13 tháng 5, 2015

Cố đô sắp quá cố



Các tượng ở Lăng Khải Định, Huế. (John S Lander/LightRocket/ Getty Images)

Nếu không bảo tồn bảo dưỡng thì cố đô Huế khó giữ được di sản văn hóa. Gần đây rất nhiều nhà cao tầng mọc, cố đô xuống cấp. Nếu không tu sửa, bảo dưỡng e là khó mà được UNESCO công nhận tiếp. Cùngvietbf.com khám phá nhé.

HUẾ – Trong một bài viết đăng vào cuối tháng Tư vừa qua, nhật báo New York Times đã nêu ra những nguy cơ gây hại cho Huế, một cố đô mà cơ quan quốc tế Unesco sắp phải liệt kê vào vào danh sách những khu di tích thế giới đang có di sản bị đe dọa.
Trải dài bên bờ sông Hương, thành phố Huế là nơi đóng đô của nhà Nguyễn – vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, với nhiều di tích để lại là một quần thể di tích với cung điện cũ và những vườn thú; ngôi mộ hoàng triều lộng lẫy nằm rải rác trên những ngọn đồi xanh tươi; và các biệt thự gỗ của giới quan chức thời ấy.

Các di tích này tồn tại trong thời gian dài trong điều kiện thời tiết đặc trưng của xứ Huế là ẩm ướt và sương mù, cùng với cuộc chiến tranh chấm dứt cách đây mấy thập niên. Huế cũng là nơi từng xảy ra cuộc thảm sát thường dân do Cộng Sản Việt Nam gây ra vào Tết Mậu Thân 1968. Nơi đây cũng được dùng làm bối cảnh cho một vài phim chiến tranh của người Tây Phương.

Thế nhưng thời tiết, chiến tranh hay sự khác biệt về ý thức hệ chưa tàn phá được cố đô Huế thì nay một mối đe dọa khác đang tiến dần đến nơi đây: sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây.
Những nhà vận động bảo tồn văn hóa đang phấn đấu để bảo đảm rằng các cơ quan nhà nước, những nhà kinh doanh và người dân ở đây thực hiện đúng việc bảo vệ di sản Huế.

Hiện nay có một đường xa lộ chạy xuyên qua ngọn đồi đối diện với ngôi mộ phong cách cổ của vua Khải Định, một vị vua của nhà Nguyễn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi mộ, hoặc tính địa chất.

Một khu du lịch nghỉ dưỡng đã được xây dựng dọc theo sông Hương, một cao ốc đang mọc lên chắn tầm nhìn từ cung đình của cố đô.

Trong khi đó, khí hậu của thành phố vẫn còn là một mối đe dọa về lâu về dài.

Ông Trương Đình Luật, 47 tuổi, một người gốc Huế nói với báo NY Times rằng khi ông hướng dẫn du khách thăm cố đô trong một buổi sáng, “Độ ẩm khiến cho việc phục hồi trở nên khó khăn hơn.”
Những lỗ đạn từ trận đánh Tết Mậu Thân 1968 vẫn nguyên vết trên nhiều bức tường, nhiều gạch đá đã rơi ra ở nhiều khu vực.

Ông William Logan, một học giả về di sản và bảo tồn tại đại học Deakin, Úc, đã gióng lên một lời báo động về những thử thách bảo tồn di sản tại một hội nghị về kiến trúc gỗ diễn ra trong tháng 10 năm 2014. Ông cho rằng, di tích Huế có nguy cơ mất đi sự công nhận di sản thế giới, điều đã được Unesco công nhận trước đây.

Giáo sư Logan cho biết nếu Việt Nam không giám sát và quản lý việc bảo tồn các di tích tốt hơn, giá trị tổng thể của toàn bộ khu di tích chắc chắn sẽ suy giảm.

Ông Logan nói rõ về nhận xét của ông trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, rằng nếu vấn đề không được giải quyết, Ủy Ban Di Sản Thế Giới có thể xem xét việc liệt di sản cố đô Huế vào danh sách những di sản trong tình trạng nguy hiểm.

“Dĩ nhiên, không một quốc gia nào thích việc này. Đó là sự mất mặt. Hơn thế nữa, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch,” ông Logan nói với báo NY Times.

Du lịch ở Huế đã được vận động từ năm 1993 khi nơi đây được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Huế là thành phố duy nhất ở Việt Nam vinh dự đón nhận danh hiệu này.

Đến cuối năm 2014, đã có hơn 30 triệu lượt người đến xem Thành Nội Huế, các lăng mộ, cung điện hoàng thất sau khi được trùng tu lại.

Nhà Nguyễn được thành lập năm 1802 đến năm 1945, chọn Huế làm nơi đóng đô, được cai trị đầu tiên bởi vua Gia Long.

Trong dãy gần Đại Nội là những căn nhà rường – Nhà rường là loại nhà có hệ thống kết cấu cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể tháo lắp dễ dàng. Sau này được thiết kế hiện đại hơn. Mặc dù không được công nhận là Di Sản Thế Giới, nhưng người dân vẫn rất tự hào về những căn nhà này.

Ông Hoàng Xuân Bách, người Huế, 83 tuổi nói rằng ông luôn tin vào di sản Huế, ông sống trong một ngôi nhà kiểu cũ từ những năm 1910.

Ông cho biết, phần lớn thành cố đô đã bị phá hủy trong thời chiến, nhưng các thư viện hoàng gia cũ thì không, vì thế có thể khôi phục lại nó. Tình trạng mưa quá nhiều cũng không tốt cho các di tích.
Ông Trương Đình Luật, người hướng dẫn du khách, cho biết, “Mỗi khi trời mưa, nước dột từ trên mái nhà.”

Cha của ông Luật là một người lính thuộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Cha của ông đã nghỉ phép ở Huế đúng lúc xảy ra vụ thảm sát Tết Mậu Thân do Việt Cộng gây ra. Ông Luật kể rằng cha của ông phải ném quân phục xuống sông Hương để không bị quân đội Bắc Việt và lực lượng du kích Việt Cộng sát hại. Sau đó ông làm thông dịch viên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ khi họ đến đây giành lại cố đô Huế ra khỏi tay cộng sản.

Giờ đây Giáo Sư Logan lo ngại rằng các nhà phát triển địa ốc có thể được cấp giấy phép để xây dựng những tòa cao ốc xung quanh Huế và các khu vực nhạy cảm khác. Ông khuyên là nên khai triển ở khu vực khác, thay vì ở nơi này.

Theo yêu cầu của Ủy Ban Di Sản Thế Giới, các trung tâm bảo tồn di tích Huế đang soạn thảo một kế hoạch để cải thiện bảo tồn của các khu vực.

Ông Phan Thanh Hải, giám đốc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế, cho biết, “Lịch sử Huế có thể là ấn tượng nhất vì Huế sản sinh ra nhiều nghệ sĩ, nhà thơ nổi tiếng và nhiều nhà trí thức.”

Nhưng ông nhìn nhận rằng có vài điều chưa phù hợp trong quản lý di tích Huế, cũng như “tác động từ thảm họa thiên nhiên, và từ côn trùng có hại, vi sinh vật cũng như nấm trên các sản phẩm bằng gỗ.”

Ông Logan đề nghị Việt Nam nên đề cử Huế đến Unesco để được công nhận là Cảnh Quan Văn Hóa (Cultural Landscape). Nếu được vậy thì một phần lớn của thành phô sẽ nằm trong khu vực cần được bảo tồn.

Ông còn khuyên rằng, lý tưởng nhất, khu vực này nên bao gồm một thảm xanh đất, cỏ trải dài từ Cố Đô về phía tây nam cũng như ở sông Hương và những lăng mộ ở phía nam.
--------
Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét