20 tháng 8, 2014

Đại dịch PGS-TS-BS

Bài này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong nghề y đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có ở nước Nam. Chỉ có ở nước Nam dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh.

Có mấy ai còn nhớ đến thầy Phạm Biểu Tâm, thầy Trần Ngọc Ninh? Thầy Phạm Biểu Tâm có sống lại bây giờ không thể là hiệu trưởng trường y. Thầy Trần Ngọc Ninh có ở Việt Nam giờ này cũng không bao giờ thành khoa trưởng, chứ nói gì đến chức danh giáo sư. Cả hai thầy đều không có bằng tiến sĩ. Cái bằng tiến sĩ ngày nay ở đất nước này là một cái bùa hộ mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức. Nó là cái boarding pass cho những phi vụ làm trưởng khoa, làm hiệu trưởng trường y. Đó là luật chơi mới do những người cách mạng đặt ra. 

Người cách mạng không nhất thiết phải là người trong y giới, cũng chẳng cần làm khoa học. Nhưng họ có giá trị hơn nhà khoa học. Bài giảng của người cách mạng có giá hơn bài giảng của giáo sư tiến sĩ. Ở đất nước này, chính trị thống lĩnh tất cả. Làm cách mạng là làm chính trị. Bởi vậy, người cách mạng chẳng cần phải có tấm bằng bác sĩ để đặt ra luật chơi mới cho ngành y. Họ đang hủy hoại nền y học.

Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái”? Anh bạn tôi hỏi. Tôi ngạc nhiên về chuyện làm một cái. Tiến sĩ là một cái gì như đồ chơi. Tôi lắc đầu. Mình đã già. Mình không có khả năng làm nghiên cứu. Cũng chẳng có thầy đỡ đầu. Anh bạn tôi cười lớn nói: Ông mà già gì, đâu cần khả năng làm nghiên cứu, cũng không cần thầy hướng dẫn, chỉ cần bỏ tiền ra mua thôi. Tôi cám ơn tấm lòng của bạn cũ và vẫn thấy mình vui với việc giúp người mà không có những râu ria trước tên mình. Bạn cũ tôi bây giờ là một PGS-TS-BS.

TS-BS bây giờ nhan nhản trong các bệnh viện. Thử dạo một vòng các phòng trong bệnh viện ngoài Hà Nội, sẽ thấy trước cửa phòng ai cũng có danh xưng TS-BS in ngay chính giữa cửa phòng. Bảng hiệu đó cho chúng ta biết người đang ngự trị hoặc chiếm lĩnh căn phòng là một bác sĩ và có bằng tiến sĩ. Bằng tiến sĩ là học vị cao nhất trong thế giới khoa bảng. Tôi không có con số thống kê để nói, nhưng tôi cảm thấy số bác sĩ có danh hiệu TS-BS nhiều hơn bác sĩ trong các bệnh viện Hà Nội. Sài Gòn đang đuổi theo Hà Nội, sắp đến đích nay mai. Với đà này, một ngày không xa bệnh nhân sẽ không còn gặp bác sĩ nữa, họ chỉ gặp TS-BS.

PGS-TS-BS xuất hiện ngày càng dày đặt trong các hội thảo. Nhìn lên bàn chủ tọa chúng ta thấy gì? Có hoa tươi. Có chai nước lọc. Có laptop. Có microphone. Và, có tấm bảng nền trắng chữ đen in những từ viết tắt như PGS-TS-BS. Hoa tươi để làm màu mè. Chai nước lọc vì trí thức không quen uống nước máy sợ nhiễm khuẩn. Laptop để nói rằng ta đây có trình độ IT. Microphone để truyền bá lời vàng ý ngọc. Danh hiệu PGS-TS-BS để khoe thành tựu miệt mài làm khoa học. Một bức tranh đầy hoa sắc, màu mè. Có phần phần cứng (IT, microphone) lẫn phần mềm (hoa, trí lực, bằng cấp).

Danh và thực lúc nào cũng là hai khía cạnh nhức nhối trong y giới. Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm. Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước “tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ “Tiến sĩ giấy” ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí, trong những câu chuyện thường ngày. Tức là xã hội biết rằng ngày nay chúng ta có nhiều tiến sĩ dỏm hơn là tiến sĩ thực.

Dỏm có nghĩa là những bằng cấp được mua bán, tiền trao cháo múc. Anh bạn tôi vừa đề cập trên đây không ngần ngại nói rằng để có cái bằng tiến sĩ, anh phải chi ra nhiều tiền. Hỏi bao nhiêu, anh chỉ cười. Nhưng xã hội biết. Những cái giá 5.000 USD, 10.000 USD, 20.000 USD đã được đề cập đến. 100 triệu đồng. 200 trăm triệu đồng. 400 triệu đồng. Có khi 500 triệu. Có nhiều lò sản xuất văn bằng tiến sĩ và mỗi lò có biểu giá riêng. Quân y nổi tiếng là một trong những lò đào tạo đắt tiền. Các trường y thì rẻ hơn nhưng không rẻ bao nhiêu. Nhiều đồng nghiệp tôi mua bằng như thế. Đó là những con số chóng mặt cho bệnh nhân nghèo. Ai trả tiền? Xin thưa không phải bác sĩ, mà là bệnh nhân. Họ sẽ ăn tiền các hãng dược. Hãng dược nâng giá thuốc. Bệnh nhân là người cuối cùng trong vòng tròn này. Bệnh nhân lãnh đủ. Vì thế, mua bán bằng cấp là một trong những yếu tố làm cho giá thuốc cao đến mức “cắt cổ” như ở nước ta.

Những kẻ hám danh và bất tài xem chuyện mua bằng tiến sĩ là một đầu tư. Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được chức quyền. Trường khoa. Giám đốc bệnh viện. Hiệu trưởng. Tất cả đều mua, đều chạy. Một khi đã ngồi vào vị trí quyền lực, họ ra sức vơ vét tiền của người dân để trả lại chi phí mua bằng, mua chức vụ. Người dân cũng chính là đối tượng sau cùng trong đường dây này. Đừng trách tại sao dân mình nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái cơ chế này làm cho họ nghèo. Đã nghèo thì thường chịu phận hèn. Cái cơ chế này làm cho người dân vừa nghèo và vừa hèn.

Dỏm có nghĩa là làm nghiên cứu ma, giả tạo số liệu. Báo chí đã nêu nhiều vấn đề đạo văn. Nhưng báo chí không hề biết những chuyện động trời hơn đạo văn. Đó là chuyện giả tạo số liệu. Những tiến sĩ dỏm chẳng bao giờ làm nghiên cứu cho tốn công. Họ chỉ ngồi đâu đó giả tạo ra số liệu. Có người làm nghiên cứu nghiêm túc, nhưng khi kết quả không đúng ý, họ sửa số liệu. Chẳng ai hay biết. Thầy cô hướng dẫn chỉ là những người mù vì bất tài, hoặc giả mù vì họ đã ăn tiền. Giả tạo số liệu xong, họ mướn một người nào đó làm phân tích thống kê. Giá phân tích cũng không rẻ chút nào, từ 500 USD đến 2000 USD. Có cậu nọ nay làm chức cao trong trường y từng làm phân tích mướn như thế. Chẳng cần biết đúng sai vì chính người làm mướn cũng mù mờ mà cũng chẳng quan tâm. Phân tích xong, họ mướn người viết luận án. Giá viết cũng từ 500 USD đến 2000 USD. Người viết chỉ cần có bằng cử nhân cũng viết được. “Viết” ở đây có nghĩa là cắt và dán. Hỏi google, dịch, cắt, dán. Vâng, luận án là dịch-cắt-dán. Thế là xong luận án. Thầy dỏm thì làm sao biết được đó là luận án thật hay dỏm. Có thể nói rằng đại đa số những nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay đều làm theo quy trình như thế. Không có đạo đức khoa học. Không có tinh thần khoa học. Đừng nói đến văn hóa khoa học. Đọc những lời tâm huyết có khi mang tính hô hào của Gs Tuấn về nghiên cứu khoa học mà tôi thấy tội nghiệp cho ông. Ông đâu biết rằng ở trong nước người ta đâu có quan tâm đến nghiên cứu, những lời ông nói ra chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi, chẳng ai nghe đâu.

Dỏm có nghĩa là làm nghiên cứu chất lượng còn thấp hơn luận văn cử nhân của các thầy trước 1975. Nếu có dịp đọc những luận án tiến sĩ của các bác sĩ, người có kiến thức không biết nên cười hay nên khóc. Cười vì những đề tài nghiên cứu như là đề tài của sinh viên học làm nghiên cứu. Khóc vì trình độ thấp đến mức thê thảm. Những đề tài nghiên cứu kinh điển mà thế giới đã làm từ ngày tôi còn ngồi trong trường y cũng được biến hóa thành đề tài tiến sĩ. Có đề tài đánh giá phẫu thuật nội soi mà người đánh giá cũng chính là người thực hiện. Không có cái gì là mới. Không có cái gì để gọi là khoa học. Số liệu đã giả thì làm sao có kết quả thật được. Bản thân thầy hướng dẫn chẳng hiểu tường tận vấn đề thì làm sao có được đề tài mới. Họ để cho trò tự “bơi”. Bơi bằng cách lên mạng, xem người ta ở ngoài làm gì rồi cố gắng làm giống như thế ở Việt Nam. Đại đa số bắt chước mà vẫn còn sai. Sai vì không hiểu vấn đề đến nơi đến chốn. Không có sáng tạo thì làm sao gọi là tiến sĩ được. Cả một nền học thuật chỉ bắt chước mà cho ra lò cả ngàn tiến sĩ mỗi năm. Đó là một nền học thuật ăn theo, dỏm.

Còn luận án thì thế nào? Cũng công thức nhập đề – thân bài – kết luận như ai. Nhưng đọc kỹ thì không khỏi phì cười. Phần nhập đề thí sinh hay nói đúng hơn là người viết mướn tha hồ dịch-cắt-dán từ các nguồn trên internet, có khi đem cả kiến thức từ sách giáo khoa thế kỷ 19, những mớ thông tin chẳng liên quan gì đến đề tài. Dân gian có câu “nói dai, nói dài, nói dở” thật là thích hợp cho luận án tiến sĩ. Phần phương pháp thì chẳng có gì để đọc, vì họ chủ yếu là ngụy tạo. Ngụy tạo số liệu thì làm sao dám viết chi tiết phương pháp được. Vả lại, người viết mướn cũng đâu có trình độ chuyên môn để đi chuyên sâu vào phương pháp. Đến phần kết quả là khôi hài nhất. Một chuỗi bảng số liệu. Một chuỗi đồ thị. Điều khôi hài là đồ thị làm từ bảng số liệu. Hai cách trình bày một thông tin! Chưa hết, thí sinh còn bồi thêm câu diễn giải dưới bảng số hay đồ thị. Tức là 3 cách trình bày chỉ nói lên một thông tin. Người ta cần số trang sao cho đủ nên phải làm như thế. Thừa thải? Không thành vấn đề. Vấn đề là làm cho đủ số trang theo quy định của Bộ. Sai sót? Đây đâu phải là công trình khoa học mà quan tâm đến sai sót. Đến phần bàn luận là một tràng từ ngữ bay múa, những ý tưởng hỗn độn, chẳng đâu vào đâu. Những gì Gs Tuấn chỉ cách viết bài báo khoa học không áp dụng ở đây. Không cần đến logic luận. Nó y như là cái thùng lẩu thập cẩm. Có lẽ vài bạn đọc chưa quen sẽ nói tôi cường điệu hóa vấn đề. Các bạn hãy vào thư viện trường y mà đọc xem các luận án tiến sĩ có xứng đáng cái danh xưng cao quý đó hay không. Người ta xem đó là những “luận án tiến sĩ” có mã số, có bìa đỏ, được lưu giữ cẩn thận. Nhưng tôi xem đó là những chứng cứ hùng hồn nhất cho một thời đại nhiễu nhương trong học thuật. Những kẻ đã, đang và sẽ có bằng tiến sĩ từ những cách học dỏm đó sẽ đi vào lịch sử nước nhà như là những tiến sĩ giấy, những con vi khuẩn làm ô uế nền học thuật nước nhà.

Dỏm có nghĩa là người thầy hướng dẫn cũng dỏm. Sự suy thoái của giáo dục y khoa là một chu kỳ bắt đầu từ người thầy. Sự suy đồi của người thầy bắt đầu từ những ông quan cách mạng. Dưới mắt của quan cách mạng, hồng quan trọng hơn chuyên, đảng viên quan trọng hơn người ngoài đảng. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên sau 1975 có những vị mang danh “giáo sư” mà kiến thức còn thua cả bác sĩ gia đình, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có “giáo sư” đi tuyên truyền cho xuyên tâm liên trị bá bệnh, bo bo bổ dưỡng hơn gạo. Ngày nay, kẻ bất tài nhưng có đảng tịch thì vẫn được cất nhắc làm thầy, được “tạo điều kiện” làm tiến sĩ. Có người được “cơ cấu” (một danh từ mới) chức trưởng khoa, giám đốc bệnh viện rồi, “tổ chức” (cũng là một từ mới) sẽ tìm cho họ cái bằng tiến sĩ. Bằng tiếng sĩ vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh trong cái nền học thuật nhếch nhác hiện nay. Bằng tiến sĩ nó tầm thường đến nỗi người ta nhạo báng ra đường gặp tiến sĩ. Nó rẻ tiền vì chúng ta biết rằng bằng tiến sĩ của Việt Nam chỉ là bằng dỏm, không bao giờ xứng đáng với danh vị đó. Không dỏm thì cái bằng đó cũng chỉ là thứ được cấu thành từ những giả tạo, những “nghiên cứu” loại rác rưởi khoa học, những dữ liệu có được từ vi phạm y đức. Bằng tiến sĩ của Việt Nam chỉ là thứ rác rưởi trong thế giới học thuật ngay chính trên đất nước Việt Nam. Thế là chúng ta có thầy dỏm. Thầy dỏm đào tạo ra trò dỏm. Trò dỏm đào tạo tiếp trò dỏm. Sẽ không lâu chúng ta sẽ có nhiều thế hệ tiến sĩ dỏm, giáo sư dỏm. Và chúng ta sẽ phải trả giá cho những cái dỏm đó. Thực ra, bệnh nhân đang trả giá cho cái dỏm.

Cái giá mà bệnh nhân phải trả cho hệ thống y khoa hám danh này là cái chết. Nhiệm vụ của người bác sĩ lâm sàng trước hết là chữa trị bệnh nhân. Nhiệm vụ đó đòi hỏi kỹ năng lâm sàng tốt. Ngoài ra, còn có sự cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân. Nhưng bác sĩ hám danh ngày nay chỉ chạy theo bằng cấp dỏm, làm nghiên cứu dỏm, gây tác hại cho bệnh nhân. Họ không trao dồi kỹ năng lâm sàng. Họ không có thì giờ để đọc sách. Họ thừa thì giờ đi nhậu để làm “ngoại giao”. Thiếu kiến thức lâm sàng. Chẩn đoán sai. Làm xét nghiệm không cần thiết. Đối diện với bệnh nhân thì chỉ hách dịch ra lệnh chứ không biết nói. Hậu quả là chẩn đoán sai, điều trị sai, bệnh nhân chết. Nếu còn sống thì gặp biến chứng, hoặc thương tật suốt đời. Dỏm trong các ngành khác như khoa học xã hội thì có thể không gây tác hại nguy hiểm, nhưng dỏm trong y khoa thì hậu quả khôn lường. Rất tiếc là các quan cách mạng không nhìn thấy hay không nhìn thấy điều hiển nhiên đó để cho sự hám danh và dỏm lên ngôi. Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử nước nhà.

Bệnh hám danh trong y giới ngày nay đã trở thành đại dịch. Có lần trong một hội thảo chuyên môn, một anh kia tên là D, học y trước 1975 nhưng ra trường sau 1975, thuộc thành phần răng đen mã tấu – “cách mạng 75″ như người Sài Gòn vẫn nói, được người ta giới thiệu anh ta là TS, nhưng khi anh ta lên bục giảng câu đầu tiên anh ta nói là chỉnh người giới thiệu, rằng chức danh của anh ta bây giờ là PGS. Chính xác hơn là PGS-TS-BS. Cả hội trường có phần sững sờ trước sự khoe khoang hợm hĩnh. Tôi cũng ngạc nhiên khi biết anh ta có bằng tiến sĩ và càng sững sờ khi biết anh ta là PGS. Hỏi đồng nghiệp làm cùng bệnh viện với anh ta, ai cũng cười. Nghiên cứu là con số 0. Lâm sàng? Đã có nhiều bệnh nhân thành nạn nhân của anh ta. Thế là biết. Tất cả chỉ là mua bán. Thế mới biết cái cơ chế có khả năng nhào nặn một con người có tư cách thành một kẻ háu danh hợm hĩnh. Và chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng trường hợp của anh D chỉ là một hạt cát trong sa mạc y giới. Ngày nay có hàng chục ngàn người như thế. Nó đã thành một đại dịch. Dịch hám danh. Dịch hám bằng cấp. Đại dịch hám danh và hám bằng cấp còn nguy hiểm đến bệnh nhân hơn các đại dịch H1N1 nhiều.

Đại dịch hám danh không chỉ trong y giới mà còn lan tràn ra các địa hạt khác ngoài xã hội. Ai cũng cố gắng tạo cho mình một cái danh xưng trước tên. Ngày nào xã hội biết đến bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư … nhưng ngày nay người ta còn gắn CN và Master trước tên mình. CN là cử nhân. Master là cao học. Chưa bao giờ tôi thấy một sự háu danh quái đản như hiện nay. Trong y giới, người ta còn gắn thêm TS-BS, hoặc PGS-TS-BS. Nếu có danh xưng gì khác như thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, người ta cũng gắn vào luôn. Nếu một người nông dân không có bằng cử nhân thì họ được gọi là gì. Không là gì cả. Do đó, đại dịch dịch hám danh nó phân chia xã hội thành những người có và những người không có. Nó dẫn đến nạn kỳ thị. Kẻ có danh xem thường người không có danh. Vì thế người ta phải chạy theo danh, phải mua danh bán tước. Đại dịch hám danh tạo ra một thị trường mua bán tước danh, bằng cấp. Từ cấp trung ương đến địa phương, hiện tượng mua bán bằng cấp xảy ra hàng ngày. Mua bán tước danh và bằng cấp là hành động xem thường kỷ cương phép tắt trong học thuật. Vì thế dịch hám danh không chỉ làm phân hóa, kỳ thị xã hội, mà còn làm hủy hoại nền học thuật quốc gia.

Sau khi gặp bạn tôi gặp trong hội thảo tuần qua làm tôi có cảm hứng viết entry này tôi lên taxi về nhà. Trên đường về nhà bị kẹt xe, anh tài xế phải vất vả nhích từng cm. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đường xá ngập nước như trong cơn bão lụt. Ngay giữa thành phố có thời mang danh Hòn ngọc viễn đông. Anh tài xế cùng độ tuổi tôi lắc đầu ngao ngán. Anh nhìn tôi ái ngại vì quá trễ giờ. Chúng tôi nói chuyện đời. Anh chỉ vào con đường ngập nước và nói họ đang phá nát thành phố này. Tôi đồng ý. Nhưng tôi muốn thêm rằng họ cũng đang hủy hoại nền học thuật nước nhà bằng cách tạo ra một đại dịch PGS-TS-BS.

Bác sĩ Ngọc
------
Nguồn: Internet

Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc

Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc có thể bắt gặp hàng ngày hàng giờ thượng vàng hạ cám từ trái cây, đồ ăn, trứng, sữa, thịt… cho tới gạo, muối, rượu, dầu ăn… nếu chỉ cần đánh cụm từ “hàng hóa độc hại của Trung Quốc” hay “đồ ăn bẩn của Trung Quốc” vào google, thì người ta có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những mặt hàng như: đậu phụ thối ngâm nước phân, dầu ăn tái chế từ nước thải, sữa gây sỏi thận, trứng gà làm từ cao su, nước tương làm từ tóc, bánh bao nhân giấy độc hại…
Những phụ nữ Việt Nam đang vận chuyển trái cây TQ qua cửa khẩu Tân Thanh ở Bắc Lạng Sơn.

Quả thực dù trí tưởng tượng có giàu đến mấy, người ta cũng khó hình dung được sự độc hại và giả tạo mà nhiều sản phẩm của Trung Quốc làm ra không ngoài mục đích kiếm lời bất chính và sức khỏe của người tiêu dùng xếp xuống cuối bảng.

Nhưng điều trớ trêu thay là những đồ ăn, đồ uống “Made in China” ấy lại vẫn ngày đêm được tuồn ra thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Chia sẻ vì sao người Việt không mặn mà với những đồ ăn hay trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc, chị Châu hiện đang sinh sống ở Sài Gòn cho biết:

Nói về mặt đồ ăn, tôi rất ngại khi mua sản phẩm đó, tất cả các loại không riêng gì loại trước khi chế biến hay là loại mua về mình phải chế biến, tất cả các sản phẩm đó rất ngại. Trước đây, mọi chuyện đối với tôi đơn giản thôi, có thể sản phẩm đó chỉ Trung Quốc mới có, còn các nước khác họ không có, nhưng sau này vì những thông tin đại chúng sản phẩm của Trung Quốc thường xuyên có những sự cố cho nên mình rất ngại, mình không biết sản phẩm mình mua có thật giống như người ta nói hay không.

Theo chị Châu không chỉ có chị và các thành viên trong gia đình chị nói “không” với đồ ăn Trung Quốc mà bè bạn tại công sở của chị cũng ngày càng có nhiều quay lưng lại với thực phẩm xuất xứ từ nước này.

Cũng giống với chị Châu, chị Uyên, một cô giáo dạy học đang sinh sống ở Sài Gòn cũng đồng tình với quan điểm “chỉ nghe thấy hàng của Trung Quốc là tránh”:

Kinh nghiệm của mình về chuyện sử dụng hàng Trung Quốc không tin cậy là vì chất lượng, thứ nhì là vì mình không thích họ nên mình cũng không dùng luôn. Trước đây mình sử dụng rất vô tư, trái cây mình ăn mình nghĩ là bổ còn bây giờ thì rất khác rồi, ăn mà rất đắn đo vì mình không biết là mình đang ăn cái gì.

Mình nghe nói quá nhiều về trái cây Trung Quốc, thành ra bây giờ tránh không mua, những thứ gì mình nghĩ có thể là của Trung Quốc là mình tránh không mua mặc dù trái cây không có ghi hẳn là của Trung Quốc hay không vì ở VN mình rất nhiều món không ghi xuất xứ, mình thấy có “nguy cơ” của Trung Quốc là mình không dám ăn. Trước đây có thể mua những thứ như nho cam lê còn bây giờ chỉ ăn những thứ của VN như mãng cầu, ổi… với lại đó là những thứ mình thấy chứ còn có rất nhiều thứ mình không thấy được thì biết làm sao?

Băn khoăn “không biết làm sao” của chị Uyên có lẽ cũng là những trăn trở của rất nhiều những người tiêu dùng phải nhắm mắt mà ăn vì thực phẩm, đồ ăn của Trung Quốc hầu như tràn lan khắp thôn cùng ngõ hẻm Việt Nam.

Mặc dù chưa có một số liệu thống kê nào cho thấy lượng hàng giả, hàng kém chất lượng hay độc hại Trung Quốc tác động đến sức khỏe cộng đồng thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng, nhưng những lời cảnh báo của chính giới chức tại Trung Quốc đã phần nào cho thấy rõ tính chất độc hại từ sản phẩm của nước họ. 

Phát biểu trên Nhân Dân Nhật Báo số ra tháng 4/2011, cựu thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo không ngần ngại cho rằng: “tất cả những vụ bê bối an toàn thực phẩm nghiêm trọng đủ để cho thấy sự suy giảm đạo đức và liêm chính trong kinh doanh đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.” Trong khi đó một vị luật sư tại TQ lý giải nguyên do chính là tâm lý kiếm lời bằng bất kỳ giá nào và không cần quan tâm tới tác hại đến người tiêu dùng, đồng thời, ông này cũng chỉ ra đó là sự quản lý kém cỏi, thậm chí bất lực của chính phủ Hoa Lục.

Điều trớ trêu là những đồ ăn độc hại của Trung Quốc không chỉ Việt Nam hay các quốc gia khác phải hứng chịu, mà chính người dân của nước họ cũng đang phải đối đầu. Theo một kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu an toàn dược phẩm và thực phẩm Thượng Hải hồi năm 2012, có tới gần 75% chính người tiêu dùng bản địa Trung Quốc không yên tâm khi sử dụng thực phẩm của chính nước họ và gần 30% cho rằng đồ ăn được làm ra từ Trung Quốc “cực kỳ không an toàn.”

Phản ứng của người dân
Quay trở lại với câu chuyện trong nước, khi đặt câu hỏi “anh/hoặc chị sẽ phản ứng ra sao khi gặp thực phẩm của Trung Quốc?” chị Kim hiện đang sinh sống ở Hà Nội đánh giá:

Tôi bây giờ mà đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu, nhiều khi thắp hương từ mùng một mà đến tận 12-13 mà hoa quả vẫn còn tươi nguyên, chứng tỏ họ phải ngâm tẩm các hóa chất, mà đã là hóa chất đưa vào cơ thể độc hại, cho nên tôi không bao giờ mua hoa quả của Trung Quốc, mặc dù rất đẹp mã.

Tuy nhiên, chị Kim cho rằng chuyện tránh mua hàng Trung Quốc của chị chỉ dựa trên đồn đãi và kinh nghiệm bản thân, chứ chị không cực đoan như nhiều bạn bè của chị, vì với họ dù “Made in China” ở bất kỳ thứ gì họ cũng không đụng tới.

Vậy lý do vì sao mà những hàng hóa độc hại, kém chất lượng của Trung Quốc vẫn có đất sống khi thâm nhập vào Việt Nam? Chị Châu nhận xét bởi giá thành các sản phẩm quá rẻ và dù đôi khi biết là độc hại, nhưng vì gia cảnh nghèo túng, nên người ta vẫn phải chấp nhận “nhắm mắt” mà mua:

Nếu nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ, giá thành rẻ như vậy người ta mới có thể ăn được, mới có thể mua được, nếu cao cấp hơn người ta sẽ không mua nổi. Những người lao động ở đây nghèo lắm, không bao giờ người ta nghĩ là người ta mua được cho con họ một trái táo đâu, nhưng bây giờ bạn thấy đó, táo bây giờ được bầy bán tràn lan, 10 -20 ngàn một ký lô 4-5 trái, vậy người ta mới có cơ hội mua và họ ăn bình thường.

Tuy vậy, nếu nhìn sâu hơn vào vấn đề thì có lẽ để hàng bẩn, hàng độc của Trung Quốc có thể tồn tại được lại nằm ở hệ thống quản lý chất lượng từ cấp trung ương, kiểm duyệt chất lượng cho tới hệ thống phân phối và chính lương tâm người bán hàng tiếp tay ở các địa phương VN:

Tôi nghĩ là cơ quan quản lý trung ương của mình nói chung còn để có nhiều kẽ hở, hay trên cửa khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu thì nhiều khi làm việc không thể sát sao hết được bởi lượng hàng vào, hàng ra xuất khẩu, nhập khẩu rất là nhiều cho nên nhiều khi họ làm việc không thể chỉn chu hết được. Thế rồi, đường thương lái tiểu ngạch cũng thế họ đưa hàng vào mà không qua kiểm duyệt. Tôi nói thật, ở bộ phận phân phối của mình, những người trực tiếp lấy hàng bán cho bà con nhân dân, có thể là siêu thị hay các nhà tiểu thương người ta chỉ bán những hàng có lợi nhuận cho họ thôi và làm cho chính những người tiêu dùng là nạn nhân vì sử dụng những hàng không tốt đưa vào cơ thể mình. Nói chung là chúng tôi rất là bất bình trong chuyện này.

Có lẽ vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là những câu chuyện dài, chỉ biết rằng để tránh trở thành nạn nhân, người tiêu dùng chỉ còn cách tự bảo vệ mình và hãy nói “không” trước khi quá muộn.
-----
Nguồn: Internet

Thương xá Tax, hơn 130 năm nhìn lại!

Tòa nhà với câu chuyện hơn “100 năm lịch sử” đã là một trung tâm thương mại sầm uất, lâu đời nhất tại Việt Nam. Dự kiến vào cuối năm nay địa điểm này sẽ được xây dựng thành trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax. Theo thiết kế, Thương xá Tax sẽ được mở rộng và phát triển thành Tax Plaza, một khu phức hợp 40 tầng gồm có trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, triển lãm quốc tế, phòng hội nghị, hầm đậu xe.
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua. Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa. Ban đầu, nơi này mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông.
Công trình tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của Sài Gòn, ngay trung tâm quận 1.
GMC kinh doanh các mặt hàng bazar sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương tây nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ Lục tỉnh Nam kỳ vào thời kỳ đó.
Cùng với những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc khác như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát lớn thành phố, Dinh toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất), Dinh Xã Tây (này là UBND TP.HCM), Thương xá Tax góp phần tạo nên một "Hòn ngọc Viễn Đông" tao nhã và sôi động bậc nhất châu Á thời bấy giờ.
Về sau, để tận dụng tối đa công năng và hiệu quả sử dụng tòa nhà, người chủ GMC đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ và xây thêm một tầng nữa. Chữ GMC được đặt trên nóc tòa nhà, quan khách có thể nhìn thấy từ rất xa.
Đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, tòa nhà GMC được Hội Mậu dịch đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê buôn bán. 
Vào thời kỳ này, việc mua bán vẫn rất nhộn nhịp...
... đồng thời các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào Việt Nam.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng biến động của thành phố, tòa nhà vẫn tiếp tục tồn tại bền vững.
Sau ngày giải phóng, Thương xá Tax được giao lại cho UBND thành phố, Tòa nhà không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất; mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất. Đến năm 1981, UBNDTP quyết định thành lập Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố trực thuộc Sở Thương Nghiệp để nâng tầm hoạt động, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Ngày 19.1.1998, dòng chữ Thương xá Tax chính thức được đặt trên nóc tòa nhà, đánh dấu sự trở lại của một thương hiệu đã tồn tại và ăn sâu vào nếp nghĩ của người Sài Gòn xưa.
Ngày 26.4.2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
Tòa nhà với câu chuyện hơn “100 năm lịch sử” đã là một trung tâm thương mại sầm uất, lâu đời nhất tại Việt Nam. Dự kiến vào cuối năm nay địa điểm này sẽ được xây dựng thành trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax. Theo thiết kế, Thương xá Tax sẽ được mở rộng và phát triển thành Tax Plaza, một khu phức hợp 40 tầng gồm có trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, triển lãm quốc tế, phòng hội nghị, hầm đậu xe.
Hòa Đông (Theo VNExpress)
--------
Nguồn:

Một Sài Gòn đang trở nên xa lạ

Quy hoạch mỹ miều 300 năm của Hòn ngọc Viễn Đông đang phải nhường chỗ cho đô thị hiện đại chưa được định dạng. Áp lực xe cộ trên từng con đường dẫn vào trung tâm TP.HCM đang ngày càng khủng khiếp. Vào giờ cao điểm, dòng xe chật cứng như nêm cứ nhích từng tí, từng tí một. Tiếng máy xe rền rĩ, tiếng còi xe chát chúa, tiếng máy móc ồn ào từ những công trình đang thi công cứ thi nhau xé nát cả một không gian từ lâu vốn nổi tiếng yên bình.
Rào chắn dựng lên để xây dựng ga metro và thương xá Tax cũng 
sẽ được thay thế bằng nhà cao tầng. (Ảnh chụp chiều 18-8) Ảnh: HTD
Còn đâu nét xưa Sài Gòn
Hơn 100 năm trước, khu trung tâm Sài Gòn được quy hoạch rất quy củ, tương tự ô bàn cờ với những điểm nhấn đặc sắc như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Nhà hát lớn, chợ Bến Thành, Tòa Đô chính (nay là trụ sở UBND TP), thương xá Tax, khu Eden... Các chỉ số chiều cao, mật độ xây dựng, cây xanh, diện tích đường sá đều đạt đến “tỉ lệ vàng”. Nhưng nay khái niệm “tỉ lệ vàng” không còn nữa, thay vào đó là “khu đất vàng”. Hầu như khu đất trống, nhà biệt thự, công sở nào ở trung tâm quận 1, quận 3 cũng trở thành đất vàng, đất bạc và thường được xây cao tầng cho có “hiệu quả kinh tế”. Nét Sài Gòn xưa của TP.HCM cứ ngày một lụi tàn dần.
Theo thống kê, hiện có khoảng 180 cao ốc đã và đang mọc lên ở khu trung tâm Sài Gòn. Hàng loạt dự án cũng đang tiếp tục triển khai như dự án SJC Tower (diện tích 4.000 m2, cao 58 tầng, chiếm bốn mặt đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực). Dự án Sài Gòn Center giai đoạn 2 cũng vừa được chủ đầu tư làm lễ khởi công. Không lâu nữa, gần ngôi chợ Bến Thành đậm chất Sài Gòn xưa sẽ mọc lên cao ốc 45 tầng với 200 căn hộ cùng khu chức năng văn phòng, thương mại.

Chưa hết, góc đường Lê Lợi - Huỳnh Thúc Kháng cũng đang được rào lại để xây một khách sạn to đùng. Rồi BV Sài Gòn cũng được hoán chuyển thành khách sạn năm sao 400 phòng cùng với một khu văn phòng rộng 30.000 m2… Sau khi khu Eden bị xóa sổ để thay bằng một trung tâm thương mại, thương xá Tax (từng được cải tạo để trở nên… xấu xí hơn) cũng sắp trở thành dĩ vãng. Một thời gian ngắn nữa, công trình có kiến trúc tuyệt đẹp thời Pháp này sẽ bị đập bỏ để hình thành một cao ốc 40 tầng.
Hồn đô thị đã biến mất
Với một diện tích khiêm tốn vài trăm hecta, trung tâm Sài Gòn vốn được quy hoạch thành khu trung tâm hành chính và công cộng nay lại đang được nén chặt đến mức ngộp thở. Sài Gòn xưa giờ đang trở thành đô thị của một nước xa lạ nào đó, những bản sắc vốn có và hồn đô thị của thành phố 300 năm tuổi đang bị xóa nhòa. Liệu bạn có còn tìm được nét Sài Gòn xưa ở những cao ốc mang tên nước ngoài như Royal Garden, Eva Royal Plaza, Avalon, Sailing Tower, Centec Tower hay Kenton Residence, Gemadept Tower, The Manor? Cái tên Sài Gòn cũng được nhắc tới nhưng lại rặt một nét lai căng, ví như Saigon Sky Garden, Saigon Plaza…
Đôi khi tôi tự hỏi khu đô thị Thủ Thiêm cứ ì ạch thực hiện đã hơn 10 năm nay nhưng sao ở đó người ta không sớm xây dựng cao ốc, quảng trường, khu phức hợp? Tại sao không dời trung tâm hành chính về đó để tạo động lực thúc đẩy phố đông Sài Gòn, nhất là khi cầu, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành đang dần được hình thành? Một phố đông hiện đại, ngăn nắp và một phố tây cổ kính, hoài niệm sẽ cùng phát triển và là một sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Vậy mà…
Giờ đây, nét xưa của Sài Gòn đang dần biến mất. Những con đường, lề đường lát đá với hàng cổ thụ rợp bóng sẽ trở thành những kỷ niệm vô giá mà không biết bao giờ người Sài Gòn mới có thể nhìn thấy lại. Sài Gòn xưa đang dần thu nhỏ đi và người ta chỉ có thể tìm gặp lại qua hình ảnh trong các nhà hàng “phố cổ”, “phố xưa”. Một hồn đô thị đã vĩnh viễn biến mất khiến những người yêu Sài Gòn không khỏi ngậm ngùi. Quy hoạch mỹ miều 300 năm của Hòn ngọc Viễn Đông đang phải nhường chỗ cho đô thị hiện đại chưa được định dạng. Và khi nghe lại câu hát “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”, những người hoài cổ như tôi không khỏi buồn bã, xót xa…
KTS NGUYỄN NGỌC DŨNG

Tiểu thương thương xá Tax lo âu
Từ khi rào chắn dựng lên để xây dựng ga metro, tình hình kinh doanh ở khu vực đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi trở nên im ắng hẳn. Và trước thông tin một phần thương xá Tax phải bàn giao để thi công tháp thông gió của ga metro (hạn chót là ngày 1-10), các tiểu thương ở đây càng phải đua nhau “xả hàng”.
Ghi nhận tại thương xá Tax hôm 18-8, tiểu thương các ngành hàng quần áo, hàng lưu niệm, giày dép… đều trưng bảng giảm giá 20%-50%. Đặc biệt, ngành hàng thủ công mỹ nghệ đều giảm giá từ 50% trở lên.
Chủ sạp Liên Hoa cho hay chị đã kinh doanh ở thương xá Tax từ năm 1978 và đây là lần đầu tiên phải giảm giá nhiều như vậy. “Ban giám đốc thương xá rất thông cảm với tiểu thương nên đã miễn tiền mặt bằng trong hai tháng 8 và 9, đồng thời giới thiệu cho tôi chuyển sang Trung tâm C6 Phạm Hùng, quận 8. Tuy nhiên, nhà tôi ở Gò Vấp nên đi lại rất bất tiện, ngoài ra mặt hàng quần áo cũng chỉ phù hợp với đối tượng là khách nước ngoài nên qua đó sẽ gặp khó khăn. Tôi đang xin được kinh doanh tại Siêu thị Sài Gòn trên đường Ba Tháng Hai, quận 10” - chị chủ sạp cho hay.
Bà Trần Thúy Liên, Giám đốc thương xá Tax, cho biết từ ngày 1-10 phải bàn giao 500 m² mặt tiền đường Lê Lợi cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió của nhà ga tuyến metro số 1. Do hơn một tháng nay (từ khi dựng rào chắn) tiểu thương cũng không bán được hàng nên Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quyết định đóng cửa sớm thương xá và sẽ miễn phí tiền mặt bằng cho các tiểu thương trong hai tháng 8 và 9.
“SATRA còn giới thiệu Siêu thị Sài Gòn trên đường Ba Tháng Hai, quận 10 và C6 đường Phạm Hùng, quận 8… cho các tiểu thương có nhu cầu. Riêng việc tiếp tục kinh doanh ở trung tâm quận 1 là rất khó thực hiện” - bà Liên cho hay.
TÚ UYÊN
-----
Nguồn: Internet

11 tháng 8, 2014

Bệnh Thời Đại – Ung Thư Tàu

Bệnh Thời Đại – Ung Thư Tàu: Một vấn đề rất trầm trọng đã xuất hiện, đó là việc tiêu thụ hàng Tàu và mắc phải những chứng bệnh nan y. Chất độc hóa học đầy rẫy trong hàng hóa thực phẩm từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đang lan tràn mọi nơi. Với những ngón đòn thương mãi ma đạo, Trung Quốc sử dụng các độc chất hóa học, phẩm công nghệ với liều lượng rất cao trong việc chế biến sản phẩm của họ để giữ cho hàng hóa thực phẩm của Trung Quốc không bao giờ hư mốc.

Chúng ta hãy cùng gia đình mình tích cực thực hiện để biến ước mơ của chúng ta thành hiện thực: Bảo vệ đất nước Việt nhân dân Việt bằng cách ”TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG HÀNG TÀU – không làm giàu cho giặc cướp”. 

NGƯỜI NGHÈO KHÓ – VẤN ĐỀ SỨC KHỎE – SỰ CHỮA TRỊBình thường tại những đất nước không cho người dân một đời sống ấm no, người dân phải làm việc quần quật ngày đêm để gia đình có được ba bữa cơm trong ngày, tiền trả học phí cho con trong năm, và vì thế vấn đề sức khỏe, họ hầu như không dám nghĩ đến, chỉ ”xin” phó mặc cho ”Trời”, đến đâu hay đó. Có cơm ăn mỗi ngày đã là một việc khó, họ không có thì giờ nghĩ đến chuyện xa xôi như là ”Nếu một mai, bị mắc bệnh, phải chữa trị bằng thuốc men, phải vào nhà thương điều trị…”

Thật tình khi nghe bà con, bạn bè, hoặc hàng xóm láng giềng bị bệnh nặng và khi chạy chữa đã phải vay mượn người quen hoặc bán nhà bán cửa, như trường hợp những gia đình có người mắc phải những căn bệnh suy thận phải lọc máu tháng nầy qua tháng khác, hoặc suy tim phải mổ, bị ung thư phải điều trị lâu dài, nhiều người cũng nghĩ đến bản thân và gia đình mình mà thầm lo lắng. Nhưng rồi cái lo như thế cũng qua vì chưa là cảnh họ gặp phải. Công việc kiếm sống càng ngày càng quá khó khăn đã lấy đi nỗi lo đó, họ chỉ còn nghĩ đến cái lo phải kiếm cho đủ sống mỗi ngày.

Bệnh Thời Đại – Ung Thư Tàu: Một vấn đề rất trầm trọng đã xuất hiện, đó là việc tiêu thụ hàng Tàu và mắc phải những chứng bệnh nan y. Chất độc hóa học đầy rẫy trong hàng hóa thực phẩm từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đang lan tràn mọi nơi. Với những ngón đòn thương mãi ma đạo, Trung Quốc sử dụng các độc chất hóa học, phẩm công nghệ với liều lượng rất cao trong việc chế biến sản phẩm của họ để giữ cho hàng hóa thực phẩm của Trung Quốc không bao giờ hư mốc. Đó là chủ đích để kiếm được nhiều tiền lời do bởi hàng hóa không hư mốc nên họ không bao giờ lỗ vốn.

Các chất độc hóa học được xử dụng trong hàng hóa thực phẩm, sản phẩm của Trung Quốc đã đem lại cho người tiêu thụ một căn bệnh thời đại khi vô tình tiêu thụ các lọai hàng hóa thực phẩm kể trên, đó là bệnh ”Ung thư Tàu”.

Nhà cầm quyền Việt Nam thả lỏng hoàn toàn việc nhập hàng Tàu bằng cách ”khuyến khích” qua sự kiện hạ thuế nhập cảng hàng Trung Quốc đến gần con số 0. Bất kể là hàng gì cũng cho phép. Do đó hàng Tàu tràn ngập thị trường Việt Nam. Qua sự kiện nầy, chúng ta thấy rõ, người dân mình không được bảo vệ thì chớ, nhà cầm quyền Hà Nội lại còn tiếp tay cho Trung Quốc trong việc cho nhập vào nước những hàng hóa đầy chất hóa học nguy hiểm, gây tử vong cho người tiêu thụ.

Hàng Tàu là nguy cơ của các lọai bệnh ung thư có tính cách ”cấp tính” do lượng độc chất trong hàng Tàu quá cao. Hàng Tàu đang chiếm hữu đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Hàng Tàu là Tử Thần. Hàng Tàu là giặc. Hàng Tàu đem lại những căn bệnh cho người già người trẻ, và ngay cả những thai nhi còn nằm trong bụng mẹ cũng sẽ mắc phải những chứng bệnh nan y khi tiêu thụ hàng Tàu. Các độc chất ướp, tẩm, pha trộn trong thức ăn trong bánh mứt, trong trà, trong vật dụng mà chúng ta mua về ăn uống và xử dụng là nguồn độc chất khổng lồ chúng ta phải tránh xa.

Lượng hàng Tàu đang chiếm cứ thị trường tiêu thụ tại Việt Nam có bề ngoài tươi, đẹp như các loại rau quả to lớn, tươi thắm, lâu hư. Xử dụng hàng Tàu, ăn uống hàng Tàu cuộc sống của chúng ta sẽ đi dần vào những tháng năm héo tàn khi phải lăn lộn trong bệnh họan. Đời sống chúng ta sẽ trở thành tăm tối mịt mù và đầy đau đớn.

HÓA CHẤT GÂY BỆNH ”UNG THƯ TÀU”

Hàng Tàu là hàng gì và vì sao độc hại? Ngày trước chúng ta gọi người Trung Hoa là người Tàu, vì họ đến xứ ta bằng thương thuyền. Họ là những thương gia đến Việt Nam buôn bán bằng tàu bè nên dân mình gọi họ là nguời Tàu kể từ đó. Hàng Tàu là hàng hóa thực phẩm nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hàng Tàu được chế biến bằng nhiều hóa chất. Cụ thể như Formol được xử dụng trong bánh phở sợi bún để chống thiu, mốc. Formol là loại hóa chất dùng ướp xác chết để giữ xác được tươi lâu, không bị thối rửa. Formol là một hóa chất cấm không được dùng trong thực phẩm, lại được người Tàu dùng để ướp chân, lòng gà vịt, và thịt gà để tránh bị thối rữa trên đường chuyển qua biên giới Việt Nam (vào ngõ Cao Bằng, Lạng Sơn).

Trong hàng hóa Tàu còn tìm thấy có xử dụng các chất hóa học cực độc như Sodium benzoate chống mốc. Phẩm nhuộm công nghệ Sudan, Rhodamine được dùng để nhuộm mứt bánh, hột dưa có được màu tươi, lại giữ màu được lâu bền. Đặc biệt hóa chất Endo sulfan và Metamidophos/Monitor được Trung Quốc cho vào thức ăn để chống mốc là một loại thuốc trừ sâu rất độc, hoàn toàn cấm không được dùng trong thực phẩm. Lượng sử dụng các loại hóa chất nầy rất cao được tìm thấy trong hàng hóa Tàu, gây tác hại trầm trọng như sự hủy họai hệ thần kinh và nội tạng của người xử dụng, và còn là các hóa chất có khả năng gây ung thư rất cao.

Độc chất hóa học được giới sản xuất tại Trung Quốc xử dụng để tạo những bắp cải rau trái tươi mát đẹp mắt, thức ăn lâu hư lâu mốc có mặt trong thức ăn hàng hóa nhập vào Việt Nam. Đó là các chấtRhotenone, Fluoro-quinolones, 3-MCPD, Nitrofuran, Chloramphenicol, Semicarbazide, Chì, Thủy ngân, Arsenic, kích thích tố tăng trưởng2,4,5-T (hóa chất Da Cam): nguyên nhân của vô số các bệnh ung thư. Nitrite sử dụng làm cho cây trái, rau đậu được tươi xanh, phần lớn tạo các bệnh ung thư bao tử và ruột già.

Ngoài chất Formol tìm thấy, hóa chất Sodium benzoate chống sự thiu mốc của hàng hóa được đều dặn xử dụng trong trà, hạt tiêu. Các loại củ hay trái cây khô nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc đều có chứa nhiều chất chì, thủy ngân và Arsenic. Chất Phenol được sử dụng với liều lượng rất lớn trong thực phẩm Tàu như hiện nay có ảnh hưởng nguy hại đến hệ thần kinh, nguy hiểm cho trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ. Tóm lại các chất Urea, Chì, Thủy ngân, Arsenic tìm thấy trong hàng Tàu có nguy cơ gây bệnh ung thư rất cao.


TIÊU THỤ HÀNG TÀU SẼ BỊ UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO

Nhiều nghiên cứu cho thấy sát suất tiêu dùng đồ Tàu và bị nhiễm bệnh ung thư rất cao, đưa đến việc tử vong, cần phải tránh xa. Thức ăn của Tàu ”ướp” đầy hóa chất gây ung thư sau khi đã hấp thụ thì không còn đường chạy chữa. Khác với việc ăn uống các thức ăn được sản xuất tại các nước khác trên thế giới như ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, chúng ta chỉ bị bệnh trường hợp không biết tiết chế điều độ. Những căn bệnh mắc phải sẽ là các chứng cao máu, cao mỡ, tiểu đường v.v… Một số bệnh phát sinh do tệ trạng hút thuốc lá, gây ra bệnh ung thư như ung thư phổi chết người. Người hút thuốc lá trở thành nghiện hút thuốc lâu ngày mà mắc bệnh ung thư. Nhưng nếu biết chọn lựa để không hút thuốc lá, chúng ta tránh được bệnh ung thư phổi.

Việc ăn thức ăn Âu Mỹ bị mang bệnh cũng được nói đến về sự kiện không biết tiết giảm lượng muối lượng chất béo trong thức ăn, lâu dần từ năm này qua năm khác, nhiều người mắc phải chứng bệnh cao máu, cao mỡ, bệnh gan, suy tim, suy thận v.v.. Chúng ta có quyền lựa chọn khi xử dụng các thức ăn bình thường. Nếu chọn ăn uống thỏa thích với quá nhiều chất béo, ít vận động lâu ngày đưa đến chứng mập phì tạo nên những căn bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch. Rất nguy hiểm cho tánh mạng như bị đột qụy, tai biến mạch máu não. Tuy nhiên những căn bệnh nầy có thể chữa trị được. Và nếu biết chọn cách ăn uống điều độ vừa phải chúng ta sẽ không bị bệnh lại tạo được cho mình một đời sống lành mạnh, một sức khỏe khả quan.

Xử dụng hàng Tàu trái lại không cho chúng ta khả năng lựa chọn, vì tiêu thụ hàng Tàu sẽ đem lại cho chúng ta những căn bệnh ung thư không thể chữa trị được. Tiêu thụ hàng Tàu sẽ bị nhiều độc chất hóa học tích tụ trong cơ thể. Và lâu dần với một số lượng hóa chất quá lớn sẽ tạo tình trạng nguy hiểm, tiến thối lưỡng nan, vô phương cứu chữa. Bởi vì lượng độc chất tai hại đã vào trong cơ thể sẽ không thải khỏi cơ thể chúng ta được, và giới Y học không thể chữa trị cho chúng ta trở lại lành mạnh được. Bởi vì khi các độc chất nầy bám vào cơ quan trong người, nó sẽ bành trướng phát triển ác tính và tạo thành bệnh ung thư, đưa đến cái chết.

Chúng ta phải biết rõ để tránh cho chính chúng ta và gia đình người thân việc tiêu thụ hàng Tàu. Đó là một sự lựa chọn sáng suốt. Chúng ta phải biết rõ việc chọn ăn đồ Tàu, diễn tiến sẽ ra sao và hậu quả sẽ như thế nào?

DIỄN TIẾN PHÁT SINH BỆNH UNG THƯ

Cơ thể chúng ta là một guồng máy tuyệt diệu Trời sinh. Các tế bào trong cơ thể có sự cân bằng của số tế bào chết được thải ra với số tế bào sống được sinh ra thay thế số tế bào chết, sẽ làm cho guồng máy nầy họat động đều đặn và tốt đẹp. Khi lượng tế bào chết thải ra được cân bằng với lượng tế bào sống sinh ra, ”guồng máy” sẽ họat động hài hòa. Các hóa chất độc hại đi vào cơ thể của chúng ta qua đường thực quản hay khí quản. Cụ thể như đi vào các bộ phận trong cơ thể chúng ta như bao tử, gan, thận, đường ruột… những cơ quan liên quan đến việc hấp thụ, lọc, thải những chất độc trong người chúng ta. Khi các cơ quan nầy bị độc chất hóa học tấn công do trực tiếp bị ảnh hưởng từ lượng thức ăn nước uống được hấp thụ sẽ phát sinh bệnh ung thư.


Một chất hóa học được xem là độc chất gây ung thư, sẽ không có khả năng được tiêu hóa, tống thải khỏi cơ thể chúng ta theo đường thải của phân hoặc nước tiểu, sẽ đọng lại bám vào một bộ phận trong cơ thể. Thoạt đầu nó tụ thành điểm/khỏang đóng chiếm một chỗ sẽ tạo sự rối loạn cho sinh họat của các tế bào lành mạnh hiền (tế bào sống) tại đó. Dần dần nó chiếm chỗ và ”quấn” vào tế bào khỏe mạnh làm ”vướng chân vướng tay”. Sau đó nó biến dạng các tế bào lành mạnh mà nó ”vớ” được, thay hình đổi dạng tế bào lành mạnh nầy bằng cách hủy họai và phá hỏng sinh hoạt bình thường của tế bào lành mạnh đó, biến tế bào nầy thành tế bào độc, dẫn đến sự hỗn lọan trong cân bằng sinh diệt của tế bào sống và tế bào chết tại cơ quan đó. Khối tế bào độc nầy sẽ làm nghẽn hệ thống tuần hòan, gây rối lọan trong sự điều độ và hài hòa của cơ thể. Các tế bào biến dạng nầy được gọi là tế bào ung thư. Đó là quá trình xuất hiện của tế bào ung thư do ảnh hưởng các độc chất chúng ta hấp thụ từ hàng Tàu.

Các tế bào ung thư có khả năng ”len lách” từ từ di chuyển đến mọi cơ quan khác trong thân thể theo phần dung dịch của cơ thể. Dung dịch của cơ thể là những chất nhờn hoặc chất lỏng chuyển vận trong cơ thể, với công năng tạo sự trơn tru cho các họat động và các chuyển động bên trong cơ thể. Lẫn trong phần chất nhờn chất lỏng luân lưu trong cơ thể, tế bào ung thư lan dần đến các cơ quan khác để ”tiến chiếm” các vị trí mới, gây tạo ảnh hưởng phá họai qua tiến trình sinh sôi, phát triển để chận đường sinh hóa của tế bào lành mạnh tại các cơ quan mới chiếm cứ nầy. Sự lan qua các cơ quan khác trong cơ thể chúng ta như thế gọi là di căn. Khi các tế bào ung thư có khả năng lan nhanh và tàn phá những bộ phận khác trong người, các tế bào ung thư nầy sẽ chận đường hô hấp tiêu hóa của cơ thể, con người sẽ đi đến tử vong.


ĐỒ TÀU RẺ ”MẠT” NHƯNG THẬT SỰ ĐẮT…”CHẾT NGƯỜI”

Tuy nghe nói hàng Tàu đáng sợ, nhưng có thể vì rẻ nên nhiều người, nhất là những người dân nghèo ”cố gắng phớt lờ” và vẫn mua hàn Tàu cho có mà dùng. Đặc biệt mỗi độ Xuân về, Tết sắp đến, phải có một ít mứt bánh trái cây cúng ông bà ba ngày Tết. Bà con hàng xóm bạn bè đến chúc Tết, phải có mứt bánh với tách trà đầu năm đãi khách.

Dùng mứt bánh kẹo trái cây của Tàu thì rẻ thật, nhưng hậu quả lại đắt vô cùng. Đó là ăn và dùng đồ của Tàu rồi mắc phải bệnh, thì lấy tiền đâu mà mua thuốc mà trả viện phí nếu phải vào nhà thương chữa trị. Chưa nói đến viêc bị ung thư thì cơn đau hành hạ thân thể khổ sở vô cùng. Bệnh ung thư khi đã phát, sẽ tạo những cơn đau dữ dội và khi bệnh đã đến giai đọan nặng thì những cơn đau trong thời gian nầy chỉ có thể làm giảm bớt bằng morphin hoặc thuốc phiện. Nhiều căn bênh ung thư người bị bệnh trong suốt thời gian chữa trị đã chịu nhiều tốn kém, nhiều cơn đau đớn, cuối cùng cũng phải chấp nhận cái chết. Vì thế ăn đồ Tàu tuy rẻ mà rất đắt, vì phải trả cái giá bằng sinh mạng của một con người. Chưa kể đến cảnh những gia đình nghèo chạy bở hơi tai vay tiền vay của để có tiền chạy chữa thuốc men cho thân nhân. Khi người bệnh qua đời, người thân còn lại, vợ hoặc chồng, con cái là những người vẫn phải tiếp tục mang cái khổ vì hàng Tàu, phát sinh từ căn bệnh của người thân vừa nằm xuống, là sự thiếu hụt, là nợ nần họ phải trả. Đã nghèo khổ lại càng khốn khó thêm hơn.

”PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH” VÀ PHƯƠNG THỨC “TRỊ” BỆNH UNG THƯ TÀU

Thức ăn vật dụng từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam và các nước trên thế giới, có số lượng hóa chất độc hại hoặc lượng hóa chất cho phép sử dụng lại quá sức cao hơn mức ấn định, hoặc là có những hóa chất công nghệ tuyệt đối không được sử dụng trong phạm vi thực phẩm, vẫn được Trung Quốc sử dụng, sẽ tụ đọng trong cơ thể ta rất nhiều. Số lượng độc chất càng nhiều, cơ quan trong người càng bị tấn công nhanh và tấn công nhiều nơi. Việc mắc chứng bệnh ung thư không phải là vấn đề rất lâu năm mà có thể khá nhanh chóng. Hãy bảo trọng sức khỏe của mình và của người, nhất là của những người thân trong gia đình. Không ý thức được sự độc hại của hàng Tàu, vẫn mua về dùng là chúng ta tiếp tay cho Giặc Tàu hại đến sinh mạng thân nhân mình. Trách nhiệm đó quá to lớn và hậu quả gặp phải thật quá đau thương.

Là vợ là chồng là cha là mẹ chúng ta có bổn phận bảo vệ người thân của chúng ta. Là người yêu đất nước Việt Nam, chúng ta có bổn phận xa lánh hàng Tàu, không tiếp tay cho Trung Quốc làm hại dân mình, người thân của mình. Là người Việt yêu nước, chúng ta không dại gì làm giàu cho giặc cướp, đã ngang nhiên cướp đất cướp biển. Trên đất liền thì phá hủy vùng Tây nguyên, cướp công ăn việc làm của dân ta. Trên Biển Đông thì cướp đi con đường sống của ngư dân Việt Nam. Đó là chưa nói đến số người Việt bị Trung Quốc bắt bớ trái phép, bị ngược đãi hành hạ.

Người Việt chúng ta phải tích cực phát động phong trào bài trừ việc mua hàng hóa Tàu. Bài trừ hàng hóa Tàu là giúp nước giúp dân mình. Giúp nước nhà, bởi vì dân chúng không tiêu thụ hàng Tàu thì Nhà nước sẽ không thể tiếp tục nhập hàng Tàu. Nhà nước không nhập hàng Tàu, dân mình sẽ bài trừ được hàng Tàu, tránh bớt bệnh tật khổ đau.

Chúng ta cũng nên đặt ra một câu hỏi: ”Có phải Trung Quốc muốn chiếm đất nước Việt Nam bằng cách bán hàng Tàu gần như ”bán đổ bán tháo” chỉ với mục đích cho chúng ta ăn độc chất vì muốn đầu độc chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta”. Đây chỉ là một nghi vấn, chỉ có thời gian mới trả lời được. Nhưng chúng ta không đợi, vì đợi là thái độ không sáng suốt. Hãy nhìn vào thực tế trước mắt để có quyết định qua hành động tẩy chay hàng hóa Tàu, vì Hàng Tàu đầy độc chất gây ung thư, chúng ta tuyệt đối không mua không dùng.

Chúng ta hãy cùng gia đình mình tích cực thực hiện để biến ước mơ của chúng ta thành hiện thực: Bảo vệ đất nước Việt nhân dân Việt bằng cách ”TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG HÀNG TÀU – không làm giàu cho giặc cướp”. 
UYÊN HẠNH
-------
Nguồn: http://khoahocnet.com/2014/08/06/13580/

10 tháng 8, 2014

Tình nghĩa vợ chồng thật thà mà như. . . mơ !

Với một vốn kiến thức văn học cận đại tầm tầm, người Việt mình tầm tuổi 70 “xưa hiếm nay không hiếm” trở lên, hỏi mười người như một, ai cũng thích bài thơ viết về người vợ tảo tần của cụ Tú thành Nam: “Quanh năm buôn bán ở mom sông- Nuôi đủ năm con với một chồng- Lặn lội thân cò khi quãng vắng- Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

Thấy thấm thía nỗi kính thương cụ bà Tú Xương quá ! Mới đây, qua ông bạn vong niên trên tám mươi xuân nguyên là giáo viên văn thuộc hàng cao thủ đất học Nam Định hiện “di dân” cư ngụ ở làng Bắc Biên bên kia sông Cái, tôi được đọc lại và ảm thêm một lần nữa, biết thêm một lần nữa bài thơ “khóc vợ” của cụ Tú Mỡ. Tôi kính thương bội phần hơn xưa đối với các cụ bà. . . ngày xưa!

Tôi xem giữa những ngày “lắm chuyện nhức đầu” này ,có cơ may thấy thêm tình nghĩa vợ chồng của người Việt mình qua thơ hai cụ Tú nổi danh văn học trào phúng, một Xương,một Mỡ, thật đấy mà. . . ngỡ tưởng như mơ !

Ấy là “cụ Mỡ” nhớ cụ bà vừa khuất núi, chạy trước mình về với tổ tiên. Trước hết là cụ nhớ cái thường nhật làm nên cuộc sống thực “ngày lại ngày qua” của con người, của vợ chồng già :

Cơm dẻo canh ngọt đã đành
Miếng ngon món lạ bà giành phần cho

Mà đâu phải một ngày, một năm, một tháng. Hàng vạn ngày, vài vạn ngày dù đời khi đói khi no, khi vui khi buồn, khi được khi mất. Nghĩa là cả cuộc đời nên đòi hỏi biết bao tài đức của người nội tướng:

Nhớ tài đức đảm đang nội tướng
Nhớ công lao cấp dưỡng chí tình

Cảm động nhất là khi cụ bà như cây khô hết nhựa rồi, đã nằm bệnh rồi mà vẫn chỉ một mực chăm chăm lo cho chồng, đọc mà thấy rân rấn nước mắt; thương cảm quá:

Nhớ tôi ốm bà lo giúp đỡ
Khác nào cô y tá tận tâm
Nhớ khi giường bệnh đã nằm
Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng

”Tôi mà chết thì ông sẽ khổ”
Vì cứ như câu cổ ngữ ta
Xưa nay con cái nuôi cha
Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông “

Ờ mà ai chả thuộc nằm lòng câu cổ ngữ- thành ngữ Việt “con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Nên chi cụ bà chả lo gì mình đang trọng bệnh “gần đất xa trời”, chỉ lo mỗi một việc đại sự hàng đầu ” tôi mà chết thì ông sẽ khổ”.

Có được người vợ, có được người hiền thê bạn đời trăm năm như thế, nên trước vòng đời không ai tránh được hạn kỳ sinh lão bệnh tử, không ai tránh được nỗi buồn khổ tử sinh ly biệt, nhất là ở tuổi già “hạt lệ như sương”, các cụ ông như cụ Tú Xương, cụ Tú Mỡ cùng hàng triệu hàng triệu cụ ông người Việt khác mới thấy đau lòng buốt ruột khi người bạn đời khuất bóng.

Chính bởi “tuổi già hạt lệ như sương- không ai chuốc lấy hai hàng chứa chan” (Nguyễn Khuyến- khóc Dương Khuê) nên cụ ông lại càng thấy mình bơ vơ trống trải, không có cách chi trút bỏ gánh sầu, cho vợi bớt nỗi nhớ thương. Còn trẻ mỏ đâu, còn dồi dào sức sống đâu mà. . . đưa được nỗi buồn tuôn trôi theo dòng lệ. Nên cụ Tú Mỡ mới nói lời yên ủi

Thôi bà hãy dầu lòng yên dạ
Giấc ngàn thu cho thỏa vong hồn. . .

Và cụ tâm sự với người đã khuất:
. . .
Tôi có khổ âu là chỉ khổ
Vì thiếu bà nhà cửa vắng tanh
Khổ khi thức giấc tàn canh
Bên giường trống trải một mình chơ vơ

Chẳng có gì khỏa lấp được nỗi buồn, chẳng có ai thay thế được hình bóng người bạn đời trăm năm trong cõi. Mà đôi mắt già nhìn vào đâu cũng chỉ thấy hình bóng ấy lọm cọm vào ra, lầm lụi ra vào, nhất là cái cơi đựng trầu, vật bất ly thân của cụ bà:

Khổ trông thấy cái cơi còn đó
Đã khô trầu khô vỏ khô cau
Ba thước đất đã vùi sâu
Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi

Đọc lại một lần nữa, cảm lại một lần nữa bài thơ “khóc vợ” của cụ Tú Mỡ sau có dễ gần nửa thế kỷ, kể từ thuở tóc còn xanh. . . biếc xanh ngồi trên ghế nhà trường nay đã “hết duyên về già”, tôi cứ mường tượng các cụ bà ngày xưa, trong đó có bà nội tôi, một đời có khi lam lũ nhọc nhằn cơ cực đấy mà sống chỉ vì chồng vì con, vì người vì đời mà chẳng vì mình, chẳng vì mình cho đến khi nhắm mắt xuôi tay!

Các cụ thật xứng đáng được người đời vinh danh, được con cháu tôn kính. Và hai cụ bà “Tú Xương Tú Mỡ” thật xứng đáng được những người chồng... một Xương một Mỡ chưa bao giờ phai nhạt hình hài và sự nghiệp văn chương trào phúng trên văn đàn nước Việt thương kính các cụ vì và để lại cho đời, cho hậu thế những lời thơ trữ tình, ý tình thấm thía tâm can người đọc.

Sống trong ký ức độc giả “nhờ” thơ trào phúng, đả kích ,trào lộng, lấy cái cười “đánh địch” “đánh cái ác” “cười cái lố lăng” mà thơ trữ tình của hai cụ khóc vợ mình mới xúc động làm sao.

Ngoài cái tình kính thương với bạn đời, dấu ấn văn chương người ta thấy ở thơ chỉ giản dị là hai cụ đã nhận ra, đã chọn nét điển hình. Một là cảnh chen chân buôn bán ở mom sông, lúc quạnh vắng thân cò, khi eo sèo mặt nước trong thơ cụ. . . . Xương. Một là cái cơi đựng trầu đã “khô trầu khô vỏ khô vôi” gắn liền thân thiết với cụ bà thường nhật trong thơ cụ. . . Mỡ.

Thể thơ lục bát “trên sáu dưới tám” thuần Việt quen thuộc cùng với lời thơ giản dị, thâm trầm cũng làm cho câu thơ thêm phần biểu cảm, gợi cảm, giúp kẻ hậu sinh đẩy xa trí tưởng về một thời ông bà cha mẹ ta xưa “tay bưng đĩa muối chén gừng- gừng cay muối mặn. . .” sống với nhau giầu tình giầu nghĩa đến tận cùng “đầu bạc răng long” !

Liên tưởng “sự đời nước mắt soi gương” nhãn tiền, thấy tình nghĩa vợ chồng của các cụ ngày xưa thật thà đấy mà sao cứ như mơ, như thơ, như mộng, bạn đời ơi! . / .
Tác giả: Đào Dục Tú
--------
Nguồn: 

9 tháng 8, 2014

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng – Yêu thương & thù hận (kỳ 1)

Tư tưởng của con người có thể sản sinh ra năng lượng rất lớn và nếu được sử dụng đúng cách, năng lượng này không chỉ có thể giúp cải thiện cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn làm thay đổi cả thế giới.
Rất nhiều thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng ý nghĩ của chúng ta có thể làm biến đổi thế giới vật chất. Thật may mắn là các thí nghiệm đó đều rất dễ làm, ai cũng tự làm được, và thú vị tuyệt vời!

Thí nghiệm 1: Cơm của chúng ta
Khi chúng ta gửi đến cơm một thông điệp dạng tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hình ảnh, … thì cơm đều nhận được thông điệp ấy. Cơm sẽ phản ứng lại tương ứng với thông điệp đó. Thông điệp tốt lành thì cơm cũng tốt lành, để 1 tháng vẫn thơm, không mốc hỏng. Thông điệp xấu ác thì cơm xấu, mới để vài ba ngày đã hôi thối, mốc đen.
Cách làm rất dễ:
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 1)
Lấy một ít cơm, chia làm 2 phần bằng nhau, cho vào 2 lọ sạch giống nhau. Đổ lượng nước bằng nhau vào mỗi lọ rồi đậy lại. Dán nhãn một lọ bằng những từ ngữ tốt đẹp đại loại như “Tôi yêu bạn”, “Hạnh phúc”, “Kỳ diệu”, vv… Lọ cơm kia dán nhãn ghi những từ ngữ xấu kiểu như “Đồ ngu”, “Tao sẽ giết mày”, “Đau khổ”, vv… Mỗi ngày một lần nói với mỗi lọ cơm những lời như trên nhãn của nó (thường là 30 giây mỗi ngày), yêu cầu tỉnh táo, tập trung ý nghĩ.
Quan sát kết quả thu được sau một khoảng thời gian (thường là 2 tuần trở lên).
Các bạn sẽ thấy là: Thời gian hàng ngày nói với cơm càng nhiều, tư tưởng phát ra hướng về các lọ cơm càng mạnh, thí nghiệm càng kéo dài thì khác biệt càng rõ.
Có rất nhiều người khác nhau đã thử thực hiện thí nghiệm cơm như thế và các kết quả của họ đều như nhau.
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 2)
Kết quả thu được sau hơn 1 tháng, trong thí nghiệm cơm do Tiến sỹ Masaru Emoto tiến hành
Thí nghiệm cơm này đã được rất nhiều gia đình và nhà giáo trên khắp thế giới thực hiện, với kết quả y hệt như nhau.
https://www.youtube.com/watch?v=tOia154n_WE

Một thí nghiệm cơm khác
https://www.youtube.com/watch?v=xLJJ9vCXvOI
https://www.youtube.com/watch?v=4sbzCaEsHfw
Người thực hiện thí nghiệm chia sẻ: “Điều kỳ diệu này không mâu thuẫn với tự nhiên, mà nó mâu thuẫn với những gì chúng ta biết về tự nhiên”
Thí nghiệm này sẽ khiến bạn sửng sốt! Nó thực sự cho thấy tư tưởng và ngôn từ của chúng ta có sức mạnh rất lớn. Hãy thử nghĩ khi bạn đối xử với những người bạn yêu thương bằng lòng tốt và sự biết ơn, và điều đó ảnh hưởng tốt đến họ cả về thể chất lẫn tinh thần ra sao. Qua đó chúng ta hiểu được những suy nghĩ tiêu cực và lòng thù hận có thể tác động xấu đến cuộc sống của thế giới chúng ta mạnh mẽ như thế nào.
Đây là điều gì đó mà bạn cần phải thấy để tin. Hãy thử làm xem! Đó là một cách kinh ngạc để học hỏi về Sức mạnh của ý nghĩ. Con cái của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những lời nói và ý nghĩ hướng về chúng, cũng như điều mà thí nghiệm này cho thấy. Bạn đang trút lên con cháu bạn và những người xung quanh những ý nghĩ như thế nào?
Một số nhà nghiên cứu đã mở rộng thí nghiệm này. Chúng ta sẽ dùng 4 lọ cơm. Ngoài 2 lọ “Tôi yêu bạn” và “Đồ ngu”, thêm một lọ “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, và một lọ không gắn nhãn gì cả. Chúng ta lại tiến hành thí nghiệm theo cách giống như thí nghiệm ban đầu.
Ở 2 lọ đầu, kết quả cũng giống như ở thí nghiệm trước. Ở lọ “Tôi yêu bạn” hầu như không có vết mốc nào, cơm trắng tinh. Ở lọ “Đồ ngu” cơm hỏng rất nhanh.
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 3)
Lọ cơm “Tôi yêu bạn” và lọ cơm “Đồ ngu”
Còn ở 2 lọ mới, kết quả sẽ khiến bạn phải suy nghĩ.
Ở lọ cơm có dán nhãn “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, tình trạng của cơm vẫn rất tốt gần bằng như ở lọ “Tôi yêu bạn”. Nó chỉ hơi tệ hơn đôi chút mà thôi. Có một vết mốc nhỏ nằm dưới đáy lọ như trong hình mũi tên chỉ.
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 4)
Lọ cơm “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”
Còn ở lọ cơm không gắn nhãn và chúng ta hoàn toàn phớt lờ nó đi, tình trạng cơm cũng rất tồi tệ. Nó chỉ ít tồi tệ hơn lọ “Đồ ngu” một chút.
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 5)
Lọ cơm bị phớt lờ
Lọ cơm “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, điều đó cũng tương tự như điều mà người xưa vẫn gọi là “lấy đức báo oán”, kết quả tốt đẹp. Lọ cơm bị phớt lờ cũng tương tự như những nạn nhân của tình trạng lạnh lùng vô cảm trong xã hội. Chúng ta đều biết sự lãnh đạm thờ ơ cũng có sức tàn phá ghê gớm như thế nào đối với nhân loại.

Thí nghiệm 2: Nước của chúng ta
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 6)
Nhóm của Tiến sỹ Masaru Emoto đã ghi lại hàng triệu mẫu nước kết tinh khác nhau, và cuối cùng đã kết luận rằng: Khi mọi người gửi những thông điệp tốt và xấu khác nhau tới nước, dù là dưới dạng đoạn văn, hình ảnh, âm thanh, đoạn nhạc hay những hình thức khác, thì nước đều thấy được những thông tin đó, và quá trình kết tinh của nó sẽ cho ra những mẫu hình khác nhau. Những thông điệp tốt đẹp, biết ơn và thánh thiện sẽ tương ứng với tinh thể nước tươi đẹp, cân đối và trong sáng. Trong khi những thông điệp của lòng căm hờn, nỗi đau và sự lo lắng sẽ tương ứng với những tinh thể nước xấu xí, vỡ nát, đen tối… Những suy nghĩ khác nhau sẽ đem lại những mẫu nước kết tinh khác nhau.
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 7)
Tinh thể nước được nhận thông điệp “Tình yêu và Cảm ơn”
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 8)
Tinh thể nước nhận thông điệp “Đồ ngu”
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 9)
Tinh thể nước bị nhận thông điệp “Mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày”
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 10)
Kết quả cùng một nước nhưng cho nghe các loại nhạc khác nhau. Nhạc rock nặng làm tinh thể nước trông thật ghê sợ.

*** Dùng tư tưởng để xử lý ô nhiễm nước
Trên thế giới có những nhóm người đã thử sử dụng ý nghĩ để xử lý ô nhiễm nước. Hàng trăm người đã thể hiện ý nghĩ tốt đẹp trước một cái hồ bị ô nhiễm. Một vài ngày sau, những đám tảo mục nát trong hồ đã biến mất và nước hồ đã trở nên sạch hơn, và điều này kéo dài được 6 tháng.
Những thí nghiệm này cũng cho chúng ta hiểu lý do tại sao ngày nay có nhiều thảm họa thiên nhiên đến như vậy. Trên thế giới có 7 tỷ người. Nếu tư tưởng của 1 tỷ người là xấu xa thì không chỉ hành vi của họ tàn phá thế giới mà ngay cả những suy nghĩ của họ cũng gây thảm họa cho thế giới. Bởi vì, ý nghĩ của chúng ta có thể thay đổi môi trường và thực tại, do đó khi chúng ta có những suy nghĩ tốt đẹp, nói chuyện ân cần, làm những việc tốt và sống tốt, ví dụ như hàng triệu người cùng cầu nguyện bằng những tư tưởng chính trực và nhân từ, thì chúng ta có thể thay đổi cả thế giới này.
Xin hãy nhìn xem những hình ảnh sau đây:
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 11)
Nước máy lấy tại Higashi Nihonbashi trước khi nhận được nguyện cầuBí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 12)
Nước máy từ chính chỗ đó nhưng sau khi nhận được thông điệp tốt lành trong 10 ngày
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 13)
Hình ảnh này được chụp 3 ngày sau khi tai nạn hạt nhân xảy ra ở Tokaimura, Nhật Bản vào tháng 9/1999. Tinh thể của nước được lấy từ một cái giếng, cách hiện trường vụ tai nạn hạt nhân khoảng 400 mét. Chúng ta có thể thấy tác động rõ ràng của phóng xạ ở đâyBí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 14)
Hình ảnh của tinh thể nước cũng tại giếng đó, sau khi những thông điệp yêu thương và cảm thông được gửi tới nơi này
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 15)
Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara trước khi được nguyện cầu. Nước ở đây ô nhiễm nặng.Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 16)
Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara sau khi được nguyện cầu
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 17)
Tinh thể nước được lấy từ Kobe Nhật Bản ngay sau khi trận đại động đấtHanshin-Awaji xảy ra
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 18)
Tinh thể nước cùng nơi đó 3 tháng sau, khi khu vực này được quan tâm chia sẻ từ những người lương thiện khắp thế giới
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 19)
Nước máy tại TokyoBí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 20)
Nước máy tại Tokyo sau khi nhận được những tư tưởng tốt lành do một nhóm 500 người phát đến
Thuyết lượng tử đối với các thí nghiệm sức mạnh tư tưởng
Các thí nghiệm tương tự cũng chỉ ra rằng không chỉ nước có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các dòng tư tưởng, mà thực vật, cơm và những vật chất khác cũng có khả năng này. Các nhà khoa học vật lý lượng tử đã chứng minh rằng tất cả mọi năng lượng của vũ trụ này có quan hệ qua lại lẫn nhau và vì vậy những thông điệp trên thế giới này đều có ảnh hưởng tới nhau. Khoa vật lý lượng tử cũng chứng tỏ rằng ý thức rất quan trọng trong việc định hình thực tại vật lý. Trong trường hợp thí nghiệm với nước thì năng lượng tư tưởng đã làm thay đổi cấu trúc tinh thể của phân tử nước. Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc có câu “Trong lòng nghĩ suy gì, trời đất đều biết cả”.
Trong nhiều thế kỷ, mọi người luôn tranh cãi với nhau rằng “cái nào có trước” – ý thức hay vật chất. Những thí nghiệm hết sức thực tại này đã chứng tỏ ý thức và vật chất chỉ là 2 mặt của một đồng tiền, quyện vào nhau. Chúng tuy hai mà một.
Những “nhà khoa học chủ lưu” nói rằng các thí nghiệm của Tiến sỹ Masaru Emoto là “không có thật”, hoàn toàn phớt lờ một cách giản tiện.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật dù họ có thích sự thật hay không. Rất nhiều các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều dễ dàng lặp lại các thí nghiệm của Tiến sỹ Masaru. Ngay cả bạn cũng có thể tự làm thử thí nghiệm đơn giản với cơm và làm cho bạn bè của bạn phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời, trời ạ, chuyện này là sự thật!!!”.
(còn tiếp)
Minh Trí - (tổng hợp)
-----
Nguồn: http://beforeitsnews.com/vietnamese/khoahoc/bi-an-the-gioi/20120117/bi-an-cua-suc-manh-tu-tuong-yeu-thuong-thu-han-ky-1.html

Thông điệp của nước - Tiến sĩ Masaru Emoto

… Bản giao hưởng Đồng Quê của Beethoven, với sắc thái rõ ràng và tươi sáng, kết quả cho ra những tinh thể có cấu trúc và tuyệt đẹp. Bản giao hưởng số 40 của Mozart, một lời nguyện cầu thanh nhã cho cái đẹp, đã tạo thành những tinh thể tinh tế và thanh lịch. Và những tinh thể được tạo thành từ sự tiếp xúc với khúc luyện ngón Op.10-No.3 cung mi trưởng làm chúng tôi ngạc nhiên bởi những chi tiết đáng yêu của chúng.

Tắm không đúng bị đột tử dù trẻ khỏe

(VTC News)- Nhiều người trẻ đột tử sau khi tắm, vậy làm sao để tránh? 

Mùa đông năm 2013, một thanh niên 22 tuổi đã mất sau khi tắm. Trước đó, bố mẹ anh lên phòng gọi xuống ăn cơm thì thấy anh đã nguy kịch. Gia đình đưa anh đi cấp cứu, nhưng anh không qua khỏi. Anh của chàng trai này rơm rớm nước mắt chia sẻ: Em nó ra đi khi còn trẻ quá, sức khỏe của nó bình thường, có lẽ do tắm tối, trời lại lạnh nên bị như vậy.

Làm gì khi xe ôtô mất phanh, mất lái?

Hiện tượng mất phanh không chỉ xảy ra với những chiếc xe đời cũ. Xe đời mới cũng có thể gặp trường hợp bị mất phanh. Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Bởi, khi đi ở các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn, làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.

Về số thấp khi xe mất phanh (kể cả với xe số tự động)

Thường ít khi xảy ra, nhưng hiện tượng mất phanh và mất lái là hai trong số những sự cố kỹ thuật nguy hiểm nhất khi xe tham gia giao thông. Vì vậy, để phòng tránh và xử lý tình huống bất ngờ xảy ra, người sử dụng xe phải đảm bảo chế độ chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ; tham khảo và nâng cao kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp.

Khi mất phanh, hãy về số thấp
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ôtô, hiện tượng mất phanh không chỉ xảy ra với những chiếc xe đời cũ. Xe đời mới cũng có thể gặp trường hợp bị mất phanh. Gặp tình huống bất ngờ này, lái xe thường bị động, luống cuống, tạo hậu quả nặng nề.

Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Bởi, khi đi ở các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn, làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.

Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất nhưng lưu ý, không gạt về số 0 (N) quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc.Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe.

Khi mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tục nhiều lần để có thể phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ... Sau đó, cho xe dừng hẳn bằng cách dựa vào các thanh hộ lan, lan can thép, bờ tường, lề đường, vách núi...

Với những xe trang bị hộp số tự động, khi mất phanh hãy gạt cần số về số R (số lùi) để các bánh xe bị khóa chặt, cách này có thể làm hỏng hộp số xe, nhưng sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, có thể hãm tốc độ bằng cách gạt cần số sang chế độ lái số sàn, chuyển từng số một: D3, D2, D1... căn cứ trên tốc độ của xe tại thời điểm mất phanh. Tiếp theo là kéo phanh tay, tắt điều hòa để vòng tua máy không cao, khi ở số L, tốc độ giảm còn khoảng dưới 20km/h và bạn có thể hạ và tiếp tục kéo mạnh phanh tay nhấc, nhả, hoặc cảnh báo mọi người trên xe bám chặt vào ghế, giật thật mạnh để xe dừng hẳn...

Để giảm thiểu các tác động dẫn đến mất phanh, bạn nên tập thói quen đi bằng số thấp (số 1, 2 hoặc 3) mỗi khi đổ đèo, dốc cao, hoặc địa hình hiểm trở để vòng tua máy thấp sẽ làm hãm độ trôi của xe, gánh bớt gánh nặng của phanh. Nên nhớ, những xe được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ thì tỷ lệ mất phanh chỉ là 1%.

Khi mất lái, hãy giảm tốc độ
Mất lái là khi bạn không thể điều khiển xe theo đúng hướng. Mất lái xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Một là lỗi kỹ thuật của xe (nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác...); Hai là lỗi điều khiển xe của người lái (không làm chủ tốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao, đi trên những đoạn đường trơn trượt...).

Khi xe mất lái, xe bị văng ra khỏi đường, bạn hãy bình tĩnh giữ chặt lái, không được cố đánh lái để cho xe quay trở lại đường ngay. Đồng thời, nhả ga để xe đi chậm lại và không đạp mạnh chân phanh. Chờ khi xe chậm, hãy quan sát kỹ và từ từ đánh lái cho xe trở lại phần đường của mình.

Khi xe mất lái, xe bị văng ra khỏi đường, bạn hãy bình tĩnh giữ chặt lái

Để hạn chế hỏng hóc trên xe có thể dẫn tới mất lái, bạn nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như: vô lăng, rô-tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp, căn chỉnh góc đặt bánh xe... 

Khi lái xe, không phóng nhanh, vượt ẩu, đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với các xe lưu thông trên đường. 

Khi đi qua những địa hình trơn trượt, mưa ướt, phải giảm tốc độ, ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng; giảm 20% nếu ôm cua. 

Không nên phanh gấp, kéo phanh tay khi xe bị trượt bánh, tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước. 

Tại những đoạn vào cua, bạn áp dụng cách chém cua hết mức có thể để giảm góc cua. Khi đi đường đồi núi có nhiều khúc cua tay áo thì phải lái xe áp vào bên núi, giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về phía ta-luy âm (phía bên vực).
-----
Nguồn: Internet