25 tháng 2, 2014

Thư giãn

1. Tại sao gọi là ông Trăng (ông trời, ông sao) mà không gọi bà Trăng ?
Câu trả lời: Tại vì con trai sáng giá hơn con gái !

2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy ?
Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà !

3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế ?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!

4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel ?
Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!

5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam ?
Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi !!!

6. Tại sao có Cô Hồn mà lại không có Cậu Hồn.
Câu trả lời: Tại vì các cậu không thành ma mà sẽ thành Phật.
------------o0o-----------

23 tháng 2, 2014

SIÊU NHÂN


https://www.youtube.com/embed/Vo0Cazxj_yc#t=34

Điểm mù của nhân loại: “Chết là hết”

“Chết là hết” là quan điểm, tư duy, nhận thức của giới khoa học cùng với trường phái duy vật chủ quan (Đây là thành phần chiếm ưu thế và “danh chính, ngôn thuận” nơi đại diện tri thức nhân loại ở thời điểm hiện tại vì mang danh nghĩa học rộng, biết nhiều). Và đại diện cho tri thức nhân loại đã chủ quan trong việc phổ cập hóa hay nói cách khác là gieo quan điểm “Chết là hết” vào nhận thức sống cũng như ở nơi tư duy của số đông nhân loại.

8 tật xấu khó bỏ của người Việt

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...

Tôi có từng đọc cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí "của tác giả Bá Dương. Đây là cuốn sách phê phán những cái xấu của đời sống văn hoá, chính trị Trung Quốc. Ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được nhiều người đón nhận. Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng thích thú cuốn sách này vì họ có dịp nhìn lại mình để hoàn thiện.

21 tháng 2, 2014

Nghĩ về tiền và sự giàu có...

Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả. Người ta làm tất cả để kiểm ra cái không mua được tất cả là tiền – điều đó thực sự là bất hạnh.


Nếu chỉ nhiều về tiền mà thiếu văn hoá thì gọi đó là trọc phú, mà trọc phú thì chưa bao giờ được coi là giàu cả.

Bọn trọc phú vô đạo nói “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Chúng không biết rằng khi cái định mua nếu quy ra tiền rất lớn đã trở thành thứ vô hình, là giá trị chung mà không phải là sở hữu của riêng một người để có thể tuỳ tiện mua bán.

Tôi kể bà nghe…

Tôi kể bà nghe…
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau buồn cười lắm!
Chúng mình bên nhau cả đời chưa chán,
Chúng nó bên nhau tính tháng, tính ngày.




Ôtô 300 triệu, dân Việt ghen tỵ người Thái, Indonesia

Cùng khối ASEAN, trong khi dân Thái Lan, Indonesia dễ dàng mua được ô tô với giá rẻ có khi chỉ 200 - 300 triệu thì tại Việt Nam, giá ô tô quá đắt đỏ. Giấc mơ mua ôtô giá rẻ còn quá xa vời. 

Nhìn sang Thái, Indo phát thèm
Tại Indonesia, 5 năm trước, Chính phủ đã lên kế hoạch phát triển xe cỡ nhỏ, giá rẻ. Xe giá rẻ được quy định rõ có giá từ 4.400 USD đến 7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km. Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%.

Mục tiêu của Indonesia là để người dân có mức thu nhập từ trung bình có cơ hội sở hữu xe hơi, đồng thời tăng sản lượng, phát triển công nghiệp ôtô. Đón đầu cơ hội xuất khẩu xe sang thị trường Đông Nam Á, theo cam kết hiệp định thương mại tự do AFTA. Indonesia áp dụng hai mức thuế cơ bản là thuế nhập khẩu và thuế hàng xa xỉ như thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam.

VN xấu hổ nhìn Campuchia sản xuất ôtô điều khiển bằng smartphone ?

Tờ TTXVN đưa tin, ôtô "Angkor EV 2014" lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia này được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.

THƯ GIÃN

Ảnh vui
Khi chú hăng hái đẩy cháu...

20 tháng 2, 2014

Những phát minh làm thay đổi cuộc sống của bạn


Tủ không cần thang

Gường tự gấp, tự trải và xếp chăn gối...
Dành cho người yêu trái cây

Bạn sẽ không bao giờ phải ngồi ngược chiều xe chạy.

Тhìa dành cho người bị bệnh Akinson.

Bàn đa dụng

Lại một bàn đa dụng nữa.

Ôi nhiều loại bàn quá


Máy in điều khiển TV

гифки, изобретения, интересное
Bút 3D

Các loại cửa sổ

Tiện nghi xe ô tô

Bánh sinh nhật

1 công đôi việc


17 tháng 2, 2014

7 thực phẩm không nên để qua đêm, dù để trong tủ lạnh

Đọc bài này tôi hơi nghi ngờ, không tin. Thực phẩm tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu; càng để lâu phẩm chất càng giảm, nhưng không có nghĩa là không nên ăn nếu đã để qua đêm trong tủ lạnh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu để trong tủ lạnh thì chất lượng thực phẩm giảm rất chậm; đặc biệt ở các nước xứ lạnh nơi mật độ vi trùng, vi khuẩn không quá dày như ở xứ nóng. Tuy nhiên, nếu không để trong tủ lạnh thì không nên ăn nếu đã để trong không khí bình thường quá 6 tiếng. Đặc biệt, trứng là một thực phẩm rất nguy hiểm vì khả năng hút độc tố của nó rất cao. Chính vì vậy dân gian đã nghĩ ra cách để các quả trứng luộc trên các quan tài nhằm hút bớt các độc tố phát ra từ xác người đang phân hủy và làm giảm ô nhiễm môi trường các đám tang. Quả trứng càng bị thâm đen thì độc tố càng nhiều, càng nguy hiểm nếu ăn phải...

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG BÀ

Vợ chồng bà ly dị tính ra cũng hơn mười năm. Ly dị, không phải vì hạnh phúc gia đình bị vùi dập trong những cơn sóng gió, mà chỉ vì cả hai muốn tìm chút thú vị cho cuộc đời.

Thời gian mới đến Mỹ, hai vợ chồng bà đi làm lương ba cọc ba đồng, tháng nào cũng chật vật, thiếu thốn. Vì ngoài những khoản chi tiêu cho gia đình, gồm hai vợ chồng và hai đứa con, ông bà lại còn phải gửi tiền về Việt Nam hàng tháng cho cha mẹ hai bên. Gần hai năm trời, thời khóa biểu hàng ngày của bà đều đặn không thay đổi, sáng đi làm, chiều về nhà nấu ăn, cuối tuần đi chợ, giặt giũ quần áo… chẳng đi chơi, chẳng biết đâu là đâu. Chị Năm hàng xóm nghe bà than thân, trách phận mới nhỏ to chỉ dẫn. Thì ra, ở đất Mỹ này, nếu biết mánh mung cũng hưởng được nhiều khoản "quyền lợi". Tối hôm đó, bà nhận được cú điện thoại "giúp đỡ" của chị Hiểu:

Nói thách như... chợ Bến Thành

Lời bàn: Một ngôi chợ được cho là biểu tượng của Sài gòn, nhưng nạn nói thách, hét giá đã làm cho rất rất nhiều người bị mắc lừa. Lâu nay (khoảng vài ba chục năm), tôi chỉ đi ngang qua thôi chứ chưa bao giờ bước chân vào !!!

Chợ Bến Thành (TP.HCM) được nhiều du khách tìm đến nhưng việc “hét” giá quá cao khiến du khách e dè, thậm chí không dám mua.

Trả giá nào cũng “dính”


Hoạt động mua bán ở chợ Bến Thành - Ảnh: Hải Nam

Có mặt tại chợ Bến Thành vào chiều 16.2, hầu hết các quầy hàng đều niêm yết giá, nhưng ai cũng phải trả giá, kỳ kèo rất lâu. Mary, một du khách Mỹ, cho biết trước khi đến đây, đã được nhiều người bạn dặn dò, nếu mua hàng phải trả giá.

Chúng tôi theo chân Mary đến một quầy hàng lưu niệm dọc theo hành lang lối vào từ cửa Nam, cô xem một giỏ xách thổ cẩm với giá niêm yết 300.000 đồng. Thấy quá mắc, Mary đặt xuống, người bán hàng hỏi “mua được bao nhiêu?”, Mary lắc đầu không mua rồi dợm bỏ đi, người bán hàng nói: “200.000 đồng, ok?”. Mary vẫn lắc đầu bỏ đi. Cô bảo: “Theo tôi, chiếc giỏ đó chỉ 100.000 đồng, bởi ở các điểm du lịch tôi đi qua cũng có bày bán, không ngờ ở đây niêm yết giá cao quá, không biết phải trả giá nào, nên thôi”.

Chúng tôi đến một sạp bán hàng lưu niệm khác, anh bán hàng báo giá 60.000 đồng (giảm 10.000 đồng so với giá niêm yết) cho 1 mẫu túi nhỏ dùng để đựng viết, dụng cụ trang điểm. Sau đó, anh bảo nếu mua 10 cái thì sẽ bán giá 40.000 đồng/cái. “Ấy là tui bán cho người Việt chứ cho khách du lịch nước ngoài giá còn cao hơn nhiều”, người bán hàng quả quyết. Tương tự, một cô gái trẻ bán hàng thủ công tiết lộ: “Một chiếc chén làm bằng gáo dừa nếu bán cho người Việt thì giá 40.000 đồng, nhưng bán cho du khách thì tụi em bán hơn 100.000 đồng”.

Cách nói thách như vậy khiến không ít người ái ngại. Chị Thành, ngụ Q.1, cho biết: “Thỉnh thoảng, tôi đưa một vài người bạn từ Đài Loan, Singapore đến chợ Bến Thành để mua hàng lưu niệm, họ rất thích giỏ xách thổ cẩm, giày dép. Tuy nhiên, ở đây nói thách ghê lắm, trả giá nào cũng dính. Có lần, tôi mua cái giỏ xách, họ nói giá 250.000 đồng, tôi trả 120.000 họ gật đầu bán. Họ bán mà tui sợ quá, bỏ đi luôn, may là… không bị chửi”.

Tham quan là chủ yếu

Anh N.T.H, một hướng dẫn viên du lịch thường xuyên đưa khách đến chợ, chia sẻ: “Thực ra chợ Bến Thành có giá trị tham quan là chủ yếu, du khách thích thú khi nhìn ngắm, tham quan một ngôi chợ cộng đồng, giàu truyền thống ở một thành phố hiện đại. 10 du khách vào chợ thì chỉ có 1 - 2 người mua hàng và mua rất ít”. Cũng theo anh H., giá cả cao, nói thách nhiều là yếu tố khiến nhiều du khách e ngại, không dám mua vì sợ mua nhầm, mua giá cao. Vì vậy, hướng dẫn viên thường khuyến cáo du khách nên trả giá, nếu trả xuống 50% thì chắc chắn mua được món hàng mà du khách thích.

Trong khi đó, một bảo vệ chợ ở cửa Tây phân trần: “Chuyện tiểu thương nói thách cao cũng như bán không đúng với giá niêm yết là có. Nhưng đã gọi là chợ thì phải có trả giá, thuận mua vừa bán. Dù nói thách cao nhưng người mua có quyền trả giá, trả bao nhiêu thì tùy, không mua cũng không sao”.

-------------
Sẽ xây dựng trang mạng cho chợ
Tôi thừa nhận có trường hợp tiểu thương không làm tốt khâu niêm yết giá, nói thách, ảnh hưởng đến thương hiệu chợ. Nếu phát hiện thì chúng tôi xử lý buộc ngưng kinh doanh. Để khắc phục hoàn toàn việc này, sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng trang web của chợ, yêu cầu từng tiểu thương, từng gian hàng niêm yết giá từng mặt hàng để người mua lựa chọn, so sánh. Sẽ vận động tiểu thương trang bị wifi tại quầy để khách dễ truy cập và lựa chọn hàng mua.

Ông Lê Quang Thiện, Trưởng ban Quản lý chợ Bến Thành-----------

Thanh Đông - Hải Nam
Nguồn: Internet

15 tháng 2, 2014

Sự huyền bí của Tác giả Bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn

Bài thơ: Hai sắc hoa Tigôn của tác giả TTKH đến hôm nay người ta vẫn chưa biết được chính xác TTKH tên thật là gì, hiện nay còn sống hay đã chết, đã làm hao tốn giấy mực của rất nhiều nhà nghiên cứu của nhiều thập niên qua, như một huyền thoại.


Xin mạn phép trích đăng gửi tới các bạn bài viết nghiên cứu về T.T.K.H của Trần Đình Thu:
T.T.K.H là một câu chuyện chưa từng có trong lịch sử văn chương. Đó là câu chuyện về một thi sĩ bí ẩn bỗng nhiên tung lên thi đàn mấy bài thơ tình tuyệt tác làm ngẩn ngơ độc giả rồi lặng lẽ biến mất trong cái bàng hoàng sửng sốt của người yêu thơ.
Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra câu chuyện kỳ lạ ấy. Rất nhiều người đã tìm cách vén lên bức màn bí ẩn của câu chuyện nhưng hầu như chưa ai làm thỏa mãn độc giả. Còn người yêu thơ vẫn luôn khát khao được biết sự thật: T.T.K.H là ai và đã vì ai mà sáng tác nên những áng thơ tình đặc sắc đó? Việc tìm kiếm con người thật của T.T.K.H thành ra vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn trong bao nhiêu năm qua, khiến câu chuyện thêm nhuốm màu huyền thoại.
Câu chuyện T.T.K.H bắt đầu vào tháng 7/1937, khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn mang tên Hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu. Hoa ti gôn là một truyện ngắn không có gì đặc sắc nhưng nhẹ nhàng và bay bổng. Truyện ký thác một tâm sự khắc khoải, nhớ nhung hoài niệm. Hình ảnh dây hoa ti gôn được lặp đi lặp lại nhiều lần như muốn khơi gợi một điều gì đó không tiện nói ra. Tác giả của nó - nhà văn Thanh Châu, khi đó là một chàng trai trẻ 25 tuổi, vừa quyết định bước vào nghiệp văn chương. Chàng cũng vừa trải qua một chuyện tình buồn.
Hai tháng sau ngày Thanh Châu đăng truyện ngắn nói trên, một sự kiện đặc biệt xảy ra. Vào tháng 9/1937, tòa soạn tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy nhận được một bài thơ của một tác giả ký tên là T.T.K.H. Đó là bài Hai sắc hoa ti gôn, được đăng vào ngày 23/9/1937. Gần hai tháng sau, tòa soạn lại nhận được một bài thơ nữa. Bài thơ này có tựa đề là Bài thơ thứ nhất dù đó là bài thơ thứ hai gửi đến. Bài này được đăng trên số báo ngày 20/11/1937. Và một năm sau nữa, tòa soạn nhận thêm bài Bài thơ cuối cùng. Bài này được đăng trên số báo ra ngày 30/10/1938.Từ đó, tuần báo Tiểu thuyết Thứ Bảy không còn nhận thêm bài thơ nào của con người bí ẩn này nữa. Ngược lại, có một bài thơ cũng ký tên T.T.K.H gửi đến một tờ báo khác. Đó là Bài thơ đan áo.
Những bài thơ mang tên T.T.K.H đã làm cho độc giả bàng hoàng sửng sốt. Nhưng tác giả của nó đã lặng lẽ rời bỏ văn đàn, không bao giờ xuất hiện ở đâu nữa. Không ai biết một chút gì về con người bí ẩn này. Nghi án văn học T.T.K.H từ đó bắt đầu...
Năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản Thi nhân Việt Nam lần đầu tiên, T.T.K.H đã được đưa vào tập sách quan trọng này. Song song đó, nhiều người lại liên tục công bố những thông tin về T.T.K.H. Nào Thâm Tâm, nào Nguyễn Bính, nào em gái nhà thơ Tế Hanh, nào là Trần Thị Khánh... Rất nhiều "ứng viên".
T.T.K.H có phải là Bà Trần Thị Vân Chung? Bà sinh năm 1919 tại Thanh Hóa. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, lớn lên lập gia đình với một người đỗ cử nhân luật, có lúc làm quan tri huyện, về sau làm đến chức Tổng trưởng Quốc phòng trong chế độ Sài Gòn. Về văn chương, bà Vân Chung là người thường hay làm thơ, viết văn với bút danh Vân Nương, Tam Nương... Bà tham gia nhóm thơ Quỳnh Dao - nhóm thơ của những người phụ nữ đài các trưởng giả lúc trước ở miền Nam, thường làm thơ xướng họa với nhau như một sinh hoạt tinh thần. Nữ sĩ Mộng Tuyết cũng là một trong những chủ soái của nhóm thơ này. Bà đã có một số thơ đăng trên các báo ở Sài Gòn trước năm 1975. Năm 1986, bà cùng các con xuất cảnh sang Pháp. Bà vẫn tiếp tục làm thơ đăng trên các tạp chí tiếng Việt ở nước ngoài. Bà Vân Chung chính là người yêu của nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn.
T.T.K.H là ai, vì ai mà để lại cho đời những vần thơ xao xuyến cõi lòng ấy. Chính khi xưa, Hoài Thanh cũng đã từng nhắc trong Thi nhân Việt Nam: "Bốn năm đã qua từ ngày tờ báo vô tình hé mở cho ta một cõi lòng. Ai biết "con người vườn Thanh" bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?". Cho đến nay, đã qua bảy mươi năm, có lẽ người đã quyết định "ôm nỗi buồn riêng về nơi chín suối" rồi.

---o0o---


HAI SẮC HOA TI GÔN


Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"

Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu …
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôi..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.


Tác giả: TTKH

Nên dẹp những lễ hội “man rợ”

Lễ hội "man rợ" không những phản cảm mà còn phản văn hóa, phản nhân văn - mà văn hóa, nhân văn vốn là cốt lõi của truyền thống lễ hội.

PV: Mỗi ngày cả nước diễn ra khoảng hơn hai chục lễ hội, cả năm hơn 7.000 lễ hội. Anh thấy con số đó nhiều hay ít?

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Tôi không quan tâm nhiều hay ít mà chỉ quan tâm chất lượng nhân văn và thẩm mỹ của nó. Đây là hoạt động văn hóa, vui chơi tự nguyện của nhân dân vào lúc mà ta gọi là “nông nhàn” ở hàng vạn làng xã. Nếu đạt hai yếu tố trên, thì 7 nghìn lễ hội cũng có thể nói là còn ít, mà không được như thế, thì chỉ có 7 cái lễ hội thôi, cũng là quá nhiều.


Quang cảnh ở lễ hội chém lợn (Ném Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh)


Lời Phật dạy

Người đời học nói. Con học làm thinh
Người đời học văn minh. Con học đạo đức
Người đời theo kiến thức. Con học đạo huyền vi
Người đời mê si. Con học tỉnh thức
Người đời học nhớ. Con tập cách quên
Người đời ngó lên. Con tập nhìn xuống
Người đời ham muốn... Con tập xả ly
Người đời sân si. Con tập hoà ái...
Người đời tự đại. Con tập khiêm từ
Người đời khư khư. Con hành đại xả
Người đời muôn ngả. Con một con đường
Người đời vô thường. Con về nẻo Giác
Sen mọc từ bùn mà Sen thơm ngát...
----o0o----

11 tháng 2, 2014

LỜI THỀ HYPOCRAT

BẠN ĐỌC KÍNH MẾN. Y ĐỨC BÂY GIỜ ĐANG TRỞ THÀNH VẤN ĐỀ TỆ HẠI NHẤT ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ Y TẾ NƯỚC TA. KHẮP NƠI ĐANG DIỄN RA CẢNH ĂN PHONG BÌ BỆNH NHÂN, ĂN GIÁ THUỐC, ĂN PHẪU THUẬT, ĂN XÉT NGHIÊM, ĂN THỦY TINH THỂ, LÀM CHẾT NGƯỜI MỘT CÁCH TÀN ÁC, MÀ CAO NHẤT LÀ PHẪU THUẬT THẨM MỸ LÀM CHẾT NGƯỜI RỒI NÉM XUỐNG SÔNG HỒNG CỦA MỘT BÁC SĨ CÔNG TÁC Ở BỆNH VIỆN BẠCH MAI ĐẾN HÔM NAY VẪN CHƯA TÌM THẤY XÁC. CHÚNG TÔI XIN GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI TRONG NGÀNH Ý LỜI THỀ Hippocrates NHƯ MỘT LỜI CẢNH BÁO

Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Người ta cho rằng Hippocrates (được coi là cha đẻ của Y học phương Tây) hoặc một đệ tử của ông chính là tác giả của lời thề này.Nó được viết bằng tiếng vùng Ionia của Hy Lạp cổ đại (cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên). Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp. Bởi lời tuyên thệ của sinh viên y khoa trong ngày tốt nghiệp vô cùng nhân văn và cao cả:



“Trước đấng tối cao mà tôi tin tưởng. Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Asculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:


1. Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề.

'Hối lộ' Phật và cảnh quét tiền ở chùa Bái Đính

Chen nhau mang tiền đi 'hối lộ' Phật
Cứ hết mùa lễ hội là mọi người lại truyền tai nhau câu chuyện nhà chùa không có đủ người để kiểm số tiền lẻ lên tới 1200 bao tải, mà du khách thập phương để lại.


Cảnh quét tiền ở chùa Bái Đính


BBC công bố sự thật cay đắng về cà phê Việt Nam

Đoàn làm phim của BBC đã đến tận các vườn cà phê ở Việt Nam, gặp gỡ nông dân, chuyên gia. Những hình ảnh tương phản được đặt cạnh nhau đã nói lên tất cả sự cay đắng này. Một bên là những người nông dân lam lũ trên rẫy cà phê, nhặt từng hạt cà phê bán với giá rẻ như bèo, chưa chắc đã đủ mua gạo ăn qua ngày. Một bên là “ông vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ khoe có 10 chiếc Ferrari, năm chiếc Bentley và tuyên bố là sẽ mua trực thăng…

Giới doanh nhân thì chỉ lo “chém gió”, còn các cơ quan nhà nước thì ngồi không. Nhiều tờ báo trong nước loan tin Việt Nam giữ vị trí á quân trong xuất khẩu cà phê ra thế giới, chỉ sau Brazil. Còn kênh truyền hình BBC của Anh thì làm hẳn một phóng sự về cà phê Việt Nam. BBC cho biết lượng cà phê tiêu thụ tại Anh có nguồn gốc từ Việt Nam và đang đứng đầu thị trường này.

Thư giãn: Ảnh vui



Luyện tập trước khi đi Sochi 2014.
Khi dây bơm xăng ngắn...
Nghệ thuật cứu người tự tử.
Pha làm bàn siêu đẳng
Nỗi khổ khi tắm ao nhiều cá
---
Nguồn: Internet

XIN BẠN HÃY DÀNH RA 2 PHÚT ĐỂ ĐỌC CÁI NÀY!

Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:

“Bạn vừa mới nhiễm HIV”…
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.

10 tháng 2, 2014

VÔ ĐỀ

• Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ
• Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới
• Ðẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại
• Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống
• Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm điều Nhỏ
• Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị
• Buồn, không phải do Bên Ngoài, mà vì ẩn ở Bên Trong.

(Đức Dalai Lama)
 

Photo: • Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ
• Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới
• Ðẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại
• Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống
• Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm điều Nhỏ
• Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị
• Buồn, không phải do Bên Ngoài, mà vì ẩn ở Bên Trong.

( Đức Dalai Lama )

Còn đâu thanh tịnh chốn thiền môn

Tôi đã trải qua những ngày ấu thơ trong một ngôi làng nhỏ, ngôi làng nhỏ này có một ngôi chùa nhỏ, ngôi chùa có một ông thầy, mà chúng tôi gọi là ông thầy chùa.
Ca sĩ, thầy tu có khác chi
Chạy "sô" tất bật hốt thu bì
Sân chùa dựng rạp... ì xèo nhót
Chánh điện đèn giăng... rối rít qùy
Đàn, trống xập... xình hòa điệp khúc
Mõ, chuông chen... cốc tụng tam quy
Đến thời mạt pháp : đâu chơn, giả
Qủy đỏ, ma tham chật lối đi.

9 tháng 2, 2014

9 thực phẩm giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao được coi như “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu bạn có nguy cơ hoặc đang điều trị cao huyết áp, hãy sử dụng những thực phẩm dưới đây.
 alt
Quả kiwi
Quả kiwi chứa nhiều chất Lutein, một loại chất chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, những người huyết áp cao ăn 3 quả kiwi mỗi ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt.

ẢNH VUI

Chỉ có ở Trung Quốc ?

6 tháng 2, 2014

XEM NGÀY, CHỌN GIỜ VÀ CÁCH TÍNH GIỜ HOÀNG ĐẠO


Theo phong tục cổ truyền Việt nam, trước khi làm một việc gì, người ta cũng phải chọn ngày lành tháng tốt và giờ đẹp. Đó là việc tâm linh của từng người. Còn Thành - Bại; Tốt - Xấu đâu phải do ngày giờ tốt xấu quyết định. Theo quan niệm của người xưa, ngày tốt là ngày có sao tốt chiếu, ngày nên kén, làm việc gì cũng tốt. Ngày xấu là ngày có sao xấu chiếu, nên kỵ. Sao tốt (cát tinh) như: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ân, Thiên Hỷ, Lộc Mã... Sao xấu (hung tinh) như: Trùng Tang, Trùng Cửu, Thiên Cương, Thụ Tử, Đại Hao, Quan Phù...

Cụ thể như sau:

5 tháng 2, 2014

Thi ca dục ái trong văn học

Thi ca dục ái xuất hiện từ lâu trong văn chương truyền khẩu. Phong dao, tục ngữ, câu đố có những bài, những câu liên quan đến tính dục nam nữ . Loại tác văn này không bóng bảy như văn chương chữ viết mà đôi khi còn thô lỗ, trắng trợn, tục tằn nữa. Thực ra đó chỉ là phản ảnh đặc tính nôm na, mộc mạc, tượng hình và cụ thể của nền văn học dân gian:

Sáng trăng em tưởng tối trời
Ngồi buồn em để cái sự đời em ra
Sự đời như chiếc lá đa
Đen hơn mõm chó, chém cha cái sự đời.


hoặc:


4 tháng 2, 2014

DANH NGÔN

-    Chín phần mười của sự khôn ngoan là khôn ngoan đúng lúc. (Franklin D Roosevelt - Tổng Thống Mỹ - (1933-1945))

-    Nếu không có người bạn tốt thì ta khó mà biết được những sai lầm của bản thân (Tục ngữ Nga).

Ngậm ngùi... Tết con không về

Theo ước tính, có hơn 500 ngàn lao động xuất khẩu Việt Nam đang làm việc khắp nơi trên thế giới … Từ Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Đông, vv … đâu đâu cũng có công nhân tới từ Việt Nam. Dù cực khổ, vất vả, phải làm những công việc “hạ đẳng” mà người bản xứ không mấy ai muốn làm … nhưng “vẫn có được thu nhập cao hơn ở nhà” theo như họ nói.

2 tháng 2, 2014

TỪ BI VỚI MÌNH

Sống vui từng ngày, bon chen gì nữa !

Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay ! Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai.

Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú ! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.

Từ ngày "thế giới phẳng", ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với bạn nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ nhịp ! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa ! Hiện tại thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai. Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.


Luận về đạo đức nghề nghiệp

Cách đây khá lâu, chúng tôi có dịp được nghe kể lại một câu chuyện như sau. Một cán bộ từ chiến khu trở về Sài Gòn sau chiến tranh, khi mướn một ông thợ quét vôi lại căn nhà của mình, đã tỏ ra khá ngạc nhiên vì sau khi quét vôi xong, ông thợ khá đứng tuổi dẫn người cán bộ đi một vòng trong nhà và nói đại ý rằng ông hãy coi kỹ lại đi, chỗ nào ông thấy không ưng ý thì tôi sẽ làm lại ngay. Người chủ nhà ngạc nhiên trước thái độ tận tụy vì công việc của người thợ - một sự tận tụy hoàn toàn mang tính chất tự giác.

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Em còn trẻ lại... phía dưới
Ông chồng đến tiệm đặt bánh mừng sinh nhật vợ. Ông nghĩ ra 1 câu để viết lên bánh " Em không già đi mà còn trẻ lại ".

Ông nói với người làm bánh :
- Tôi đặt làm chiếc bánh có viết dòng chữ để mừng sinh nhật vợ đấy nhé.
- Trình bày thế nào ạ ? thằng bé con chủ tiệm hỏi
- Viết thế này : EM KHÔNG GIÀ ĐI phía trên, MÀ EM CÒN TRẺ LẠI phía dưới.
Thằng bé lấy bút ghi chép cẩn thận rồi nói :
- Chiều ông ghé lại lấy, con sẽ làm thật đẹp và cẩn thận cho ông.

Buổi tối, khi khách khứa đã ngồi vào bàn đầy đủ, người chồng mang bánh đặt giữa bàn, trịnh trọng mở hộp bánh ra và tất cả mọi người đều nhìn thấy dòng chữ "EM KHÔNG GIÀ ĐI PHÍA TRÊN, MÀ EM CÒN TRẺ LẠI PHÍA DƯỚI.

Ăn gì không chết?
Cán bộ họp gia đình, vợ bảo chồng:
- Ăn uống phải cẩn thận, thời buổi này thực phẩm độc hại nhiều quá!
- Hay ta chỉ ăn cơm với cá thôi! Thịt thì ...lở mồm long móng, H5N1, tăng trọng, phoóc-môn ...
- Không được đâu! Cá thì bị ướp... u rê! Hay ta chuyển sang... ăn chay!
- Ăn chay cũng chết, rau thì dư lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD, gây ung thư....
- Vợ thở dài: Ăn gì cũng... chết! Biết ăn cái gì đây?
- Thằng con góp ý: Chỉ có ... 'ăn hối lộ' là không chết! Con thấy người ta chỉ bị ... 'nghiêm khắc, phê bình' hoặc ... 'hưởng án treo' là cùng! Hay cả nhà ta cùng chuyển sang... ăn hối lộ đi bố mẹ ạ !

Quả địa cầu
Đoàn thanh tra đến một trường trung học ở Hà Lội.

Một thanh tra chỉ vào quả địa cầu trong lớp và hỏi một học sinh:

- Hãy cho tôi biết tại sao trục quả cầu này lại nghiêng như thế?
- Dạ, không phải em làm đâu ạ! - Một cậu bé dõng dạc đáp.

Ngài thanh tra hỏi một học sinh khác.

Em này run run nói:
- Mọi người đều thấy em vừa mới vào lớp mà!

Thanh tra lắc đầu quay sang nhìn thầy giáo. Thầy giáo mặt đầy vẻ biết lỗi:
- Không thể trách các em được ạ! Quả địa cầu này khi mua về đã nghiêng thế rồi!

Thầy hiệu trưởng thấy mặt ngài thanh tra ngày càng khó coi, vội vàng giải thích:

- Nói ra thật xấu hổ! Vì kinh phí của nhà trường có hạn nên chúng tôi chỉ có thể mua hàng vỉa hè, không đảm bảo phẩm chất!
-----
Nguồn: Internet

1 tháng 2, 2014

Lý giải câu chúc “Mã đáo thành công”

Theo dân gian, với năm Ngựa, câu chúc "Mã đáo thành công" sẽ là câu chúc Tết hay nhất. Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Như vậy, Tết năm nay, bên cạnh lời chúc sức khỏe, bạn có thể gửi đến bạn bè, người thân, gia đình, câu chúc "Mã đáo thành công" cho một năm mới 2014 đầy hứa hẹn. Dưới đây là những câu chuyện thú vị xung quanh câu chúc "Mã đáo thành công".

1. Lý giải câu chúc “Mã đáo thành công”
“Mã đáo thành công” dịch nôm có nghĩa là “ngựa về ắt sẽ thành công” hay “có ngựa ắt sẽ thành công”. Ý nghĩa của câu chúc trên gắn liền với những lý giải như sau:

Vui xuân đọc chuyện: Đời còn vui vì có chút “tòm tem”

Đoàn văn Khanh: Không biết hai tiếng tòm tem xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào tòm tem. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và nói về chuyện tòm tem.

GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:


Triết lý viên kẹo

Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.

Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác... Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn.

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm.

Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.
Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho…
------
Nguồn: Internet

Cẩm nang sống

Sức khỏe:
1-Uống nhiều nước.
2-Ăn sáng như vua, ăn trưa như ông hoàng và ăn tối như kẻ ăn xin.
3-Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
4- Sống với 3 N: Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái
5.Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện.
6. Chơi trò chơi nhiều hơn.
7-Đọc nhiều sách hơn năm cũ.
8. Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.
9. Ngủ 7 giờ.
10. Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.