Xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Theo đó, con người chỉ coi trọng vẻ đẹp hình thể bên ngoài. Hãy xem hai nhân vật nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại, Lão Tử và Khổng Tử nhìn nhận về người tàn tật như thế nào?
Tượng Khổng Tử của Tống Mã Viễn.
Lão Tử nếu đã coi vô vi là bản chất của cái đẹp, vậy thì ông coi cái đẹp của tinh thần cao hơn cái đẹp của hình thức bên ngoài. Trang Tử về điểm này cũng hoàn toàn nhất trí với Lão Tử, ông đã vẽ rất nhiều người với hình thể không toàn vẹn, dị dạng, ví như Chi Ly Sơ với hai vai cao hơn cả đầu còn hai gò má lại thấp đến rốn; những người cụt tay cụt chân như: Vương Đãi, Giáp Đồ Gia, Thúc Sơn Vô Chỉ; Ai Đãi Tha… thì xấu xí vô cùng.
Chi Ly Sơ với hai vai cao hơn cả đầu còn hai gò má thì lại thấp đến rốn.
Hình thể không toàn vẹn cũng không ảnh hưởng đến tâm hồn của họ chút nào, trái lại có người đã lấy cái gọi là “khiếm khuyết về hình thể, nhưng toàn vẹn về tâm hồn” để rồi nhận được sự yêu quý của mọi người.
Nước Lỗ có một người bị cụt ngón chân tên là Thúc Sơn Vồ Chỉ. Ông đã dùng gót chân của mình để đi đến bái kiến Khổng Tử.
Khổng Tử đối với ông vô cùng lãnh đạm, hờ hững nói rằng: “Ông trước đây làm người không cẩn thận, đã phạm phải sai lầm lớn đến như vậy, đến nỗi ngón chân cũng bị người ta chặt mất, bây giờ lại đến thỉnh giáo tôi thì sao còn kịp nữa đây?”.
Vô Chỉ nói: “Tôi chỉ là vì không biết thời thế nên xem nhẹ thân thể của mình, vì vậy mới làm đứt ngón chân. Bây giờ tôi sở dĩ dùng gót chân đi trên đường để tới gặp mặt tiên sinh, là bởi tôi cảm thấy có những thứ còn quý báu hơn cả ngón chân, tôi phải nghĩ đủ mọi cách để bảo toàn được nó. Thiên vô sở bất tẫn, địa vô sở bất đái (tạm dịch: Trời không nơi nào không ưu đãi, đất không nơi nào không kính trọng), tôi trước đây vốn coi tiên sinh như trời đất, nào có biết đâu tiên sinh lại như thế này! Tôi dẫu có thế nào cũng không nghĩ rằng tiên sinh lại coi hình thể quan trọng hơn hết thảy bất cứ cái gì, cho rằng hình thể một khi đã tàn phế thì cái gì cũng hết cả rồi”.
Khổng Tử xấu hổ đỏ mặt, tức khắc thay đổi cái thái độ lạnh như băng lúc đầu, liên tục nói: “Tôi thật là quá thiển cận. Ông tại sao không đi vào đây? Nói thử một chút về cao kiến của ông?”. Thúc Sơn Vô Chỉ ngoảnh đầu bỏ đi.
Khổng Tử nói với chúng đệ tử của ông rằng: “Chúng đệ tử cần phải cố gắng hơn nữa mới được! Thúc Sơn Vô Chỉ là một người bị cụt mất ngón chân, vẫn cố gắng cầu học để bù đắp chỗ thiếu sót của mình, huống chi là những người hình thể vốn không hề bị tàn phế?”.
“Tranh Lão Tử cưỡi trâu” của Triều Bổ đời Tống.
Thúc Sơn Vổ Chỉ đến nơi của Lão Tử, đem chuyện gặp mặt Khổng Tử nói với Lão Tử. Lão Tử nghe xong nói: “Khổng Khâu vẫn chưa có trừ dứt cái trói buộc của thế tục, hình thể không toàn vẹn vốn không có gì là xấu cả, tinh thần không toàn vẹn đó mới là xấu đấy chứ! Hình thể bên ngoài dơ bẩn vốn không ảnh hưởng việc ông trở thành một ‘con người hoàn thiện’, đức hạnh nếu như đã dơ bẩn rồi thì đó mới là ‘tàn phế’, là tàn phế thực sự, đúng như ý nghĩa của nó”.
Thúc Sơn Vổ Chỉ cảm phục nói với Lão Tử rằng: “Một lời này của tiên sinh thật đúng như ánh mặt trời ló dạng lúc bình minh, đã xua tan đi tầng tầng lớp lớp mây mù trong đầu của tôi, từ nơi người đây tôi đã hiểu rõ được: Giới hạn của đẹp và xấu, sự khác biệt giữa người tàn phế và người hoàn chỉnh”.
Trong cuộc sống hiện thật, vẻ ngoài xấu xí là điều dễ khiến cho người ta chú ý, mà lòng dạ xấu xa thì lại khó mà phân biệt nhận rõ ra được; mọi người chỉ gọi những người khiếm khuyết về thân thể là “tàn phế”, mà gọi những người khiếm khuyết đức hạnh là “người hoành chỉnh”. Kỳ thực, đẹp và xấu đã bị đảo lộn cả rồi!
---------
Tiểu Thiện, dịch từ ntdtv.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét