8 tháng 6, 2019

CON BƯỚM VÀ GÁNH CỦI: CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG TỪ BI
Bao Hoang đã chia sẻ một bài viết.
Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.
Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Thưa hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không?”
Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào?”
“Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, gánh củi sẽ thuộc về cháu”, – Cậu thiếu niên trả lời.
Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi.”
Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi.” Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.

7 tháng 6, 2019

Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu – những câu chuyện về Nhẫn ghi chép trong Sử ký


Người có thể nhẫn nhịn, khắc chế bản thân thì sẽ không mãi mãi lâm vào cảnh khốn cùng. Những khó khăn hiểm trở đều khắc phục được, cuối cùng thành tựu đại nghiệp.
Chữ Nhẫn (忍), theo “Thuyết văn giải tự” nghĩa là “năng lực, khả năng”. Chữ Nhẫn bao gồm chữ Tâm (心 – trái tim) và chữ Nhận (刃 – lưỡi dao). Dao đâm vào tim, nếu vẫn đủ năng lực, đủ sức mạnh, chịu đựng được thì đó là Nhẫn. Chu Vũ Vương, người sáng lập ra triều Chu đã để bài minh cho con cháu và người đời sau, trong đó có câu: “Nhẫn chốc lát có thể bảo toàn tấm thân”.
Người xưa nói về Nhẫn, ít nhất có 2 tầng ý nghĩa. Thứ nhất là kiên nhẫn và bền bỉ. Đó là thể hiện của tinh thần ngoan cường. Thứ 2 là ức chế. Đó là trong cuộc sống cần phải nhẫn nại, nhẫn nhịn và khiêm nhường.
Giỏi Nhẫn là một mỹ đức ưu tú, là kết tinh của trí tuệ và thiện lương, là mẫu mực của người mạnh mẽ. Con người sống trong thế gian ắt phải nhẫn. Trên đường đời, mỗi người đều không thể tránh được những thống khổ, trắc trở, khó khăn và trở ngại. Mỗi người chúng ta cũng trong một thời khắc nào đó phải chịu vận mệnh đùa giỡn. Khi chúng ta không có năng lực thay đổi hiện trạng, chúng ta ắt phải học nhẫn nại và bao dung.

6 tháng 6, 2019

Luật rừng


Nguyễn Công Hoan là nhà văn Việt Nam yêu thích nhất của tôi, phần vì tôi đã đọc sách của ông dịch sang tiếng Ba Lan từ khi còn nhỏ, phần vì truyện của ông nhẹ nhàng nhưng lại phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ 20 một cách sâu sắc.
Tôi nhớ có một truyện ngắn về người đàn bà nghèo, đi hầu quan, không may làm rơi một đồng tiền. Tưởng rằng đồng tiền mất đi đâu, hóa ra lại nằm dưới chân ông quan huyện và bị ông này chiếm đoạt.
Thời điểm đọc truyện ngắn đó, tôi đã không thể tưởng tượng việc tương tự lại xảy ra với chính tôi khi chuyển đến Việt Nam sinh sống. Đó là lần ở Nha Trang, tôi cùng người bạn Việt Nam đến một tiệm kim hoàn để đổi ngoại tệ sang tiền Đồng. Bạn tôi vào trong giao dịch, tôi đợi bên ngoài. Bỗng tôi nghe tiếng hét thất thanh: "Jan, Jan giúp tôi với, họ muốn cướp tiền". Tôi khẩn cấp chạy vào cửa hàng thì thấy bạn đang ngồi dưới đất, dùng tất cả sức lực ghì xuống để giành lại tiền trên tay người đàn ông chủ tiệm kim hoàn.

Khoa cử sạch

Căn phòng không một tiếng động dù chỉ là tiếng lật giấy thi. Ba dãy bàn học, ba mươi thí sinh ngồi ngay ngắn, mọi cánh cửa đều mở toang. Giám thị số một ngồi trên bục giảng, giám thị số hai ngồi cuối phòng, cứ một lúc họ lại đứng dậy “tuần tra” xem có thí sinh nào ém tài liệu không. Ngoài hành lang, giám thị biên đi tuần dọc các dãy phòng. Ngoài ra còn một thanh tra khu vực thi và một thanh tra do Bộ Giáo dục cử xuống giám sát khu vực thi.
Dù không có camera nhưng có 3 tới 5 cặp mắt dõi theo thí sinh làm bài. Những người coi thi chúng tôi sau đó nói với nhau: kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006 này gác chặt thế, làm sao thí sinh quay cóp nổi.

3 tháng 6, 2019

Vì sao đứa con sinh ra lại hư hỏng? Hết thảy đều do nhân quả nghiệp báo

Thiện ác đều có báo ứng, có người chỉ vì chút lợi mà nhắm mắt làm liều, nhưng đâu ngờ ông trời có mắt, chưa từng bỏ sót một ai bao giờ.

Con cái sinh ra hư hỏng chính là nghiệp báo của cha mẹ
Vào triều đại nhà Nguyên, tỉnh Quảng Nam có một Thái thú tên là Chương Đại Tu. Ông ta thấy một vị khố lại (quan trông kho) họ Lục có rất nhiều tiền, lại có một cô con gái xinh đẹp, trong tâm liền bắt đầu suy tính.
Ông ta muốn lấy con gái của vị Lục khố lại làm vợ, đồng thời chiếm lấy tài sản làm của riêng. Vì vậy, thường hay gợi ý với Lục khố lại, nhưng ông Lục không hề để tâm đến.
Chương Đại Tu thẹn quá hóa giận, nghĩ thầm: “Rượu mời không muốn lại muốn rượu phạt! Ta đường đường là một vị Thái thú, lại phải đi ăn chực nằm chờ một tên khố lại tép riu này hay sao?”. Vì vậy ông ta âm thầm sắp xếp kế hoạch để hãm hại Lục khố lại.
Vào một ngày, nha môn bắt được một tên ăn trộm. Chương Đại Tu bí mật phái người dặn dò tên trộm, nói chỉ cần hắn vu cho Lục khố lại tội đồng lõa, thì có thể giảm bớt hình phạt.

Chương Đại Tu dẫn người đến nhà họ Lục, lấy danh nghĩa là điều tra tang vật, lục soát tịch thu toàn bộ tài sản của Lục khố lại, chiếm làm của riêng. Sau đó lại dàn dựng cảnh đem con gái của Lục khố lại bán đi, rồi âm thầm phái người mua về, cưỡng ép chiếm hữu.Tên ăn trộm quả nhiên vu cho Lục khố lại đồng lõa với mình, vì vậy Lục khố lại bị bắt mời ra làm chứng, tra khảo rất nghiêm khắc. Lục khố lại không nhận tội, Chương Đại Tu liền dùng dầu sôi đổ lên tay khiến ông Lục chịu không được, đành phải nhận tội.
Về sau con gái của Lục khố lại sinh được một đứa con trai, Chương Đại Tu vô cùng yêu mến. Nhưng đứa con sau khi lớn lên, lại trở thành một kẻ ăn chơi trác táng, ngày nào cũng lêu lổng, uống rượu đánh bạc, không có việc xấu nào không làm.
Chương Đại Tu vài chục năm ở chốn quan trường lừa gạt được vô số tiền tài, đều bị con của mình tiêu xài lãng phí hết. Nếu như Chương Đại Tu không chịu thuận theo con trai, thì đứa con hư hỏng này sẽ lấy dao đòi giết, Chương đành phải lánh tới Hàng Châu.
Có một ngày, Chương Đại Tu đến chùa Tịnh Từ du ngoạn, bái phỏng hòa thượng Thiên Phương, xin hỏi vì sao sinh được đứa con hư hỏng đến như vậy.

Thiện ác hữu báo, không phải không báo, chỉ là chưa đến lúc!

Làm chuyện xấu và làm chuyện tốt đối với mỗi cá nhân đều là cuốn sổ ghi chép của đời người. Vậy nên quả thiện hay quả ác đều là dựa vào những ghi chép ấy mà có báo ứng, không chút sai lệch.

Trong những người tin rằng làm việc thiện sẽ có phúc báo, thì có người cho rằng đó là tích đức, đời này hoặc là đời sau sẽ có phúc báo; có người thì làm chuyện tốt không nghĩ đến phúc báo, chỉ cảm thấy làm việc tốt thì trong lòng cảm thấy rất nhẹ nhõm thoải mái, tâm trạng cũng cởi mở tươi vui.
Những người làm chuyện xấu, đương nhiên họ không tin có nhân quả báo ứng. Nhưng khi anh ta làm chuyện xấu rồi, tâm trạng nhất định là phập phồng lo sợ không yên, thần kinh cả ngày ở trạng thái căng thẳng cao độ, hễ có chút biến động nhỏ thì vô cùng sợ hãi, chính là giống như cái gọi là “nửa đêm sợ ma gõ cửa”.
Làm chuyện xấu và làm chuyện tốt đối với mỗi cá nhân mà nói đều là cuốn sổ ghi chép của đời người, tính chất trường năng lượng mà người tốt và kẻ xấu mang trên thân là khác nhau.
Người có công năng có thể nhìn ra màu sắc xung quanh thân thể người, người có công năng túc mệnh thông có thể nhìn thấy toàn bộ những sự việc mà một người đã làm trong quá khứ hết sức rõ ràng. Đạo lý rất đơn giản, băng từ tồn trữ tín tức trong bột từ, sau đó thông qua ống hai cực phóng đại rồi sau đó phát hình ra.