia đình, người thân. Nhưng rồi cũng có một số người vì hoàn cảnh, vì mưu sinh mà phải đón Tết xa quê.

Công nhân lao động không có điều kiện về quê ăn tết: Niềm vui gửi lại quê nhà


Tết con không về: Nỗi lòng tết xa quê của người họa sĩ tàn tật
Suốt hơn 20 năm đón tết xa quê, anh Đỗ Minh Tâm (SN 1973, quê Thanh Hóa, hiện là thành viên của Trung tâm Chắp Cánh, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TPHCM) mong có một ngày về thắp nén nhang cho cha me, tổ tiên, nhưng ước mơ của anh cứ thế xa dần đối với một người tàn tật như anh.


Tết con không về: Người thợ điện vùng cao với 6 giao thừa xa nhà
Những ngày, tháng cuối năm, những người công nhân của Tổ hỗn hợp quản lý điện Tây Giang (gọi tắt là Tổ hỗn hợp Tây Giang, Cty điện lực Quảng Nam) đang tích cực tập trung gia cố lưới điện, phát quang hành lang an toàn lưới điện và giải quyết các phần việc cuối cùng của năm kế hoạch 2013 nhằm bảo đảm lưới điện an toàn phục vụ nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 và để nhân dân vui tết, đón xuân Giáp Ngọ - 2014 sắp đến.


Tết con không về: Khao khát nhỏ nhoi của người đàn ông làm thuê 4 năm đón tết xa nhà
Những ngày gần tết, thấy bạn bè, những người xung quanh khăn gói, xếp quần áo, bắt tay rủ nhau về quê mà trong lòng lại thấy buồn, nhiều lúc rơi lệ. Đó là những tâm sự của anh Bùi Trung Tuấn (32 tuổi ở Việt Thuận, Vũ Thư, Thái Bình).


Tâm sự và lời chúc Tết dễ thương của nữ du học sinh tại Nhật
Mời các bạn cùng nghe tâm sự và lời chúc Tết dễ thương của bạn Nguyễn Thu Phương, sinh năm 1990 (Hà Nội), hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản theo chương trình CHIKYUJIN từ tháng 4 năm 2013. Phương đang học tại trường IBARAKI GOKUSAI GAKUIN tại Ibaraki ken- Mito shi.


Tết con không về, bài 3: Khó khăn, gia đình người công nhân xứ Nghệ đón tết tại nhà trọ
Hai năm gần đây, các cấp CĐ rất tích cực trong việc chăm lo, hỗ trợ CNLĐ đang làm việc tại các KCN về quê ăn tết. Nhiều người ở xa còn được bố trí tàu xe hoặc hỗ trợ vé xe để ngày đầu xuân được về hội tụ cùng gia đình, nhưng vẫn còn những trường hợp do quá khó khăn, họ phải chấp nhận ở lại nhà trọ. Anh Nguyễn Hồng Quân - CN Cty CP Catalan VN (Yên Phong, Bắc Ninh) - là một trong số những trường hợp như vậy.

Con dậy chưa ?/Vâng /Hôm nay là 23 Tết/ Vâng. Ngày ông Công ông Táo/ Bắt đầu Tết rồi. Ở nhà nhớ con. Ăn Tết vui vẻ con nhé/ Vâng ạ. Chắc cuối tuần này, bọn con làm bánh chưng đó....

Tết con không về, bài 2: Quê gần cũng chẳng thể về tết!


Tết con không về:Cái khó chặn mọi nẻo về

Tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Bích Ngọc và anh Dương Văn Thanh - đang trọ tại địa chỉ 32/4A ấp Đông 1 (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) vào đúng ngày Tết ông Công ông Táo.
------
Nguồn: http://laodong.com.vn/event/tet-con-khong-ve-313.bld?page=3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét