30 tháng 11, 2014

Học người xưa cách đối diện thị phi trong cuộc sống

Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.
Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.

Câu chuyện thứ nhất:



Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.

Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.


Câu chuyện thứ hai:




Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Ngài có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.



Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.
Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.
--------
Nguồn: Internet

16 tháng 11, 2014

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích

Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

1. Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2. Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4. Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5. Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6. Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7. Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8. Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9. Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10. Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11. Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12. Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13. Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14. Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15. Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16. Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17. Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18. Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19. Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20. Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21. Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22. Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23. Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24. Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25. Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26. Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27. Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

------

Nguồn: Posted by Việt Anh

10 tháng 11, 2014

GÓC NHÌN


Chưa thấy phát triển cái chi. Nên anh vuốt dái nâng bi...giải sầu:))

Con bò có một cái u. Những đứa giẫm cỏ còn ngu hơn bò:))

Rõ ràng biển bán cơm rang. Thế mà ship cứt khách hàng tận nơi:))

Cứ tò mò quả bướm Tây. Hóa ra nó cũng bầy hầy...giống Ta:))




Tăng thì tăng mẹ nó đi. Điều chỉnh có giảm tí gì hay không?:))

Xe rác trông thật uy nghi. Đại biểu về dự khác chi bầy ruồi:))

Thôi nào đời chả mấy khi. Kính mời các cụ tùy nghi dùng quà:))

Hầy dà thôi lín đi mà. Ngổ đây xiền rất chi là đông zui:))

Nhà kia rất cổ đó nha. Cơ mà có giỗ nên là... hơi tân:))

Chủ chết chó cũng băng hà. Thương cho cái nghĩa mặn mà trước sau:))

Cảnh báo từ khảo sát bất ngờ của một thầy giáo

Nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát li lao động) bằng cách mở thêm các trường CĐ và ĐH đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan. “Đây thực sự là tiếng nói cảnh tỉnh đến học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nền giáo dục VN đang đi lạc hướng, nặng kiến thức, nhẹ dạy kỹ năng sống”.

Thầy giáo Trần Đình Trợ.
Khảo sát nhanh ở quy mô nhỏ của thầy giáo dạy toán tại Hà Tĩnh về hiểu biết của trò về các kỹ năng sống đưa ra một lát cắt đáng suy ngẫm về giáo dục. “Mình thử làm một điều tra "xã hội học" nhỏ về học sinh một lớp chọn 12 của trường", thầy Trần Đình Trợ, giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) chia sẻ.

1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

2. Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi "chó ngoi nác lụt" (Chó ngoi nước lụt - PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi".

3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát.

4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

5. Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

6. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước. Chắc các em sẽ toại nguyện.”

Lời cảnh tỉnh

Trao đổi với VietNamNet, thầy Trợ chia sẻ thêm: Hiện nay phụ huynh muốn dành hết thời gian cho con học. Thậm chí, học sinh lớp 12 bố mẹ vẫn phải đưa đi đón về vì lo con sa vào những cám dỗ khác. Khi mà các địa điểm như sân bóng, ao hồ, bãi cỏ để các em vui chơi dần bị thu hẹp, thì các nhà hàng, quán nét, hay thậm chí là nhà nghỉ lại trở thành nơi lui tới của nhiều học sinh.

Tại trường, các thầy cô và nhà trường chạy theo bệnh thành tích và vì vụ lợi muốn có tiền dạy thêm nên tìm mọi cách nhồi kiến thức cho học sinh. Điều này đã “cướp” mất gần như toàn bộ thời gian vui chơi, thời gian sống với xã hội, sống với gia đình của các em.

Thầy Trợ chia sẻ một câu chuyện nhỏ: “Khi giáo viên chúng tôi lập tổ sách, truyện cho học sinh. Những cuốn như Chiến tranh và hòa bình, Ba người lính ngự lâm,... rất hay nhưng chính phụ huynh nhờ thầy cô không cho con mượn sách để tập trung vào học”.

Chuyện học sinh lớp 12 không hoặc chưa từng biết đến rửa bát, lau nhà, đến bộ phận của xe đạp dù đơn giản theo thầy Trợ đã không phải hiếm.

Nhà trường nhẹ kĩ năng sống, lo dạy thêm dạy văn hóa chính áp lực nhiều phía vừa chủ quan khách quan làm mất thời gian học sinh. “Ngày lễ tết, đi tảo mộ, đi nhà thờ,…nhiều ông bố bà mẹ cũng thay con đảm nhiệm. Trẻ chỉ biết đến học và học. Những quy tắc ứng xử trong gia đình, phép xã giao bình thường không ít em cũng không biết. Điều đó thật nguy hiểm” – thầy Trợ tâm sự.

Nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát li lao động) bằng cách mở thêm các trường CĐ và ĐH đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan.
Thầy Trợ nói: “Đây thực sự là tiếng nói cảnh tỉnh đến học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nền giáo dục VN đang đi lạc hướng, nặng kiến thức, nhẹ dạy kỹ năng sống”.

Văn Chung (VNN)
---- 
Nguồn: 
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/206297/canh-bao-tu-khao-sat-bat-ngo-cua-mot-thay-giao.html

6 tháng 11, 2014

Kinh hoàng giấy chùi miệng

Phong Khê và Phú Lâm được coi là hai làng tái chế giấy lớn nhất miền Bắc, với hơn 95% hộ dân trong làng tham gia sản xuất, 200 doanh nghiệp lớn nhỏ, cung cấp ra thị trường mỗi năm ước đạt 300.000 tấn giấy. Thế nhưng “công nghệ” sản xuất ở đây hết sức độc hại.

Các lò thu mua giấy thải loại tái chế thành giấy ăn“Các anh đừng có tưởng giấy ở quán ăn, sau khi khách lau chùi, bám bẩn đen sì, ném dưới nền nhà là vứt đi đâu nhé. Chính loại giấy này dân Phong Khê và Phú Lâm mới kết, bởi vì bản thân chúng đã trắng sẵn rồi, quá trình tái chế đỡ tốn công, cũng như mất ít hóa chất hơn”

Làng Phong Khê thuộc P.Phong Khê, TP.Bắc Ninh còn làng Phú Lâm thuộc xã Phú Lâm, H.Tiên Du, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Trong vai một người đi nhập giấy ăn về phân phối cho các quán ăn trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi tiếp cận cơ sở của ông Đ. ở làng Phong Khê. Theo lời ông này, cơ sở của ông thuộc loại có tiếng ở làng, bình quân mỗi ngày xuất đi cả chục tấn giấy các loại. “Cần tới 1,3 tấn giấy thải loại thì mới có thể tái chế được thành 1 tấn giấy ăn thành phẩm. Do vậy, để có đủ nguyên liệu đầu vào và cạnh tranh được với các cơ sở khác trong làng, bạn hàng cũng như thị trường thu gom giấy thải loại của tôi rải khắp trong nam ngoài bắc”, ông Đ. khoe.

Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt

PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh

“Các anh đừng có tưởng giấy ở quán ăn, sau khi khách lau chùi, bám bẩn đen sì, ném dưới nền nhà là vứt đi đâu nhé. Chính loại giấy này dân Phong Khê và Phú Lâm mới kết, bởi vì bản thân chúng đã trắng sẵn rồi, quá trình tái chế đỡ tốn công, cũng như mất ít hóa chất hơn”, bà Trần Thị Loan (42 tuổi, ngụ tại thị trấn Chờ, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), chủ một cơ sở chuyên thu mua đồng nát, tiết lộ. Theo bà Loan, thường thì những quán nhậu, quán cơm bình dân, cửa hàng ăn... cho không cánh đồng nát số giấy đã lau chùi. Tuy nhiên, sau khi thu gom, chúng sẽ được đem bán lại cho cơ sở của bà Loan với giá từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Mỗi ngày có hàng chục lượt xe thồ, xe ba gác chở giấy thải đổ hàng cho cơ sở bà Loan, trước khi chúng được gom thành kiện đưa tới các lò tái chế ở Phong Khê và Phú Lâm.

Ông N., chủ một doanh nghiệp tái chế giấy lớn nhất nhì làng Phú Lâm, cũng thừa nhận giấy ăn “made in Phú Lâm” đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm. Điều này khác hoàn toàn so với loại giấy ăn sử dụng nguyên liệu từ các nguồn gỗ, tre, trúc. Không chỉ lò của gia đình ông N., mà nhiều lò khác ở Phú Lâm, quá trình tái chế giấy ăn cũng bỏ qua các bước nhằm tách tạp chất, bụi bẩn, khử hóa chất. Theo các chủ cơ sở, thực tế này bắt nguồn từ việc thiếu máy móc và để giảm chi phí trong sản xuất. Chính vì vậy, lò chứa bột giấy thải bao giờ cũng lẫn rất nhiều mực in, phẩm màu, tạp chất. Tuy nhiên, dù bột giấy có đen, hoặc phẩm màu đỏ quạch như cua gạch, tạp chất nhiều như mạt cưa… khi hòa thứ hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen, bột giấy thải loại bỗng trắng phau. Và giấy ăn ra đời từ đây.

Quy trình sản xuất giấy cho phép việc sử dụng xút và javen. Tuy nhiên, nếu sản xuất từ nguyên liệu sạch như tre, nứa, gỗ và bột bã mía thì chỉ cần sử dụng một lượng rất nhỏ hóa chất javen và xút là ổn. Trong khi đó, ở Phong Khê và Phú Lâm, loại hóa chất này đã bị các cơ sở tái chế giấy lạm dụng quá mức. Chủ một lò tên Hoa ở Phong Khê phân tích: “Bình thường 1 tấn giấy phế phẩm trắng cũng phải mất 9 kg hóa chất xút và 35 lít javen. Còn giấy viết, sách, giấy photo tài liệu... phải tốn 10 kg xút và 40 lít javen. Ở đây chẳng ai là không biết xút và javen độc hại với sức khỏe con người. Nhưng đã tái chế giấy thải thì bắt buộc phải dùng, giấy càng đen, càng bẩn, lượng xút và javen càng nhiều”.
Vòng tuần hoàn của hóa chất cực độc

Người chùi miệng hít vi khuẩn độc

Theo PGS-TS Lê Văn Cát, trong quá trình tái chế giấy thải loại lại lạm dụng liều lượng hóa chất, sử dụng nguồn nước ô nhiễm trầm trọng nên phát sinh vi khẩn E.coli, chất formaldehyde. Khi người tiêu dùng dùng giấy vệ sinh lau miệng, đường hô hấp sẽ hít phải vi khuẩn E.coli, formaldehyde. Khi hít phải E.coli, formaldehyde với liều lượng lớn và trong thời gian dài sẽ gây tiêu chảy, các bệnh về nhiễm trùng máu, suy thận, hoặc các căn bệnh liên quan tới ung thư. Ngoài ra, người tiêu dùng khi bị nhiễm chất hữu cơ clo sinh ra trong quá trình tái chế giấy cũng có thể bị mắc các loại bệnh về ung thư. 

Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh, công tác tại Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cảnh báo: Việc lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. 

“Lượng hóa chất tồn dư độc hại này còn được xả thẳng ra môi trường, khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm độc. Nguồn nước này lại tiếp tục được sử dụng trong quá trình tái chế giấy, khiến trong giấy ăn, giấy vệ sinh lẫn thêm nhiều chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt”, TS Thịnh nói.
Theo PGS-TS Lê Văn Cát - Trưởng phòng Hóa môi trường thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN), việc sử dụng quá nhiều hóa chất và nguồn nước ô nhiễm khiến quá trình sản xuất giấy sẽ sinh ra chất hữu cơ clo trong không khí và sản phẩm. Điều này rất nguy hại vì chất hữu cơ clo chính là chất gây ung thư.

Ông Nguyễn Văn Bảy, nguyên trưởng xóm Hạ Giang (xã Phú Lâm) - người từng có hơn 9 năm mang đơn đi kiện các cơ sở, doanh nghiệp tái chế giấy do có hành vi xả thải khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng, bức xúc kể: “Nước thải từ lò giấy thấm ra tới đâu, lúa và hoa màu héo úa tới đó. Cả chục ki lô mét của sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn huyện Yên Phong, Tiên Du và TP.Bắc Ninh giờ đã thành sông chết, không cá tôm nào có thể sống nổi”. Theo chân ông Bảy đến bờ sông Ngũ Huyện Khê, chúng tôi cũng đã chứng kiến những miệng cống lớn được đấu nối với lò giấy để xả thẳng dòng nước thải nồng nặc hóa chất ra sông.

Bác sĩ Hoàng Đắc San - Trạm trưởng Trạm y tế P.Phú Lâm, cho biết: “Người dân làng nghề mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp, bệnh ngoài da không đếm nổi. Số ca tử vong vì ung thư năm sau luôn tăng hơn năm trước. Từ năm 2012 - 2014, số ca tử vong do ung thư từ 10 - 12 người”.
Môi trường “luôn ở mức nghiêm trọng”

Trong báo cáo “Đánh giá hiện trạng môi trường” của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã nêu: Những điểm lấy mẫu ô nhiễm đều thể hiện có các thông số COD, BOD5, TTS, Fe, amoni vượt quy chuẩn V.N từ 5 lần trở lên. Ông Lê Văn Tấn - Phó chủ tịch P.Phong Khê (TP.Bắc Ninh) cũng thừa nhận, môi trường Phong Khê trong nhiều năm qua luôn ở mức nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã thành lập tổ công tác liên ngành, bao gồm cả lực lượng công an tỉnh và công an TP nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải. Tuy nhiên, dù tổ công tác liên ngành này có lập chốt, kiểm soát thì trên thực tế, chúng tôi vẫn phát hiện các cơ sở ngang nhiên đốt lò, phả khói đen sì ngay giữa khu dân cư, nước thải lẫn hóa chất độc hại vẫn xả thẳng ra môi trường. 

Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan liên quan, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Bắc Ninh) nhưng chỉ nhận được câu trả lời từ trực ban là lãnh đạo đi vắng.
Hà An
----- 
Nguồn: Internet

Tiền tiết kiệm “bốc hơi” sau 30 năm

TT - Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng quyết định đi lãnh tiền. Tuy nhiên, kết quả bà nhận cuốn sổ không còn đồng nào. Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) có khoản tiền gửi tại Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa của Ngân hàng Nhà nước VN.

Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.

Chưa lấy lãi ngày nào
Năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh. Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gửi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17-9-1983 trị giá 150 đồng và lần gửi thứ hai vào ngày 1-10-1983 là 120 đồng.

Trong trí nhớ của bà Thủy, số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người.

“Vào thời điểm đấy, vàng có giá 120-130 đồng/chỉ nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35-45 đồng/tháng” - bà Thủy nói.

Tiền gửi không đủ tiền phí quản lý (!)

Theo quy định của ngân hàng, toàn bộ sổ sách chứng từ ngân hàng đều lưu lại trong 20 năm, thậm chí lâu hơn. Tất cả khoản tiền gửi có giá trị của khách, ngân hàng đều phải giữ lại hết dù khách không giao dịch thời gian dài, không thể tự tất toán. 


Tuy nhiên, trường hợp số dư tài khoản dưới mức tối thiểu quy định của ngân hàng và không hoạt động trong thời gian dài thì ngân hàng sẽ tự tất toán vì giá trị không đáng là bao. Chẳng hạn thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng quy định số dư tiền gửi hay thẻ thanh toán không dưới 50.000 đồng. Nếu tài khoản dưới mức này thì ngân hàng sẽ thu phí quản lý, ví dụ 20.000-30.000 đồng/tháng. Trong trường hợp đó, do phí quản lý nhiều hơn lãi nhập vào thì đến một lúc nào đó sẽ trừ hết số dư thì tài khoản sẽ về 0 đồng. 

Theo bà Thủy, tại thời điểm đó không có nhiều người muốn gửi tiền nên phường, tổ vận động bà con gửi tiền tiết kiệm, thấp nhất thì 1 đồng, có người chỉ gửi vài chục đồng.

Riêng gia đình bà Thủy kinh doanh nên cũng có đồng ra đồng vào. Cầm cuốn sổ tiết kiệm trên tay, bà Thủy nói nó được bà giữ cẩn thận trong nhiều năm, nhưng chỉ vì nghĩ mình chưa cần đến số tiền này nên bà cũng không tính đến đi rút.

“Hồi đó, nhân viên ngân hàng đi cùng với tổ trưởng tới tận nhà vận động gửi tiền tiết kiệm để ủng hộ xây dựng đất nước” - bà Thủy giải thích. Khoản tiền gửi từ lúc đứa con đầu của bà 6 tuổi, đến nay bà Thủy lên chức bà nội.

Chỉ còn giá trị kỷ niệm (?)

Ngày 8-10-2014, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua “Ngân hàng Công thương ở đường Đinh Tiên Hoàng”.

Theo lời chỉ dẫn trên, bà Thủy tìm đến Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigonbank) trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh. Nhân viên ở đây cho biết đúng là trụ sở trước đây của quỹ tiết kiệm nhưng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Sau nhiều biến chuyển, Saigonbank chi nhánh Bà Chiểu chỉ tiếp nhận trụ sở, còn quỹ tiết kiệm, nơi bà Thủy gửi tiền, được chuyển về Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh 7 có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh.

Chiều 4-11, bà Thủy đến VietinBank chi nhánh 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm. Tiếp nhận cuốn sổ, cô giao dịch viên khá bất ngờ vì “chưa thấy bao giờ”.

Dù ngả màu vàng nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gửi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gửi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.
Trong phần quy định tiền lãi, tiền thưởng ghi: cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm tính lãi và nhập vào vốn của người gửi tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng một đến tháng ba năm sau, người gửi cần đem sổ tiết kiệm đến nơi gửi tiền để quỹ tiết kiệm ghi nhập lãi vào vốn.

Đại diện chi nhánh ngân hàng thừa nhận “tại chi nhánh này đã tiếp nhận nhiều trường hợp gửi tiền ngân hàng lâu năm quay lại làm thủ tục, nhưng cũ như trường hợp bà Thủy thì chưa có!”.

Bà Thủy kể: “Cô nhân viên giải thích do năm 1985 Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của tôi còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Sổ hiện chỉ còn có giá trị làm kỷ niệm”. 

Theo đại diện phòng giao dịch VietinBank chi nhánh 7, thỉnh thoảng ngân hàng cũng nhận được sổ tiết kiệm cũ, nhưng cuốn sổ này chưa thấy bao giờ.

Những tài khoản giao dịch tại chi nhánh ngân hàng đều được lưu giữ thông tin và có thể tra cứu trên hệ thống.

Trường hợp hơn mười năm, người gửi tiền quay lại rút tiền cũng có, ngân hàng cũng tìm ra được nhưng số tiền chỉ còn vài chục ngàn đồng do lạm phát quá cao, lãi suất thấp nên giá trị đồng tiền giảm.

“Tiền của khách hàng gửi ngân hàng phải trả là điều hiển nhiên, nhưng thực tế có rất nhiều tài khoản ban đầu cũng có thể vài trăm ngàn, nhưng cùng thời gian số tiền đó không còn là bao, sau đó người gửi cũng bỏ luôn” - vị đại diện cho biết.

Lúng túng chi trả

Tháng 10-2010, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn việc chi trả đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong khoảng thời gian từ năm 1983-1985.

Trong văn bản hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước có lưu ý đây là khoảng thời gian diễn ra sự kiện phát hành đồng tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ với quy định 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người có tiền gửi tiết kiệm, việc quy đổi sẽ được chia theo giai đoạn, trong đó tiền gửi từ ngày 1-6-1981 đến 31-12-1984 được quy đổi theo tỉ lệ 6 đồng cũ bằng 1 đồng mới. Như vậy, khoản tiền gửi của bà Thủy sẽ là 45 đồng chứ không phải 27 đồng như nhân viên ngân hàng nói.

Ngân hàng Nhà nước thừa nhận trên thực tế trường hợp gửi tiền tiết kiệm lâu năm là không ít.

Với khoản tiền gửi tiết kiệm từ trước khi hệ thống ngân hàng VN chuyển cơ chế hoạt động từ một cấp sang hai cấp, việc thực hiện chính sách tiết kiệm có nhiều thay đổi nên nhiều tổ chức tín dụng còn lúng túng, chưa thống nhất trong việc chi trả cho khách hàng.
-------
Nguồn:
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141106/tien-tiet-kiem-boc-hoi-sau-30-nam/668059.html

2 tháng 11, 2014

THƯ GIÃN





















------
Nguồn: Internet

Khách đến VN một lần không màng trở lại

Khách đến Việt Nam một lần không màng trở lạiRất nhiều du khách quốc tế đã xem VN là điểm đến chủ yếu “để cho biết”, nghĩa là tới một lần và không muốn quay trở lại. Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay vẫn là tham quan, ngắm cảnh... Chẳng có khách nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải đẹp hơn

Số ngày khách quốc tế lưu lại vịnh Hạ Long rất ngắn - Ảnh: D.Đ.MTrent, một thầy giáo người Mỹ đang dạy tiếng Anh ở Trung Quốc, thường dành thời gian để đi du lịch các nước châu Á vào mỗi dịp nghỉ lễ, nghỉ phép. Hồi đầu năm nay, anh dành một tuần tham quan VN, sau đó qua Thái Lan. Đây là lần đầu anh đến VN nhưng đã lần thứ hai tới Thái Lan. Dịp nghỉ tết năm nay, Trent lại có kế hoạch trở lại Thái Lan lần nữa để đi chơi đảo.

Hỏi sao không đến VN, vì còn nhiều điểm đến ven biển đẹp không thua gì Thái Lan, Trent nói ở Thái Lan anh được đi du lịch một cách đúng nghĩa. “Thoải mái vui chơi thâu đêm suốt sáng, không lo sợ cướp giật; dịch vụ tuyệt vời, phong cảnh đẹp và đặc biệt cái gì cũng rẻ”, Trent trả lời. Ngoài ra, Malaysia cũng là nước ở Đông Nam Á mà anh đã du lịch hai lần.

Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay vẫn là tham quan, ngắm cảnh... Chẳng có khách nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải đẹp hơn


Ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam

Trent là một trong số rất nhiều du khách đến VN một lần sau đó không muốn quay lại. Mới đây, Chương trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) khảo sát trên 3.000 du khách nội địa và quốc tế ở 5 điểm đến chính của VN, thu hút phần đông du khách là Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An. Kết quả cho thấy khoảng 90% khách quốc tế lần đầu tiên đến thăm VN; lượng khách quốc tế quay lại các điểm này rất thấp, chỉ khoảng 6%. Thời gian lưu trú của khách quốc tế cũng không cao, ở Đà Nẵng và Hội An trung bình 4,5 đêm; còn ở Huế, Sa Pa và Hạ Long chỉ từ 1,5 đến 2,5 đêm.
Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, ví von một quán cà phê hay một nhà hàng khi mở cửa kinh doanh bao giờ cũng mong muốn gặp lại những vị khách quen. Vì thế, khách luôn được tiếp đón và phục vụ tốt nhất có thể để mong họ quay lại lần sau. Tương tự, trong kinh doanh du lịch, đối với nhiều nước trên thế giới, khách đến lần hai, lần ba... rất quan trọng và trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá điểm đến đó có hấp dẫn hay không. Mức độ hấp dẫn này bao gồm cả cảnh quan thiên nhiên, môi trường, dịch vụ, sản phẩm du lịch. Nhưng ở VN, ngành du lịch quá tập trung thu hút khách mới đến lần đầu mà không quan tâm đúng tới lượng khách quay trở lại. Do đó, chỉ 6% khách quốc tế quay trở lại VN là một lời cảnh báo cần thiết. Bởi so với các nước trong khu vực, tỷ lệ này là rất thấp. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, khách quốc tế quay lại nước này lần hai, lần ba... đạt tỷ lệ 13% với thời gian lưu trú trung bình 10 ngày. Riêng khách VN quay lại Thái Lan hơn 14%, thời gian lưu trú 7 ngày.
Ám ảnh hàng rong, nghèo nàn sản phẩm
Ông Phan Xuân Anh, giám đốc một doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách tàu biển quốc tế, cho rằng có quá nhiều nguyên nhân để lý giải vì sao du khách không muốn quay lại VN. Về an ninh trật tự, hàng rong chèo kéo, ăn xin và cướp giật là nỗi ám ảnh với du khách. Ở vịnh Hạ Long, suốt nhiều năm vẫn không giải quyết được nạn hàng rong. Có hôm, khách đang ngồi trên tàu ngắm cảnh thì thuyền chở người bán hàng rong áp vào rồi người bán trèo lên tàu để tiếp cận du khách. Thế nhưng, chủ tàu không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. Người bán hàng rong cứ thế đặt rổ hàng lên đùi khách đến khi nào chịu mua mới thôi. Ở TP.HCM, tại khu vực trung tâm không có chỗ cho xe đậu chờ khách sau khi tham quan. Mỗi khi thả khách xuống, tài xế phải đi thật xa để chờ, còn khách tham quan xong có khi đợi hàng chục phút dưới nắng, thậm chí dưới mưa, để xe tới đón. Khách đứng chờ như vậy sẽ lọt vào tầm ngắm của bọn cướp giật, thành mục tiêu của những người bán hàng rong, đồ lưu niệm...

Vào ban đêm, du khách ở VN thường không có chỗ để đi chơi. Ngay như TP.HCM, thường khách xem chương trình múa rối nước xong là về khách sạn ngủ. Du lịch VN không có nhiều sản phẩm, bao năm cũng chỉ với những “món” đó. Việc quản lý ở các điểm du lịch cũng không tốt, chẳng hạn với một món hàng nhưng chỉ cách nhau vài bước lại bán giá quá khác nhau. Có chỗ như vịnh Hạ Long, thuê cùng một loại thuyền ở trong vịnh để đi tham quan thì giá 20 - 30 USD/người, còn ra ngoài vịnh thuê thì chỉ 6 - 7 USD/người.

“Tất cả những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt đó lại trở nên to tát vì khách có ấn tượng không tốt về điểm đến. Ngành du lịch VN có chú trọng đến tiếp thị, quảng bá để thu hút du khách quốc tế, nhưng lại không có chiến lược để giữ chân khách ở lại lâu hơn và quay lại nhiều lần hơn”, ông Anh phát biểu. Nhiều chuyên gia về du lịch cũng đồng tình khi cho rằng, điểm đến VN không thuộc dạng “càng ở lâu càng thấy thú vị”. Vì thế, phải làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn không chỉ ở cảnh quan mà cả bảo vệ môi trường, đa dạng hóa dịch vụ vui chơi, giải trí; kết nối hàng không thuận lợi; hạ tầng du lịch trong nước đồng bộ và an ninh trật tự đảm bảo.

Còn theo ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam, cho đến nay VN vẫn là điểm đến “đi để cho biết” của du khách quốc tế. “Du lịch các nước trong khu vực đã thoát ra khỏi tình trạng sơ khai này để trở thành một điểm đến của khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hưởng thụ, chữa bệnh. Như Thái Lan đã phát triển thành một ngành công nghiệp du lịch. Trong khi điểm đến VN chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết để hình thành một nền công nghiệp du lịch dù đã gần 30 năm phát triển”, ông Du nói và phân tích: “Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay vẫn là tham quan, ngắm cảnh. Ở các nước, nếu chỉ phát triển loại hình du lịch này thì tỷ lệ quay lại của khách rất thấp, bởi chẳng có khách nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải đẹp hơn”.

Đầu tư sâu hơn cho du lịch
Theo TS Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, để tiếp cận du khách mới cần phải có chi phí truyền thông lớn. Vì vậy, với một nước có nguồn chi phí tiếp thị, quảng cáo hạn chế như VN thì càng đặc biệt chú trọng đến tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại. Có 3 đối tượng khách thường quay trở lại là du khách kết hợp đầu tư, du khách nghỉ dưỡng và du khách yêu chuộng vui chơi, giải trí. “Đối với du lịch VN, các loại hình du lịch kể trên chưa phát triển. Vì thế, để tăng tỷ lệ khách quay trở lại VN sau lần đầu tiên, phải tập trung đầu tư cho các loại hình du lịch này”, TS Lương nói.
N.Trần Tâm
------------
Nguồn: 
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141102/khach-den-vn-mot-lan-khong-mang-tro-lai.aspx

Biển đang “nuốt” di sản Hội An

TP - Những đợt triều cường khoét sâu xuống đáy kèm theo từng con sóng đánh tan tành bờ biển Cửa Đại (Hội An) khiến nguy cơ biển nuốt di sản văn hóa thế giới Hội An đã rất cận kề. “8 năm qua, biển đã ăn sâu vào đất liền 150m, riêng tháng vừa rồi biển lấn thêm 30m, mất luôn bãi tắm Cửa Đại” – Phó Chủ tịch phường Cửa Đại, ông Lê Công Sỹ ngao ngán. Không thể tin nổi chỉ trong một tháng, thậm chí mấy ngày mà biển lại đánh mất cả bãi tắm như thế. Đó là phần đẹp nhất của biển Hội An. 

Sạt lở nghiêm trọng mất cả bãi tắm. Ảnh: Nam CườngMất bãi tắm, sập resort

Hội An những ngày này mưa tầm tã, song chỉ cần tạnh một chút, ngay lập tức đơn vị thi công hối hả đưa xe, nâng bao cát thi công kè mềm. “Nếu chậm trễ, mưa giông, bão đến thì nguy to” – một kỹ sư phụ trách thi công nói vội. 

Bãi tắm Cửa Đại - địa chỉ nổi tiếng với hàng triệu lượt du khách xưa nay, giờ đã không còn. Thay vào đó là từng đợt sóng hung hãn chồm húc vào bờ muốn đánh văng từng gốc dừa, dương liễu.

Chị Dương Thị Hương – chủ quán nhậu bên bãi biển, kể: Không thể tin nổi chỉ trong một tháng, thậm chí mấy ngày mà biển lại đánh mất cả bãi tắm như thế. Đó là phần đẹp nhất của biển Hội An. Có những đêm ngủ dậy, sáng ra đã thấy biển ăn thêm mấy mét. Kinh khủng”.

Theo quan sát của chúng tôi, nếu trời mưa và sóng lớn, ở những chỗ chưa kịp làm kè tạm thời, biển tiếp tục xói từng mảng. Cách bãi tắm chừng 1,5km là 2 resort đã xây xong, sắp đưa vào sử dụng nhưng đành ngưng lại.

Một ngôi nhà phía trước resort Fuison Alya đã đổ sập xuống do biển xâm thực quá sâu. Mặc dù bờ kè phía trên còn nguyên nhưng kỳ thực, sóng biển đã đánh hẫng phần dưới, rút toàn bộ cát trôi ra biển khiến móng của ngôi nhà này bị sập xuống. 

Có tới 6 khu resort ven biển Cửa Đại đang đứng trước nguy cơ sập hoặc trôi ra biển trong ngày một ngày hai. Theo Phó Chủ tịch phường Cửa Đại Lê Công Sỹ, vấn đề ở đây là sự bất thường, “Chưa lúc nào chúng tôi thấy kinh hoàng như hiện nay” ông Sỹ nói.


Tấm “giáp sắt” và bao cát là phương pháp tạm thời chống biển xâm thực

Mặc “giáp sắt”, đầu tư nhỏ giọt

Bờ biển Cửa Đại thơ mộng những ngày này đang phải mặc “giáp sắt” với chiều dài khoảng 300m (kinh phí 3,5 tỷ) ngay phía trước, tức là đóng cừ, làm tấm chắn sóng tạm thời để thi công kè mềm.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch thành phố Hội An, cho biết: Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở Hội An đã vô cùng nghiêm trọng, lãnh đạo tỉnh cũng như thành phố đang khẩn trương đánh giá tình hình để sớm có giải pháp căn cơ.

“Phải đóng cừ sắt phía ngoài để ngăn sóng lớn, nếu không thì tan hết cả”, ông Dũng cho biết. Theo ông Dũng, 8 năm trở lại đây, biển lấn vào Hội An 150m. Gần đây trung bình mỗi ngày biển “móc” chiều sâu 1–2m. Chính bởi biển “nuốt” cả chiều sâu gần bờ nên tốc độ xâm thực gây sạt lở là rất nhanh và nghiêm trọng. Nếu đường vành đai ĐT 603 mất, hiểm họa cho phố cổ là khó lường. 

Được biết, năm 2012 – 2013, Quảng Nam bỏ ra 54 tỷ đồng hoàn thành 1,5km bờ kè Cửa Đại. Tuy nhiên vẫn còn 715m đoạn giữa resort Victoria và resort Fuison hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, tỉnh khẩn trương đầu tư 10 tỷ, Hội An bỏ ra gần 5 tỷ để làm kè tạm.

Ông Dũng cho hay tất cả chỉ là những giải pháp tạm thời bởi đoạn bãi tắm không thể nào thi công kè cứng và với sự đầu tư nhỏ giọt như vậy, sẽ không có giải pháp căn cơ để dứt điểm nạn xâm thực.

“Năm 2008 có dự án 800 tỷ để làm kè sông, kè biển Hội An, nhưng đó là dự toán kinh phí trên giấy. Hiện không chỉ riêng bờ biển mà đoạn kè phố cổ từ cầu Cẩm Nam đến chùa Cầu cũng bị sạt lở, ảnh hưởng nhiều. Cứ đến mùa mưa lụt là Hội An khổ. Nếu không dứt điểm, đầu tư một lần, để biển lấn vào sông gây sạt lở, lụt mỗi năm hai bận. Di sản Hội An nguy mất”, ông Dũng nói.

“Bất thường là do hiện tượng tự nhiên” (?)

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Phú – GĐ Sở Xây dựng Quảng Nam cho hay, ngay sau khi xảy ra hiện tượng sạt lở bất thường, tỉnh cùng Hội An đã mời các chuyên gia đầu ngành (lãnh đạo Viện Nghiên cứu biển và hải đảo Việt Nam cùng 2 chuyên gia phản biện là giảng viên trường ĐH Bách khoa TPHCM).

“Các chuyên gia kết luận bất thường là do hiện tượng tự nhiên thay đổi dòng hải lưu chứ không phải do việc xây dựng kè mỏ hàn của resort Golden Sand (dài 55m ra biển, 93m song song khách sạn trong khi các resort khác xây kè cứng hoặc kè mềm - PV) như nhiều người nghĩ.

Golden Sand xây kè mỏ hàn đúng thời điểm sạt lở nên gây nhầm tưởng. Chúng tôi đình chỉ, yêu cầu giải trình, khắc phục là do họ xây dựng kè trái phép chứ không phải do sạt lở”.
--------------
Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/bien-dang-nuot-di-san-hoi-an-777171.tpo