29 tháng 11, 2015

5 lời dạy của Khổng Tử giúp hóa giải điềm gở trong phong thủy

Theo lời dạy của Khổng Tử, vận may hay điềm gở đến với một người hay một gia đình, một dân tộc không phụ thuộc vào phương hướng xây dựng ngôi nhà mà là bởi phúc phận do đức nghiệp của con người, gia tộc và quốc gia đó tạo ra.



Phong Thủy là một môn khoa học cổ xưa được toàn thể người dân Trung Quốc tin theo. Nói theo cách hiểu thô sơ nhất, phong thủy có nghĩa là phương pháp chọn hướng nhà, hướng cửa, hay hướng mộ của tổ tiên, cách xây dựng nhà ra sao…để đem lại vận may cho gia đình và con cháu sau này.

Ý nghĩa “thần số học” trong phong thủy nhà ở

Bạn có nghĩ số nhà của mình có ý nghĩa nhất định hay không? Nếu bạn tin tưởng vào phong thuỷ, bói toán, chòm sao,…thì những điều dưới đây có thể sẽ rất thú vị với bạn.


Làm thế nào để tính ra con số “thần số học” đại biểu cho số nhà của bạn?

Vị cư sĩ chết đi sống lại kể về cuộc thẩm vấn ở Diêm phủ

Đối với các đệ tử Phật Đà thì hết thảy chư thần, chư quỷ cho đến Diêm vương đều rất tôn kính họ. Bởi điều này mà vị cư sĩ trong câu chuyện dưới đây sau 10 ngày chết đi đã may mắn được quay trở về dương gian.


Là người tu Phật chân chính thì đều được hết thảy Quỷ Thần, Diêm vương tôn kính. (Ảnh: Internet)

Cư sĩ qua đời, mười ngày sau lại sống lại

Câu chuyện nhân quả: Tiểu thư khỉ

“Nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. Những hành động tạo ra sự chết chóc và đau khổ cho chúng sinh thì chính bản thân họ và ngay cả gia đình đều phải thọ lãnh những quả khổ đau ấy.


Tại một thôn làng thuộc miền nam Thái Lan, có một chàng thanh niên họ Lưu cử hành hôn lễ, tân nương là một cô gái có biệt danh là “Tiểu thư khỉ”.

Nhìn nhận của Khổng Tử và Lão Tử về người tàn tật

Xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Theo đó, con người chỉ coi trọng vẻ đẹp hình thể bên ngoài. Hãy xem hai nhân vật nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại, Lão Tử và Khổng Tử nhìn nhận về người tàn tật như thế nào?


Tượng Khổng Tử của Tống Mã Viễn.

Lão Tử nếu đã coi vô vi là bản chất của cái đẹp, vậy thì ông coi cái đẹp của tinh thần cao hơn cái đẹp của hình thức bên ngoài. Trang Tử về điểm này cũng hoàn toàn nhất trí với Lão Tử, ông đã vẽ rất nhiều người với hình thể không toàn vẹn, dị dạng, ví như Chi Ly Sơ với hai vai cao hơn cả đầu còn hai gò má lại thấp đến rốn; những người cụt tay cụt chân như: Vương Đãi, Giáp Đồ Gia, Thúc Sơn Vô Chỉ; Ai Đãi Tha… thì xấu xí vô cùng.


Chi Ly Sơ với hai vai cao hơn cả đầu còn hai gò má thì lại thấp đến rốn.

Hình thể không toàn vẹn cũng không ảnh hưởng đến tâm hồn của họ chút nào, trái lại có người đã lấy cái gọi là “khiếm khuyết về hình thể, nhưng toàn vẹn về tâm hồn” để rồi nhận được sự yêu quý của mọi người. 

Nước Lỗ có một người bị cụt ngón chân tên là Thúc Sơn Vồ Chỉ. Ông đã dùng gót chân của mình để đi đến bái kiến Khổng Tử.

Khổng Tử đối với ông vô cùng lãnh đạm, hờ hững nói rằng: “Ông trước đây làm người không cẩn thận, đã phạm phải sai lầm lớn đến như vậy, đến nỗi ngón chân cũng bị người ta chặt mất, bây giờ lại đến thỉnh giáo tôi thì sao còn kịp nữa đây?”.

Vô Chỉ nói: “Tôi chỉ là vì không biết thời thế nên xem nhẹ thân thể của mình, vì vậy mới làm đứt ngón chân. Bây giờ tôi sở dĩ dùng gót chân đi trên đường để tới gặp mặt tiên sinh, là bởi tôi cảm thấy có những thứ còn quý báu hơn cả ngón chân, tôi phải nghĩ đủ mọi cách để bảo toàn được nó. Thiên vô sở bất tẫn, địa vô sở bất đái (tạm dịch: Trời không nơi nào không ưu đãi, đất không nơi nào không kính trọng), tôi trước đây vốn coi tiên sinh như trời đất, nào có biết đâu tiên sinh lại như thế này! Tôi dẫu có thế nào cũng không nghĩ rằng tiên sinh lại coi hình thể quan trọng hơn hết thảy bất cứ cái gì, cho rằng hình thể một khi đã tàn phế thì cái gì cũng hết cả rồi”.

Khổng Tử xấu hổ đỏ mặt, tức khắc thay đổi cái thái độ lạnh như băng lúc đầu, liên tục nói: “Tôi thật là quá thiển cận. Ông tại sao không đi vào đây? Nói thử một chút về cao kiến của ông?”. Thúc Sơn Vô Chỉ ngoảnh đầu bỏ đi.

Khổng Tử nói với chúng đệ tử của ông rằng: “Chúng đệ tử cần phải cố gắng hơn nữa mới được! Thúc Sơn Vô Chỉ là một người bị cụt mất ngón chân, vẫn cố gắng cầu học để bù đắp chỗ thiếu sót của mình, huống chi là những người hình thể vốn không hề bị tàn phế?”.


“Tranh Lão Tử cưỡi trâu” của Triều Bổ đời Tống.

Thúc Sơn Vổ Chỉ đến nơi của Lão Tử, đem chuyện gặp mặt Khổng Tử nói với Lão Tử. Lão Tử nghe xong nói: “Khổng Khâu vẫn chưa có trừ dứt cái trói buộc của thế tục, hình thể không toàn vẹn vốn không có gì là xấu cả, tinh thần không toàn vẹn đó mới là xấu đấy chứ! Hình thể bên ngoài dơ bẩn vốn không ảnh hưởng việc ông trở thành một ‘con người hoàn thiện’, đức hạnh nếu như đã dơ bẩn rồi thì đó mới là ‘tàn phế’, là tàn phế thực sự, đúng như ý nghĩa của nó”.

Thúc Sơn Vổ Chỉ cảm phục nói với Lão Tử rằng: “Một lời này của tiên sinh thật đúng như ánh mặt trời ló dạng lúc bình minh, đã xua tan đi tầng tầng lớp lớp mây mù trong đầu của tôi, từ nơi người đây tôi đã hiểu rõ được: Giới hạn của đẹp và xấu, sự khác biệt giữa người tàn phế và người hoàn chỉnh”.

Trong cuộc sống hiện thật, vẻ ngoài xấu xí là điều dễ khiến cho người ta chú ý, mà lòng dạ xấu xa thì lại khó mà phân biệt nhận rõ ra được; mọi người chỉ gọi những người khiếm khuyết về thân thể là “tàn phế”, mà gọi những người khiếm khuyết đức hạnh là “người hoành chỉnh”. Kỳ thực, đẹp và xấu đã bị đảo lộn cả rồi!

---------
Tiểu Thiện, dịch từ ntdtv.com

Nhân sinh cảm ngộ: Trí tuệ của kẻ khờ

Trong cuộc sống, người ta thường cho rằng những ai không biết tính toán, không biết chớp thời cơ là kẻ khờ khạo hay không có đầu óc. Tuy nhiên, sự đời như nước chảy mây trôi, không ai ngờ rằng đó mới là người thông minh thực sự.


Có thể làm được mọi thứ không oán không hận, nhẫn nhục chịu đựng, như vậy, dù cho bị gọi là kẻ đần, cũng đem làm vui vẻ tiếp nhận. Ảnh: Internet

17 tháng 11, 2015

Ai cướp của ai?

Tướng cướp và lâu la xông vào một ngân hàng quốc doanh, rút súng ra hô to: Tất cả nằm, úp mặt xuống đất. Tiền là của nhà nước, tính mạng là của mình. Đừng dại dột mà chết oan gia.



Mọi người đều răm rắp tuân theo. Do váy ngắn quá, cô kế toán trưởng cứ ngọ nguậy kéo váy che cái quần lót. Thấy vậy, tên Tướng cướp liền quát:
- Cô kia nằm im. Đây chỉ cướp, không cưỡng hiếp đâu !

Vét sạch tiền trong két sắt, trước khi bỏ chạy, Lâu la hỏi:

- Có cần đếm tiền không đại ca?

Tướng cướp lớn giọng:

- Hỏi ngu như bò. Lát nữa đọc báo là biết ta cướp được bao nhiêu. 

Đúng như Tướng cướp nói, các báo đồng loạt đăng ngân hàng nọ bị cướp trên mười tỷ đồng. Cả Tướng cướp lẫn Lâu la đồng thanh gào lên:

- Bố láo! Báo chí toàn là bọn nói láo. Chưa đến 2 trăm triệu mà chúng thổi phồng tới cả chục tỷ.

Bọn cướp đâu có biết khi chúng bỏ đi thì giám đốc ngân hàng hỏi kế toán trưởng:

- Bị cướp bao nhiêu ?

Kế toán trưởng đáp:

- Hai trăm triệu.

Giám đốc:

- Còn gần chục tỷ chưa có chứng từ thanh toán, gộp vào đó luôn đi.

Nói rồi, giám đốc lẩm bẩm:

- May quá...

DÂN NHẬU (copy có sửa chữa từ nhà lão Tâm già)
---------
Nguon: Internet
st internet

5 tháng 11, 2015

Bài học từ những câu nói của lão hòa thượng


Mỗi ngày đều nhớ kỹ và thực hành những lời này sẽ đem lại cho bạn một loại năng lượng thuần chính.

Một câu nói chân thực:

Trân quý sinh mệnh, vui vẻ với cuộc đời

Hai câu nói thành tâm:

KHOA HỌC VÀ TÂM LINH TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ CẢM

Bài vừa rồi, để “mắng” Minh Đức, một kẻ vô danh tiểu tốt mà dám dựa vào suy nghĩ thiển cận về khoa học, báng bổ cả Đạo Phật, phán lăng nhăng về chuyện ngoại cảm, tôi mới nói những “chuyện” về khoa học chứ chưa viết về chính khoa học. Để bạn đọc thấy tôi hoàn toàn có đủ hiểu biết chính xác, cụ thể về khoa học, tôi đăng lại bài này. Tiếc là rất khó hiểu với đa số độc giả. Bài này tôi còn góp ý về vật lý cho cả GS Viện Sĩ Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý và Nhà vật lý Thiên văn nổi tiếng thế giới Trịnh Xuân Thuận chứ không phải chỉ là loại vô danh tiểu tốt như Minh Đức nào đó.
5-11-2015
ĐÔNG LA


KHOA HỌC VÀ TÂM LINH TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ CẢM

NGOẠI CẢM QUA CÁI NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT

Phật giáo có tin vào nhà ngoại cảm không?

Kính gởi chú Minh Đức, 
Nhân đọc được bài "Linh Hồn" của chú đăng trên trang của TTPH, con muốn hỏi chú về thắc mắc của con, kính mong chú giúp con để con được hiểu rõ ràng hơn ạ. Vì con đọc những bài nói về các nhà Ngoại cảm, như trường hợp bài “Cõi âm” và Khả Năng Ngoại Cảm, đăng tại địa chỉ http://www.phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=725212, cái thắc mắc của con là, nếu nói như trong bài, thì chẳng lẻ người tử nạn thiì không được đầu thai sau, ma phải đợi đến bây giờ nhờ nhà ngoại cảm tìm họ, thưa chú, đối với Phật giáo của chúng ta có tin vào nhà ngoại cảm không? nếu tin thì chúng ta không phải rơi vào thường kiến sao? 
Còn nếu như sự thật như trong bài viết đó, thì Phật giáo chúng ta có cái nhìn với họ ra sao? Con thật sự không hiểu rõ ràng. Mong chú giúp cho. Xin cám ơn chú. 

Kính, 
Thanh Tùng Nam
Mô A Di Đà Phật

Minh Đức Nguyễn Trinh Tuấn
----------o0o-----------
Chào cháu Thanh Tùng,

Câu hỏi của cháu là thuộc câu hỏi về "Khoc học Huyền bí". Bởi vì các nhà Ngoại cảm đi tìm xương khô của người chết và đi tìm thế giới của những vong linh chưa siêu thoát. Hiện nay môn học ngoại cảm đang còn trong vòng nghiên cứu và chưa có chứng minh chính xác như một khoa học thực nghiêm. Còn Đạo Phật thì không phải là đạo đi tìm xương khô và hài cốt thân nhân. Cũng không phải là đạo đi tìm linh hồn người chết hoăc thế giới của những người chết. Nhưng thế giới người chết là nằm trong phạm vi của Luật Luân hồi. Vì vậy có thể xem đây là câu hỏi về Luân Hồi.