27 tháng 4, 2014

Nhặc lá Bồ đề, ...

Nhặc lá Bồ đề, ...

Trong một chuyến HB ghé về Lagi - Bình Thuận thăm thân phụ của Ng T Mỹ Linh, HB nghe Cụ sách tấn cho 3 câu thơ, nay Up lên để mọi người đọc và lưu truyền.

Thiện hoàn bền chí giữ tâm lành.
Nguyện từ bi đi theo chân Phật.
Thân tâm thanh tịnh đắc trường sanh.

----
P/S: Cụ Quy Y Tam Bảo năm 1958, lúc đó cụ mới 23 tuổi, Cụ vãng sanh năm 2013

21 tháng 4, 2014

Muốn chuyển nghiệp phải tu thế nào?

Đây là vấn đề hầu hết huynh đệ chúng tôi tuy đã có thời gian nhiều năm theo học với Hòa thượng Ân sư nhưng vẫn canh cánh trong lòng. Hòa thượng dạy chuyển được nghiệp chính là sự thành công của việc tu hành. Nghiệp là một loại năng lực bắt nguồn từ thói quen. Thói quen nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành sức mạnh. Lâu ngày sức mạnh đó phát triển kết thành năng lực, năng lực ấy mỗi ngày được nuôi nấng tưới tẩm thì dễ dàng nhanh chóng chuyển thành nghiệp lực.

19 tháng 4, 2014

Vốn đầu tư công gồm những gì?

Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công, gồm: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư.
Nguồn thu từ xổ số kiến thiết hiện chưa được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

NGUYÊN HÀ: Trong hai ngày 10 và 11/4, một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 dự kiến khai mạc vào 20/5 tới sẽ được cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

12 tháng 4, 2014

NHỮNG NGÔI SAO VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA BÓNG ĐÁ QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG

NHỮNG NGÔI SAO VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA BÓNG ĐÁ QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG (từ những năm 1975 - 1988)
Hàng đứng (từ trái qua):
Nguyễn Nho Đức; Phan Trọng Quang; Nguyễn Định; Huỳnh Thành (bột) (mất ngày 19/3/2014); Nguyễn Văn Minh (Chức) (mất); Trần Vũ; Trần Lập; Lê Văn Cần; Nguyễn Văn Rô (HLV).
Hàng ngồi (từ trái qua):
Nguyễn Châu; Văn Phú Nga (đầu bạc); Nguyễn Phương (Ca tô); Thái Long (TM); Phan Ngọc Trung (lùn); Cao Khả Thanh (điên); Nguyễn Văn Phú (Nghinh); Ngô Minh Thành (ghe).

Hình 2 (Chụp ngày 21/3/2014): Trần Lượng; Nguyễn Phương (Ca tô); Phan Ngọc Trung (lùn); Huỳnh Hiền

11 tháng 4, 2014

Tính xấu người Việt: Bệnh không chữa, nước không mạnh

Ông GIẢN TƯ TRUNG (nhà giáo): "Giai đoạn 1945 cả nước cùng diệt “ba giặc” là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bây giờ “giặc dốt” còn không!? Tôi cho rằng vẫn còn, thậm chí là nghiêm trọng và đáng sợ hơn xưa. Bởi lẽ nhiều người nói giặc dốt ngày xưa dễ thương lắm, hồi đó cả nước hầu như ai cũng sẵn sàng thừa nhận là mình dốt và muốn được học hành để được khai minh/khai sáng. Nhưng nay, trong một xã hội mà ai cũng bằng này cấp nọ, tràn lan cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư thì khả năng tự nhận ra mình “dốt” sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều"...

Tranh biếm họa của tác giả Mai Sơn trưng bày tại Ngày hội biếm họa 6-4 ở TP.HCM

Từ góc nhìn riêng và kinh nghiệm riêng, theo anh chị, tính cách nào hoặc thói hư tật xấu nào đang cản trở sự phát triển của chính mình và của xã hội Việt Nam hôm nay? Một câu hỏi được gửi đến nhiều người và câu trả lời Tuổi Trẻ nhận được lại rất đa dạng.

* Ông LẠI NGUYÊN ÂN (nhà nghiên cứu): Không chịu trưởng thành!


Ảnh: V.Dũng

Gần đây đọc trên mạng, tôi bắt gặp ý kiến một bạn nào đó bảo rằng dân Việt ta có một đặc điểm hầu như cố hữu là cứ không chịu trưởng thành! Tôi rất thú vị với nhận xét ấy. Có thể nói đây là điểm hội tụ rất nhiều thứ mà giờ đây được xem như “thói hư tật xấu” của người Việt, dân Việt. Chính tình trạng thiếu trưởng thành, không chịu trưởng thành là nét gắn bó, quán xuyến hầu hết những thói tật vẫn còn đang tồn tại.

Quả không dễ định tính cho đủ thế nào là trưởng thành. Song có thể nói, trưởng thành tức là tăng cường các năng lực lý tính, biết dùng lý trí để soát xét lại hệ thống các hành vi của mình, biết dùng lý trí - không chỉ lý trí các cá nhân mà còn cả lý trí của cộng đồng - để điều chỉnh, chấn chỉnh những loại suy nghĩ và hành vi sẽ được lý trí ấy nhận ra là lạc hậu, trái với nhân tính, không phù hợp với các chuẩn mực ứng xử của con người trong các xã hội văn minh hiện đại.

Ở xã hội các nước phát triển, người ta chứng kiến hiện tượng có thể gọi là thức nhận, tự ý thức, tự phê bình, phản tỉnh..., tức là nhận biết và điều chỉnh hệ thống các hành vi ấy. Chẳng hạn, ta thấy họ từng sống và ứng xử như mọi tộc người trong các cộng đồng thuần chủng, rồi đem chuẩn của chủng tộc chủ thể áp vào cộng đồng đã trở nên đa chủng, đa tộc, đa nguồn, đa văn hóa. Trải qua những bi kịch tự gây cho nhau theo lối ứng xử ấy, họ đã đi tới chỗ nhận ra những bất công, bất cập của lối sống ấy, do vậy đã cùng nhau đề xuất hệ chuẩn mực mới, thích hợp với các xã hội đa chủng, đa văn hóa. Theo đó, các định kiến chủng tộc bị coi là xấu, là không thể chấp nhận phải bị trừng phạt nếu ai đó vi phạm...

Trong khi đó, trong các cộng đồng người Việt, chúng ta vẫn còn tha thiết giữ lại hầu như tất cả những thói quen, ứng xử như khi còn sống khép trong từng làng xã. Chẳng hạn, chấp nhận những hành động xô bồ, ồn ào nơi đám đông, thích giải quyết các vấn đề bằng những “linh hoạt, linh động”, bằng xin xỏ, chạy chọt, thích dựa vào thân quen, thần thế...

* Ông LÊ BÁ THÔNG (doanh nhân): Tính tự cao làm mất khả năng lắng nghe

Ảnh: NVCC

Thời cuộc 30 năm qua đã hình thành một thế hệ doanh nhân thành công rực rỡ. Những câu chuyện tự lực lập nghiệp, đứng dậy và đi lên của họ đã như những câu chuyện thần kỳ đáng khâm phục. Bắt đầu từ nghèo khó, từ hai bàn tay trắng, từ những kiến thức ít ỏi, bằng sự thông minh, tài trí, kiên tâm, họ đã làm nên những cái tên doanh nghiệp không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp bên ngoài phải e dè nể phục. Nhưng cũng từ đó đã hình thành một tính cách đang giết chết sự phát triển của nền kinh tế: tính tự cao, tự phụ.

Từ sự tự cao thái quá của những người dẫn đầu mà doanh nghiệp ảo tưởng rằng khi thành công ở một lĩnh vực chuyên môn “rất phức tạp” của mình thì mình có thể thành công ở tất cả lĩnh vực khác. Kết quả những năm gần đây đã nhìn thấy trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã quên đi năng lực cốt lõi của mình mà vượt ra ở những thị trường xa lạ khác, hàng loạt doanh nghiệp phá sản vì dùng vốn sản xuất đi kinh doanh tiền tệ, kinh doanh địa ốc.

Sự tự cao cũng đã và đang cản bước những sự hợp tác và sáp nhập lớn. Khó có hai doanh nhân vốn đã và đang thành công trong quá khứ của chúng ta có thể ngồi lại cùng nhau để bắt tay xây dựng hai doanh nghiệp nhỏ trở thành một tập đoàn lớn hơn. Thay vì ngồi chung và xây dựng một doanh nghiệp lớn thì các bước sáp nhập hiện nay mang màu sắc của “xâm chiếm”, “cá lớn nuốt cá bé”.

Tính tự cao tự đại đã làm mất khả năng lắng nghe, không còn thời gian để nghe cấp dưới, càng khó nghe hơn nếu đó là một sự góp ý chê trách. Không có ở đâu mà ngành tư vấn khó khăn như ở đây. Các công ty tư vấn trình bày được vài câu đã nhận được một thái độ có lúc rất nhã nhặn, nhưng cũng có lúc khó nghe như “những điều này tôi đã biết”. Cũng từ đấy, các cuộc cải cách trong các doanh nghiệp Việt hiện nay được triển khai vội vã (có khi cũng triển khai vì phong trào) hàng loạt cải tiến TQM, ISO... thật sự đang thiếu chiều sâu, sai lệch nền tảng, sai bản chất dẫn đến mất tiền không hiệu quả và sức cạnh tranh ngày càng suy giảm.

“Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” thì làm sao các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp quốc tế đã vững vàng hàng trăm năm.

* Anh ĐẶNG HOÀNG GIANG (giảng viên ĐH Phan Chu Trinh): Sự hời hợt tạo ra một xã hội làng nhàng

Ảnh: NVCC

Trong những tật xấu nổi bật của người Việt hiện nay, tôi thấy rất đáng lo ngại là thói hời hợt. Sự hời hợt thể hiện trước hết trong nhận thức, tư duy. Đã thành thói quen, khi nhận thức một vấn đề nào đó, người Việt không đủ quyết liệt, nghiêm túc để nắm được bản chất toàn diện của đối tượng nhận thức. Khi tư duy, chúng ta thường cũng không tìm cách đẩy vấn đề đi đến tận cùng mà chỉ mon men dừng lại ở dạng ý tưởng. Vì nhận thức và tư duy hời hợt nên hành động cũng hời hợt theo. Biểu hiện thường thấy là lối làm việc khơi khơi, nửa vời, không chu đáo, không tận tâm, không đến đầu đến đũa, không ra tấm ra món nên ít khi hoàn thành trách nhiệm. Do đó, người đi sau bao giờ cũng phải mất công dọn dẹp hay sửa sai những sai sót do người trước để lại.

Dưới góc nhìn phát triển, thói hời hợt đã tạo ra một xã hội làng nhàng với những cá nhân làng nhàng, không dốt hẳn cũng không giỏi hẳn, không có cái mới và thiếu tính đột phá đã đành, mà luôn ngưng trệ, bị động và luẩn quẩn trong giới hạn làng nhàng của nó.

Dưới góc độ đạo đức, thói hời hợt vừa là ngọn nguồn, vừa là anh chị em sinh đôi của thói ích kỷ, vô tình, vô trách nhiệm. Từ chỗ hời hợt với chính mình, người ta đi đến hời hợt với xã hội bên ngoài. Vậy nên, người Việt sống trong, sống với cộng đồng nhưng lại chưa xây dựng được một đời sống cộng đồng đúng nghĩa. Họ tìm cách khai thác, trục lợi, phá hoại cộng đồng hơn là có ý thức xây dựng một cộng đồng chia sẻ, gắn kết, trách nhiệm.

* Ông GIẢN TƯ TRUNG (nhà giáo): Ngộ nhận về sự hiểu biết

Ảnh: T.T.D.

Tôi cho rằng trong rất nhiều bệnh/tật gây cản trở sự phát triển của chính mình và của dân tộc mình thì bệnh ấu trĩ là nổi bật nhất. Ấu trĩ ở đây được hiểu là “điểm mù” của bản thân, là ngộ nhận về sự hiểu biết của chính mình, đó là tình trạng “vô minh” hay “u minh”, nhưng lại tưởng rằng mình “khai minh”, hay nói nôm na hơn đó là dốt nhưng lại không hề biết là mình dốt.

Giai đoạn 1945 cả nước cùng diệt “ba giặc” là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bây giờ “giặc dốt” còn không!? Tôi cho rằng vẫn còn, thậm chí là nghiêm trọng và đáng sợ hơn xưa. Bởi lẽnhiều người nói giặc dốt ngày xưa dễ thương lắm, hồi đó cả nước hầu như ai cũng sẵn sàng thừa nhận là mình dốt và muốn được học hành để được khai minh/khai sáng. Nhưng nay, trong một xã hội mà ai cũng bằng này cấp nọ, tràn lan cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư thì khả năng tự nhận ra mình “dốt” sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Một người bình thường ấu trĩ thì sẽ chỉ tai hại cho chính mình và những người quanh mình, nhưng nếu một người có nhiều ảnh hưởng thì sự ấu trĩ của họ còn gây hại cho cả xã hội, không chỉ trong ngắn hạn mà còn cả trong lâu dài. Những người có nhiều ảnh hưởng thường là người có quyền, người có tiền, người có tiếng, người có bằng và người có chữ.

Chẳng hạn, một trong những biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là việc thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi nhưng có khi lại rất tự hào về điều đó. Trong bất kỳ xã hội nào và thời đại nào, một nhà lãnh đạo giỏi thì có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ hay giỏi tất cả mọi việc, nhưng họ sẽ biết mình là ai và mình dốt cái gì, sẽ biết đâu là quân tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài và đâu là ngụy tài; từ đó biết ai là người mà mình nên lắng nghe và ai là người mà mình nên tin tưởng để hình thành các quyết sách tốt. Còn một nhà lãnh đạo ấu trĩ thường không có được những phẩm tính này, bởi sự u minh của bản thân, lại thiếu sự tự vấn nên đã làm họ mất đi khả năng và cơ hội để minh định được ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai.

Bà NGUYỄN THẾ THANH (nhà báo): Tính ỷ lại - tác hại không nhỏ



Ảnh: T.T.D.

Trong thực tế, bệnh ỷ lại, dựa dẫm trong xã hội chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều và phần lớn có căn nguyên từ môi trường gia đình. Không ít trường hợp, khi nhỏ, việc ăn việc học đều có cha mẹ lo cho từ A tới Z, kể cả việc chạy điểm, chạy trường. Khi tốt nghiệp đã có cha mẹ chạy chỗ làm với điều kiện tốt về “sếp”, về lương. Khi lập gia đình đã có sẵn nhà cha mẹ cho. Khi có con đã có “ôsin già” là cha mẹ.

Một môi trường văn hóa gia đình như thế trách nào chẳng hình thành nên những đứa con luôn dựa dẫm vào cái thế của cha mẹ (hoặc người giúp việc dưới quyền cha mẹ) để vơ vào cho mình những ưu đãi mà lẽ ra phải thuộc người khác xứng đáng hơn về năng lực và phẩm chất. Không thể trách ai đó khi họ phản ứng với quá trình thăng quan tiến chức quá nhanh của một vài con cái cán bộ lãnh đạo, bởi thực tế trình độ, năng lực của những người này không hơn nhiều người khác ngoài cái hơn duy nhất là “con ông cháu cha”. Cũng đừng cho là quá đáng khi có người chỉ ra khía cạnh ỷ lại, dựa dẫm của những cán bộ con ông cháu cha này là đã không đủ dũng khí để từ chối một chức vụ được sắp đặt cho bản thân mình mà cả về thực tế năng lực lẫn tâm lý xã hội đều không nên nhận.

Tính ỷ lại, dựa dẫm từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn đã thủ tiêu ý thức con người cá nhân; đã tạo ra đặc quyền, đặc lợi; đã góp phần phá vỡ giá trị công bằng, và cao hơn làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Như vậy, tác hại của sự ỷ lại, dựa dẫm đâu còn là nhỏ nữa. Và trách nhiệm sửa chữa căn tính trầm kha này trước hết vẫn là từ gia đình, từ những người làm cha mẹ. Nhưng một khi tư duy “một người làm quan cả họ được nhờ” không còn là hiện tượng đơn lẻ thì trách nhiệm điều chỉnh và thay đổi triệt để nó phải thuộc về hệ thống chính trị.

Ông NGUYỄN THANH SƠN (nhà phê bình): Thói đố kỵ - bệnh ung thư của tâm trí

Ảnh: L.Điền

Một bộ phim mới ra đời, đang định viết về nó thì có người bảo “đừng có viết, viết chỉ tổ nó bán thêm được vé”. Một cô bé hồng hồng tím tím viết một cuốn tiểu thuyết dở tệ, ai cũng nhắn nhủ “đừng có viết nhé, viết là làm sang cho nó”. Viết bài về “cuộc đấu khẩu” giữa Trung Nguyên và Starbucks, nhiều người cũng nói viết về Trung Nguyên là mắc mưu PR “của địch”, chỉ “tốn công làm cho Trung Nguyên nổi tiếng thêm”.

Những lời khuyên đó làm tôi nhớ đến câu chuyện “cầu trời cho tôi mù một mắt”. Hẳn chúng ta nhiều người nhớ câu chuyện này. Có anh chàng hay ghen tị. Trời muốn làm cho anh ta hiểu được vấn đề nên mới nói: “Ta cho con được một điều ước, muốn ước gì cũng được, nhưng nên nhớ con ước được một thì anh chàng hàng xóm nhà con sẽ được gấp đôi”. Anh ta suy nghĩ một lúc rồi nói: “Con ước trời cho con mù một mắt”.

Tại sao có nhiều người Việt Nam sẵn sàng hi sinh quan điểm của mình chỉ vì lo điều đó sẽ tạo thêm cơ hội cho người khác? Hoặc họ sẽ “khen cho mày chết”, hoặc họ sẽ tảng lờ, thà để tác phẩm hay sản phẩm chìm trong quên lãng còn hơn tạo ra một vấn đề có thể được công chúng và dư luận quan tâm, chỉ vì sợ rằng sản phẩm hay tác phẩm ấy được “PR không công”.

Những người ấy sẵn sàng cầu trời cho mình mù một mắt, nếu như anh hàng xóm vì vậy sẽ mù cả hai. Nếu như trước đây chỉ âm thầm, gặm nhấm đầu độc cuộc sống của họ thì mạng xã hội và tính ẩn danh của môi trường Internet hiện nay khiến thói đố kỵ có đất để sinh sôi, nảy nở, đầu độc cả môi trường sống của xã hội.

Thói đố kỵ của người Việt chính là “bệnh ung thư của tâm trí”, nói như B. C Forbes.
------
Nguồn: Internet 
-----

Đừng coi thường luật nhân quả

Chuyện nhân – quả là có thật. Thực tế cuộc sống đã rất nhiều lần chứng minh điều này.

Trả nghiệp sát sinh

Sư thầy Giác Liên, trụ trì chùa Phước Hải, Vĩnh Long từng kể chuyện nhân – quả được chứng kiến trong nghiệp tu hành của mình. Những câu chuyện ấy đến nay đối với người dân Vĩnh Long vẫn “nằm lòng” như những bài học đạo lý để “định hướng” cách sống, sao cho không theo vết xe đổ của những nhân vật trong câu chuyện của sư thầy.

Một trong những câu chuyện đó phải nhắc đến là cậu bé tên Hiếu, sống lê lết ở chợ Trà Vinh, sống bằng cách xin ăn với thân hình của một… con bò, được sư thầy Giác Liên kể trên một website của Phật giáo.

Theo sư thầy Giác Liên, Hiếu sinh ra trong một gia đình có nghề mổ bò lâu đời để bán thịt ở Trà Vinh. Ông nội của Hiếu làm giàu bằng nghề này nên rủng rỉnh tiền bạc. Một lần, trước khi làm thịt một con bò cái bỗng dưng ông nằm mơ thấy một người đàn bà đến bên ông khóc lóc: “Xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi ông hãy giết”. Và không những mơ thấy một lần mà ông còn mơ tới 3 lần chỉ trong một đêm. 

Ông mang chuyện này kể cho vợ thì được khuyên can không nên làm thịt con bò mà hãy nuôi để cho nó đẻ. Nhưng suy đi tính lại, cuối cùng ông vẫn quyết định thịt nó để bán. Mới sáng tinh mơ không hiểu sao so với những lần mổ bò khác, nó kêu la khủng khiếp hơn nhiều, rồi giãy giụa, lồng lộn đến nỗi đứt cả sợi dây trói khi mổ. Khi nó chết rồi cái ấn tượng mà ông nội Hiếu mãi đến sau này không thể quên được là cái đầu nó lắc lư mãi như thể còn sống.

Tuy nhiên, điều trùng hợp là đúng lúc giết con bò chửa đó, con dâu ông trở dạ sinh đứa cháu nội, đồng thời là “đích tôn” của ông với những dị tật rất giống… con bò ấy là mắt lồi, sứt môi, đầu cứ lắc lư, chân tay cong queo đến nỗi không đi lại được, phải bò. Đứa trẻ ấy chính là Hiếu. 

Nhìn hình ảnh của Hiếu, ông nội Hiếu không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò, nhất là động tác lắc lư cái đầu. Như hiểu nguồn cơn sâu xa vì sao cháu mình lại bị như vậy và muốn “chuộc” lại lỗi lầm, ông bỏ nghề sát sinh và có bao nhiêu tiền của ông dốc hết ra để chữa chạy cho cháu. Nhưng cậu bé vẫn vậy. Khổ hơn, khi được 10 tuổi, Hiếu đã phải lê la ra chợ xin ăn do người thân của em lần lượt ra đi hết vì trọng bệnh. Mỗi lần xin ăn, chẳng hiểu ai xui khiến, vừa lết Hiếu vừa la khóc thảm thiết: “Xin các bác, các dì đừng “sát sanh” con! Con là con bò nè…”.

Không chỉ sư thầy Giác Liên mà ngay người viết bài này cũng chứng kiến một gia đình có hai thế hệ bán thịt bò ở chợ Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội gặp chuyện tương tự. Chẳng hiểu gia đình này có mổ bò hay không nhưng chỉ biết trong thập niên 90 của thế kỷ trước, trên sạp bán thịt lúc nào cũng có bê “bao tử” bày bán. Tuy nhiên, đặc biệt ở chỗ con gái họ rất giống… bò, nhất là mắt và mũi đến nỗi ai đi qua cũng phải dừng lại nhìn và lờ mờ nhận ra đây chính là “nghiệp chướng” của gia đình bán bê “bao tử”. Và dường như nhận ra sự quả báo này, gia đình hàng thịt đó đã chuyển nghề không bán thịt bò, bê “bao tử” nữa mà mở hàng cơm ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, một hàng cơm nức tiếng Hà Nội. Tất nhiên cô con gái ấy cùng bán cơm với cha mẹ cho đến tận bây giờ.



Oán báo oán?

Như câu chuyện trên đây, có rất nhiều câu chuyện nhân – quả khác được kể trong cuộc sống với muôn hình vạn trạng từ nhân vật đến hoàn cảnh… trên cơ sở những gì người ta nhìn, nghe thấy được. Ngay như gần đây nhất, câu chuyện của người tù oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ở Bắc Giang cũng gây “chấn động” dư luận bởi có ý kiến cho rằng, có “luật” nhân – quả trong vụ án oan này.

Ông Chấn kể, ngày mới bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông nhiều lần bị điều tra viên ép phải nhận đã ra tay sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. Nếu không nhận sẽ bị đánh cho “lên bờ xuống ruộng”. Vì không thể chịu đựng nổi, ông Chấn đã buộc phải khai nhận mình chính là người đã ra tay sát hại chị Hoan vào ngày 15-8-2003. Khi đó, một cán bộ điều tra đã hướng dẫn ông viết một lá đơn tự thú khai nhận là hung thủ giết người.

Ông Chấn nhớ lại: “Một điều tra viên khác đã đánh và bắt tôi tập đi tập lại các động tác để thực nghiệm tại hiện trường vụ án mạng. Mỗi lần thực hiện sai các động tác, tôi lại bị họ lao vào đánh đập”. Có một điểm đáng lưu ý ở đây: Sau khi vụ án có hiệu lực, ông Chấn bị đưa đi cải tạo tại Trạm giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) thì chỉ một thời gian ngắn sau đó, đã có 2 điều tra viên chết do tai nạn giao thông và trọng bệnh. Chưa kể đến Thẩm phán Nguyễn Minh N, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng bị tai nạn giao thông vào năm 2010 dẫn đến phải điều trị lâu dài.

Cùng thời điểm này, sau khi sát hại chị Hoan, thủ phạm giết chị Hoan bỏ lên Lạng Sơn gặp một người thân là chị Lý Thị N và cho biết hắn chính là hung thủ gây ra vụ án mạng tại Bắc Giang. Khi ấy, Chung đưa hai chiếc nhẫn kim loại màu vàng nhờ chị N mang bán hộ nhưng biết đây là tài sản của vụ “giết người, cướp tài sản” nên chị N đã từ chối.

Sau đó, Chung đã nhờ anh trai của mình đang sinh sống tại Lạng Sơn mang nhẫn đi bán. Không biết có phải nhân quả không mà cuối năm 2005 (2 năm sau khi vụ án xảy ra), anh trai của Chung đã bị một số đối tượng ở Lạng Sơn đâm chết trong một vụ xô xát nhỏ.

Mang tính giáo dục sâu sắc

Trước những hiện tượng trên đây, GS Ngô Đức Thịnh, một chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, thật khó để giải thích trên cơ sở khoa học thực tiễn. Bởi từ trước tới nay, duy tâm – duy vật là hai phạm trù vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do một phạm trù thì phải nghe, nhìn, sờ thấy được. Còn phạm trù kia thì trừu tượng, bí ẩn. 

Thế nhưng, với tư cách là một người nghiên cứu tâm linh, GS Ngô Đức Thịnh khẳng định, những gì chưa chứng minh được thì không có nghĩa không tồn tại, đặc biệt với hàng loạt hiện tượng “gieo gì gặt nấy”, “nhân nào quả ấy” như các chuyện trên cùng với thực tiễn xảy ra rất nhiều trong đời sống. Cho nên chuyện nhân – quả là có thật. Và theo ông, nhân – quả là một quy luật rất hay của đời sống và nhà Phật lấy đó là mục đích thượng tôn để giáo dục con người về đạo đức, nhân cách và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi khuyến khích con người làm nhiều việc thiện để kết quả của quá trình ấy là nhận lại cho mình từ những gì mình làm.

Không có chuyện mê tín dị đoan ở đây vì ngay cả trên quan điểm khoa học thì rõ ràng những gì bạn nhận hôm nay là quá trình sống của ngày hôm qua. Bởi vậy hãy sống theo chân lý “gieo gì gặt nấy”.

(Theo Tientri)
-----
Nguồn: Internet

Sự "giàu có" của Bí thư Hội An

"Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình - đó là giàu", Bí thư Hội An chia sẻ. Quan chức không giàu khác nào "trên trời rơi xuống"?


Phố cổ Hội An. Ảnh: ChuduBí thư Hội An Nguyễn Sự tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam về chủ đề quan chức làm giàu.
Nhân nào, quả đó

Có vẻ ông rất tâm đắc với chuyện "tri túc" của người làm quan. Nhưng có bao giờ ông so sánh thế này không: ông là một ông bí thư đương chức ở Hội An, ông có khả năng kiếm được rất nhiều tiền nếu chịu đi đêm với doanh nghiệp đến làm ăn ở đây, nhưng ông lại lựa chọn cho mình cuộc sống trong một ngôi nhà cấp 4, đi xe đạp đi làm, ăn mặc xuề xoà, uống café vỉa hè và trong túi chỉ có vài trăm bạc. Vậy khi đọc báo, thấy những quan chức có biệt thự nọ, xe hơi kia, có đất đai bạt ngàn, ông có thấy tủi thân hay giận dữ không?
Tôi không giàu có, nhưng nhìn người khác giàu có, tôi sẽ nghĩ họ giàu có từ đâu? Nếu họ giàu có là do ông cha để lại, do gia đình họ giỏi kinh doanh, thu vén, làm giàu chính đáng thì tôi không bàn. Việc làm giàu bằng trí tuệ thì tôi khâm phục.
Nhưng việc làm giàu không phải do sức mình, ô tô nhà lầu không phải do trí tuệ của anh mà do anh lợi dụng chức quyền của mình, thì đó là điều đáng giận dữ. Thứ nhất, dân nhìn vào quan chức như thế sẽ nghĩ quan chức ai cũng vậy. Đó là nỗi buồn của người làm quan chức. Thứ hai, quan trọng hơn là dân sẽ mất lòng tin, mà khi dân không tin, thì nói dân không nghe. Hình ảnh người cán bộ trong dân không còn trong sáng, dân sẽ không còn tin chính quyền nữa.
Chuyện tủi thân thì không. Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân - Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi.
Tôi tin tiền bạc là thứ dễ kiếm nếu mất đi. Nhưng danh dự, nhân phẩm thì không. Nếu tôi không làm quan chức một cách ngay ngắn, con cháu tôi sau này sẽ phải chịu tiếng xấu cả đời. Tôi suy nghĩ như thế này: làm cha mẹ nếu không thể để lại cho con mình lòng tự hào,thì cũng đừng để lại tiếng xấu cho con cái. Mà trong đời mình tôi sợ nhất là con mình khinh mình. Đó là bi kịch.

Những đứa con là người biết rõ hơn ai hết cha nó là người ngay ngắn hay không. Tôi dạy con mình sống đàng hoàng, không được uống rượu, không được đánh bạc, thì tôi phải là tấm gương đã. Tôi không thể để con tôi về nói với tôi: ba ơi, ba dạy con như thế nhưng ba vẫn nhận tiền thiện hạ thì ba dạy con bằng cái gì?
Toàn lời khen chưa chắc đáng mừng
Trước khi đến gặp ông, tôi đã ở Hội An vài ngày và có thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ về ông trong mắt người dân Hội An. Cũng có nhiều ý kiến lắm: có người nói ông là người có trách nhiệm với Hội An; có người nói ông Bí thư Hội An tốt chứ chưa phải là có tài, đáng lẽ Hội An phải giàu hơn mới phải; có người chê ông dân dã quá. Họ muốn ông phải ăn mặc chỉn chu hơn, phải comple cà-vạt; có người khen ông là một ông quan thanh liêm - dù ông không thích từ này. Nhưng cũng có người nói họ không tin ông nghèo?
Nếu người dân khen tôi 70% hay khen 100%, đó chưa chắc đã phải là đáng mừng, mà có khi lại là nỗi lo. Vì họ không biết hết về mình. Và họ cũng kỳ vọng về mình nhiều quá, như vậy có thể tôi sẽ dễ làm họ thất vọng hơn.
Nếu dân chê tôi đúng, tôi sẽ điều chỉnh, nhưng tôi cũng biết tỉnh táo giữa những lời chê bai đó. Khen chê là câu chuyện đầy cảm tính. Tôi cho đó là chuyện bình thường. Dân có thể nghi tôi "giả chết", vì các ông cán bộ khác giàu, chẳng có lý do gì ông Sự không giàu. Nhiều bạn bè ở Sài Gòn về Hội An đến nhà chơi cũng không tin tôi nghèo.
Nhưng tôi cứ sống là mình. Tôi tin thời gian sẽ là câu trả lời rõ nhất. Có điều sẽ không ai dám nói là "ông Sự nhận tiền của tôi", vì chắc chắn tôi không làm thế để có điều tiếng đến họ.

Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Lan Hương

Và ông có dám thách thức ai đó tìm kiếm bằng chứng, nếu họ nghi ngờ ông có của chìm, của nổi?
Làm điều đó để làm gì? Tôi cho là người dân có quyền thắc mắc. Nếu tôi là dân tôi cũng có quyền thắc mắc về cuộc sống của ông quan chức nơi tôi sống. Những gì dân đặt dấu hỏi về mình là động lực để tôi sống, làm việc và răn mình sao cho để những dấu hỏi đó không còn tồn tại nữa.
Ông có nói cơ chế minh bạch của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Ông có ủng hộ việc công khai tài sản của quan chức với dân?
Tôi ủng hộ công khai, nhưng công khai không chưa đủ, phải cả minh bạch nữa.
Ông Sự công khai 5 lô đất. Nhưng tiền nào để mua 5 lô đất đó, đó chính là cái thực sự phải công khai, minh bạch. Hiện nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở kê khai. Chúng ta chưa xác minh được tài sản đó từ đâu ra, làm chưa tới...
Không có một cơ chế kiểm soát rõ ràng về vấn đề quyền lực, về minh bạch về tài sản thì sẽ tiếp tục còn tham nhũng. Còn cơ chế xin - cho thì cũng sẽ còn tham nhũng. Quyền lực và tiền bạc là thứ dễ khiến cho con người tha hoá hơn cả nếu chúng ta không có cách kiểm soát hiệu quả.
Nếu nói về tài sản của mình, ông có thể khẳng định gì?
Tôi ngẩng cao đầu nói rằng tôi không lợi dụng vị trí này, chức vụ nọ để thu lợi cá nhân. Tôi là lãnh đạo của Hội An, nhưng không hề có một tấc đất của thành phố. Đất đai tôi có là do cha mẹ để lại. Con cái tôi lấy vợ, làm nhà, cũng đều trên mảnh đất do ông bà để lại.
Ở Hội An có thể cấp đất cho người nghèo, cho gia đình chính sách, còn cán bộ muốn có nhà thì phải đi mua. Tôi cũng tự hào là dù không dám khẳng định 100%, nhưng ở Hội An, chuyện quan chức gây khó cho doanh nghiệp, cho người dân, chuyện tham ô, tham nhũng là rất hiếm và cá biệt.
Có khi nào ông đắn đo: mình chấp nhận du di một chút thôi, thì cuộc sống vật chất sẽ thoải mái hơn?
Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, năng lực, nhưng không khinh mình - đó là giàu.
Ở vị trí của mình, ông tâm niệm điều gì?
Tri kỷ - tri chỉ - tri túc. Biết mình là ai - biết giới hạn đến đâu là vừa - biết thế nào là đủ.
Và ông hạnh phúc....

Tôi trở về nhà mỗi ngày, biết rằng mọi quyết định mình đưa ra đều vì nghĩ đến lợi ích cho người dân Hội An; và biết rằng mình vẫn giữ được sự tôn kính trong lòng con cái.
Lan Hương(thực hiện)
------